Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 101 - 103)

Y án Sửa 1 phần Sửa

3.2.2. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng

nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong cả nước cũng như ở Vĩnh Phúc

Trong phạm vi nghiên cứu, giải quyết các vụ án từ năm 2006 đến 2011. Trước đây giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Với đòi hỏi thực tế về Luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, ngày 15 tháng 6 năm 2004 tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khoá XI nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhìn chung, Bộ luật Tố tụng dân sự đã hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung được một phần cơ bản những thiếu sót về tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, HN và GĐ.

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự mới có hiệu lực và đến nay đã được vận dụng trong giải quyết các vụ án dân sự trong đó có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy một số quy phạm vẫn mang nội dung kế thừa pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, gây khó khăn trong q trình ADPL giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

- Bộ luật Tố tụng dân sự cần thiết phải bổ sung thêm thẩm quyền cho Hội đồng xét xử phúc thẩm.

Sửa bản án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cấp sơ thẩm là một trong những thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm được quy định tại Khoản 2, Điều 275 và quy định chi tiết tại Điều 276 Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc tồn bộ bản án sơ thẩm nếu Tịa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp, nếu bản án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật như xác định chưa chính xác quan hệ pháp luật, Tịa án tính sai mức bồi thường trường hợp tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vơ hiệu, tính sai án phí… Như vậy, q trình thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, nhưng cấp phúc thẩm có thể bổ sung được. Thì sẽ bị Tịa án cấp phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm bằng một bản án phúc thẩm, không nhất thiết phải huỷ án sơ thẩm.

- Bộ luật Tố tụng dân sự cần có những chế định về nguyên tắc tranh tụng.

Tranh tụng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong giải quyết, xét xử các vụ án nói chung và các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng. Bởi qua việc tranh tụng giữa các đương sự tại phiên tòa càng làm rõ hơn các tình tiết khách quan của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử đánh giá chính xác, tồn diện chứng cứ và đưa ra phán quyết chính xác. Chính bởi tính quan trọng của nguyên tắc này mà Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa.

Ngồi ra, cần tiếp tục hồn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như: Mức thu, chi tiền định giá tài sản, tiền

giám định… và quy định cụ thể các cơ quan chuyên môn quản lý đất đai phải phối kết hợp với Tòa án trong quá trình cung cấp chứng cứ để giải quyết vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Luật đất đai cần hoàn thiện các quy định như sau:

Trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục hành chính, cịn lại đề nghị tất cả các tranh chấp liên quan đến đất đai đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Khơng phân biệt có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 điều 50 hay khơng hoặc có hay khơng có tài sản trên đất. Có như vậy mới bảo đảm nguyên tắc thống nhất về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, tránh sự trồng chéo.

Việc hoà giải về tranh chấp đất đai nên quy định là khuyến khích như quy định về hơn nhân và gia đình. Khơng quy định là bắt buộc phải hoà giải theo quy định tại điều 135 Luật Đất đai như hiện nay. Bởi lẽ, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể có thể khởi kiện thẳng đến Tồ án, khơng phải giải quyết qua nhiều cấp, tiết kiệm thời gian, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích bị vi phạm.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w