Các giai đoạn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một quá trình phức tạp cần tuân thủ các trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Mặt khác, áp dụng một cách chính xác các quy định pháp luật Dân sự, Đất đai tương ứng với từng quan hệ tranh chấp trong từng vụ án cụ thể.

Áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng của TAND, là sự biểu hiện cụ thể của ADPL nói chung. Do tính đa dạng của tranh chấp về Dân sự như bên nào cũng khẳng định và cho rằng mình đúng, bên nào cũng muốn chứng minh cho quan điểm của mình cùng những quy định về thủ tục tố tụng khi giải quyết các vụ án do pháp luật quy định, nên ADPL trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các giai đoạn sau:

Một là, phân tích những tình tiết khách quan của vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm rõ các đặc trưng pháp lý của vụ án:

Đây là hoạt động đầu tiên trong các giai đoạn ADPL, để giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong hoạt động này, Tòa án phải xác định loại việc, thẩm quyền thuộc Tịa án cấp nào giải quyết, hoặc thơng báo cho các đương sự quyền được lựa chọn Tòa án. Do vậy, khi thụ lý vụ án cần thu thập các thông tin liên quan đến vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tư cách pháp nhân của các đương sự, thời hiệu để giải quyết, thủ tục hoà giải tại UBND xã (phường)

theo quy định của Luật Đất đai và các giấy tờ khác có liên quan để xác định thẩm quyền giải quyết của Tồ án.

Để phân tích các tình tiết khách quan của vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải tiến hành thu thập chứng cứ, xác minh làm rõ nội dung vụ án. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt và nghĩa vụ chứng minh của các bên đương sự tự xuất trình chứng cứ, nếu các đương sự không đưa ra được chứng cứ hoặc khơng đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc khơng chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó. Tịa án chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ và có đơn yêu cầu thu thập chứng cứ. Song các đương sự phải chứng minh được việc họ đã tự thu thập chứng cứ nhưng khơng có kết quả. Đây là một nguyên tắc tiến bộ trong q trình lập pháp ở nước ta, nó phù hợp với xu thế chung của thế giới và của Việt Nam trong quá trình hội nhập tránh tình trạng đương sự ỷ lại, đẩy nghĩa vụ chứng minh của mình sang Tịa án. Các đương sự tự thỏa thuận được các tranh chấp trong quan hệ dân sự.

Trên cơ sở kết quả thu thập chứng cứ của vụ án, chủ thể ADPL phân tích những tình tiết khách quan của vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, làm rõ các đặc trưng pháp lý của vụ án để tiến hành các bước tiếp theo để giải quyết vụ án đó.

Hai là, lựa chọn các QPPL về dân sự, các QPPL Đất đai và về tố tụng dân sự tương ứng để giải quyết vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Nói chung việc lựa chọn QPPL để ADPL được tiến hành theo ý chí đơn phương của Tồ án có thẩm quyền, khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng, điều này được thể hiện rất rõ đối với việc ADPL trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Song có một số trường hợp có thể trong khi giải quyết vụ án các đương sự có thể thực hiện quyền của mình theo pháp luật quy định sẽ thay đổi quan điểm, thay đổi yêu cầu, nên dẫn đến vụ án không phải đưa ra xét xử mà có thể ra một trong

các quyết định theo hướng khác phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể bị ADPL, nhưng lựa chọn các QPPL vẫn là do cơ quan Toà án.

Ba là, làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung của QPPL Dân sự, Đất đai và các QPPL khác khi đưa ra áp dụng đối với vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đây là quá trình vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là các tri thức pháp lý để làm sáng tỏ tư tưởng nội dung các quy phạm liên quan đến lĩnh vực Dân sự, Đất dai. Giai đoạn này của quá trình ADPL nhằm nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của QPPL đưa ra áp dụng, để giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc ADPL phải thơng qua người có thẩm quyền khi ADPL là Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử.

Bốn là, ban hành văn bản giải quyết vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đây là giai đoạn thể hiện kết quả của ba giai đoạn trên, ở giai đoạn này Tịa án có thẩm quyền ra quyết định hoặc bản án để quy định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự đang có tranh chấp trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Văn bản ADPL này thể hiện rất rõ năng lực, trình độ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử khi ADPL. Bởi vì, trong giai đoạn này các phán quyết cuối cùng mang tính pháp lý, phán quyết này chính là việc vận dụng các quy định pháp luật về lĩnh vực Dân sự, Đất đai để giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Quyết định ADPL phải phù hợp với QPPL đưa ra áp dụng chứ khơng thể xuất phát từ ý chí chủ quan hoặc tình cảm cá nhân của người có thẩm quyền, nội dung quyết định của bản án phải rõ ràng, chính xác.

Năm là: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật, theo đó trong giai đoạn này cần tiến hành các hoạt động bảo đảm cho việc thực hiện

đúng đắn, đầy đủ các văn bản áp dụng pháp luật. Đồng thời cần tiến hành kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm cho các Văn bản áp dụng pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w