Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ảnh hưởng đến việc tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 52)

hưởng đến việc tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/02/1950 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tháng 2/1968 tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau gần 29 năm hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập trở lại và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây bắc của thủ đô Hà Nội, tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km, nằm trong vùng lan

toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc là Hà Nội- Hải Phịng- Quảng Ninh. Do vị trí địa lý nên Vĩnh Phúc hình thành 03 vùng sinh thái rõ rệt là đồng bằng, trung du và miền núi thuận tiện cho sự phát triển Nông, lâm nghiệp, du lịch nhất là phát triển Công nghiệp và du lịch. Sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính tính đến năm 2009 Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên là 123.176,43 ha, dân số có 1.059.063 người. Dân tộc Kinh chiếm đa số, dân tộc thiểu số chỉ chiếm 2,7%. Về hành chính, tỉnh có 9 huyện, thành, thị trong đó 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện. Tồn tỉnh có 135 xã, phường, thị trấn. Là một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm kinh tế thấp nhưng sau hơn 10 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu quan trọng và tồn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh. Nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân 14,4%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực và phát triển bền vững. Sản xuất cơng nghiệp ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nhất là khu vực kinh tế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp tư nhân. Sản xuất nơng nghiệp đã có những chuyển biến quan trọng cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng. Trong cơ cấu kinh tế giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng tăng với nhịp độ khoảng 22,1% / năm; trong sản xuất nông, lâm nghiệp là 6,7%/ năm. Cơ cấu GDP của đại phương là công nghiệp- xây dựng 50,44%; dịch vụ 28,23%; nông lâm nghiệp thuỷ sản 21,33%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Từ một tỉnh thuần nông Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có cơ cấu cơng nghiệp- dịch vụ và nơng nghiệp là tỉnh xếp thứ 3 trên tồn miền bắc, là tỉnh xếp thứ 7 trên toàn quốc về giá trị sản xuất công nghiệp. Thu hút đầu tư trên địa bàn tăng mạnh. Tính đến năm 2011 Vĩnh Phúc đã có 530 dự án trong đó có 197 dựa án FDI, 333 dự án DDI với tổng số vốn đầu tư gần 03 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 96.000 lao động tạo ra giá trị sản xuất hơn 18.200 tỷ đồng.

Trên địa bàn đã quy hoạch 10 khu cơng nghiệp với tổng diện tích trên 3000 ha đón các nhà đầu tư. Việc kinh tế phát triển mạnh mẽ, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đã về đến cả những vùng nơng thơn đem lại khơng ít sự đổi thay cho tỉnh nhà. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực của cơ chế thị trường vẫn còn những vấn đề nổi cộm cần lưu ý. Một trong số đó là tình trạng tranh chấp đất đai đang có chiều hướng gia tăng. Giá đất leo thang "sốt đất” cục bộ diễn ra liên tục. Chỉ cần một con đường mới mở, một dự án phát triển công nghiệp chuẩn bị được triển khai giá đất khu vực đó tăng lên gấp chục lần, người nông dân đua nhau đổi đời bằng cách chuyển nhượng đất. Thực tế có những thửa đất trước đây khơng có giá trị nhưng đến nay lại trở thành tâm điểm của sự chú ý. Các tranh chấp xảy ra ở các địa phương có tính chất, nội dung, mức độ rất khác nhau trong đó tranh chấp cá nhân xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân trong nội bộ gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa hộ gia đình với tập thể, chính quyền cơ sở là chủ yếu. Thời kỳ đầu của những năm mới tái lập tỉnh tình hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp các tranh chấp xảy ra nhiều ở vùng đô thị, vùng ven đô thị, thị trấn, vùng nông thôn nằm trong quy hoặc để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khu đô thị mới theo quy hoặc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên…Tuy nhiên đến nay các tranh chấp diễn ra ngày càng phức tạp hơn, tính chất căng thẳng và quyết liệt hơn, các công dân đi khiếu kiện đề nghị giải quyết về đất đai ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều cơ quan gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự cơng cộng, an ninh nông thôn. Trong tổng số các vụ việc về tranh chấp được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền thì tranh chấp về đất đai chiếm 85% đặc biệt là ở những địa bàn giá đất chuyển nhượng cao, chênh lệch nhiều so với giá quy định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w