Những hạn chế

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 75)

Y án Sửa 1 phần Sửa

2.2.2.1. Những hạn chế

* Những hạn chế về ADPL trong các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ngành TAND tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến 2011 thấy rằng, ngành TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đã triển khai ADPL và giải quyết một số lượng các vụ án tương đối lớn, nhìn chung đã thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật, thơng qua q trình ADPL giải quyết những tranh chấp phát sinh trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, giải quyết rứt điểm những bất đồng trong nội bộ nhân dân, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận của ngành TAND tỉnh Vĩnh Phúc, thì qua cơng tác kiểm tra giám đốc các vụ án và hoạt động xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh cũng đã phát hiện những thiếu sót về ADPL trong quá trình đình chỉ, tạm đình chỉ trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đối với ADPL, đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án cịn có những thiếu sót như có những vụ căn cứ tạm đình chỉ chưa chính xác, khi hết lý do tạm đình chỉ việc thụ lý lại giải quyết cịn chậm trễ. Đối với trường hợp đình chỉ có vụ cịn khơng đủ căn cứ như sau hai lần triệu tập nguyên đơn khơng có mặt tại Tịa án, lại khơng tiến hành xác minh việc ngun đơn có nhận được giấy triệu tập hợp lệ hay chưa mà đã ra quyết định đình chỉ là khơng chính xác và

có một số vụ án đình chỉ việc xử lý án phí gặp nhiều khó khăn do quy định của pháp luật chưa sát thực tế, làm khó khăn cho cơng tác hịa giải.

Ví dụ: Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi xét xử sơ thẩm vụ án có kháng cáo nhưng tại phiên tịa phúc thẩm, sau khi hòa giải các đương sự tự nguyện khơng u cầu Tịa án giải quyết vụ án, nguyên đơn xin rút đơn khởi kiện, bị đơn cũng chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Theo quy định tại điều 269 BLTTDS thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và các đương sự phải chịu án phí theo quyết định của cấp sơ thẩm và chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong các trường hợp hòa giải thành các đương sự đều có thiện chí hướng đến giải quyết các tranh chấp với nhau, nhưng trong trường hợp này cũng ảnh hưởng một phần từ kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ cịn nhiều thiếu sót, kết quả thu thập chứng cứ đơi khi chưa đáp ứng được yêu cầu như nội dung, chất lượng, biên bản, lấy lời khai, có những vụ án cịn ghi sơ sài chưa phản ánh hết những tình tiết khách quan của nội dung vụ án cần thu thập chứng cứ. Việc thu thập chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án cịn chưa đầy đủ, có những tình tiết cần làm rõ nhưng chưa được xác minh. Đặc biệt là đối với vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, UBND có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, tuy vậy các đương sự tranh chấp về q trình thanh tốn hoặc một bên cho rằng chữ ký trong hợp đồng là giả mạo hoặc chưa đầy đủ. Trường hợp này Toà án phải xác minh qua cơ quan chuyên môn quản lý đất đai hoặc tiến hành giám định theo thủ tục chung, nhưng một số vụ án chưa tuân thủ các thủ tục này. Với kết quả thu thập chứng cứ vụ án không đầy đủ, do vậy việc phân tích đánh giá chứng cứ khơng tồn diện đã làm ảnh hưởng đến q trình hịa giải thành. Bên cạnh chất lượng thu thập chứng cứ vụ án hạn chế, thì việc hịa giải cũng chưa đáp ứng được nhu cầu địi hỏi của thực tế

như trong q trình hịa giải Thẩm phán chưa nắm chắc được nội dung hồ sơ vụ án, việc giải thích pháp luật cịn sơ sài, khả năng động viên, hòa giải, thuyết phục các đương sự hướng đến giải quyết tranh chấp của một số Thẩm phán còn hạn chế. Do đó, kết quả hịa giải chưa đạt được kết quả cao.

* Những hạn chế về ADPL trong trường hợp đưa vụ án ra xét xử giải quyết vụ án bằng bản án:

- Những hạn chế về ADPL trong hoạt động xét xử các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của TAND cấp huyện:

Những vụ án dân sự tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm có số lượng lớn hơn so với Toà án tỉnh, Thẩm phán cấp huyện thường không chuyên trách một loại án như Thẩm phán cấp tỉnh, mà thường xử tất cả các loại án, hoạt động ADPL đối với các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở giai đoạn này có những hạn chế thường mắc phải như trong các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ, cơng nhận hịa giải thành đã nêu ở trên.

Hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cấp huyện, ngoài việc chịu ảnh hưởng những hạn chế của q trình thu thập chứng cứ vụ án, cịn có những thiếu sót trong việc nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, dẫn đến q trình phân tích đánh giá chứng cứ chưa chính xác, khơng hiểu đúng tinh thần các quy định pháp luật để giải quyết vụ án, việc xác định tư cách tố tụng chưa đúng hoặc chưa đầy đủ, chính xác dẫn đến việc triệu tập những người tham gia tố tụng chưa đầy đủ, có vụ án đưa ra xét xử còn vi phạm về thời hạn tố tụng, việc lựa chọn QPPL có khi cịn chưa chính xác, viện dẫn các điều luật còn chưa đầy đủ, do bản án được dự thảo trước nên khơng có nhiều thời gian chỉnh lý lại bản án tại phòng nghị án, chưa phản ánh đầy đủ những diễn biến tại phiên tịa, nội dung bản án chưa ngắn gọn, xúc tích, nội dung phần quyết định đôi khi chưa rõ ràng, đặc biệt trong phần quyết định của bản án tranh

chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa rõ ràng trong khi tuyên mốc giới sử dụng đất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu chưa cụ thể…Việc tống đạt quyết định của bản án cho đương sự còn chưa đúng theo quy định của pháp luật, cấp bản án, trích lục án còn chậm. Những vấn đề hạn chế nêu trên là nguyên nhân dẫn đến các vụ án cấp sơ thẩm bị sửa, hủy, thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các đương sự. Như vậy, hoạt động ADPL trong xét xử các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Tịa án huyện có nhiều hạn chế, có thể xác định những hạn chế cơ bản như sau:

- Hạn chế trong việc thụ lý, thu thập chứng cứ vụ án chưa đầy đủ, cịn có vi phạm thủ tục tố tụng trong hoạt động thu thập chứng cứ.

Ví dụ: Trong q trình thu thập chứng cứ giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Toà án tiến hành định giá quyền sử dụng đất, trong khi đó khơng có đơn đề nghị định giá của đương sự là vi phạm thủ tục tố tụng quy định tại điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự. Hoặc có vụ án cần phải thu thập chứng cứ liên quan đến hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất tại Phịng Tài ngun và Mơi trường để có căn cứ xác định tính chính xác của các chứng cứ mà đương sự cung cấp, Tồ án khơng tiến hành thủ tục này, do vậy việc thu thập chứng cứ là chưa đầy đủ…

- Hạn chế trong nghiên cứu hồ sơ đánh giá các chứng cứ tình tiết có liên quan đến vụ án.

Ví dụ: Trong vụ án Ngun đơn có đơn khởi kiện đề nghị Tồ án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, do hợp đồng không tn thủ về trình tự Cơng chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật dân sự. Nhưng trong quá trình thu thập chứng cứ, Thẩm phán không xem xét đến thủ tục Cơng chứng, chứng thực tại Cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc tại tổ chức hành nghề Công chứng, dẫn đến đánh giá chứng cứ trong vụ án khơng khách quan, mà mang ý trí chủ quan của Thẩm phán, vì đây là điều

kiện quan trọng để xem xét điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại điều 689 Bộ luật dân sự…

- Hạn chế trong điều hành phiên tịa xét xử, q trình thẩm vấn tại phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa và nghị án.

Ví dụ: Khi xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi Thẩm phán thực hiện xong phần thủ tục bắt đầu phiên toà, chuyển sang thủ tục hỏi tại phiên tồ, Thẩm phán khơng hỏi Ngun đơn có thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện hay không là vi phạm thủ tục tố tụng quy định tại điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự…

- Hạn chế trong việc lựa chọn, phân tích nội dung của các QPPL và ADPL chưa chính xác.

Ví dụ: Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vơ hiệu về hình thức hợp đồng, Tồ án khơng áp dụng điều 689 Bộ luật dân sự là thiếu sót trong việc ADPL…

- Hạn chế về công tác soạn thảo và ban hành bản án, các từ ngữ ghi trong quyết định chưa được chính xác, rõ ràng.

Ví dụ: Trường hợp Tồ án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các đương sự là hợp pháp. Nếu trong quyết định của bản án chỉ tuyên: "Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa

Nguyễn văn A và Nguyễn văn B…” là chưa đầy đủ, chính xác, rõ ràng. Mà

phải tuyên đầy đủ: "Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

giữa Nguyễn văn A và Nguyễn văn B theo hợp đồng số…, ngày…, tháng..., năm...; Giao cho Nguyễn văn A được sử dụng thửa đất số…, tờ bản đồ số… tại…, diện tích…m2, có các chiều…, phía Bắc giáp…”

Những hạn chế nêu trên đã thể hiện qua kết quả xét xử phúc thẩm, thông qua số liệu về kết quả xét xử phúc thẩm thể hiện tại các bảng thống kê số liệu về tỷ lệ án bị hủy sửa do ADPL chưa đúng của một số Thẩm phán. Qua công tác xét xử phúc thẩm và giám đốc các vụ án đã phát hiện và sửa

chữa những sai sót trong quá trình ADPL của TAND cấp huyện từ thụ lý, thu thập chứng cứ, đến giai đoạn xét xử. Đối với các vụ án cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, chưa phản ánh khách quan nội dung vụ án hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đã bị cấp phúc thẩm huỷ án để giải quyết theo thủ tục chung.

+ Những hạn chế về ADPL trong hoạt động xét xử các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của TAND tỉnh Vĩnh Phúc:

Việc ADPL trong hoạt động xét xử ở cấp tỉnh đối với các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, số lượng các vụ án sơ thẩm ở cấp tỉnh thường ít hơn số lượng các vụ án ở cấp huyện. Với số lượng các vụ án ít, hơn nữa đội ngũ Thẩm phán tỉnh thường là chuyên trách, có bề dày kinh nghiệm về chuyên môn và thực tiễn xét xử, do vậy những hạn chế về ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm ở cấp tỉnh là không đáng kể. Đối với việc ADPL trong xét xử các vụ án phúc thẩm và các vụ án giám đốc thẩm có một số hạn chế nhưng chỉ tồn tại ở một vài bản án, cụ thể như sau: nội dung vụ án thường sao gần như nguyên của án sơ thẩm, phần nhận định thường nêu chung chung, chưa chỉ ra những thiếu sót cụ thể để Tịa án cấp huyện dễ dàng khắc phục, kết quả phúc thẩm, giám đốc thẩm và những hồ sơ án hủy chuyển về cấp sơ thẩm còn chậm.

Như vậy, những hạn chế ADPL của TAND tỉnh Vĩnh Phúc và TAND cấp huyện trong xét xử các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở các cấp như đã nêu, cần khắc phục và rút kinh nghiệm để hoạt động ADPL trong xét xử các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w