Yêu cầu đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn kết hợp với cải cách hành chính ở xã trong tiến trình xây dựng nơng thơn mớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 28)

Nói tới dân chủ ở nơng thơn là nói tới dân chủ của một cộng đồng xã hội rộng lớn ở nơng thơn nước ta nói chung và nơng thơn các xã ở huyện Quảng Xương nói riêng. Dân chủ ở nơng thôn hiện nay phải hướng vào mục tiêu XDNTM, dân chủ cả trong kinh tế và trong chính trị, để giải quyết vấn đề thiết thân nhất của nông thơn hiện nay là có việc làm ổn định “ly nơng bất ly hương”. Có điều kiện để phát triển sản xuất, có đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, được sống trong môi trường xã hội nông thôn theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống bình yên, lành mạnh, để phát huy được những khả năng sáng tạo; được quyền chủ động và tích cực tham gia các cơng việc trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh tế, văn hố, xã hội... và

thực sự có quyền lựa chọn những người đại diện cho mình tham gia vào các cơ quan quyền lực của nhân dân.

Thực tiễn và kinh nghiệm trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới trong thời gian qua, nhất là việc thực hiện chủ trương XDNTM trong thời gian gần đây ở các xã trong huyện Quảng Xương cho thấy: Những kết quả đạt được trong quá trình quản lý, điều hành của UBND xã trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong việc đẩy mạnh CNH nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tạo lập được một mơi trường ổn định tích cực, lành mạnh ở từng thơn xóm, đến tồn xã, tạo ra được sự đồng thuận, đồn kết nhất trí cao ở từng cộng đồng dân cư theo Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Những việc làm được minh chứng đó là: Bằng thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong vận động đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng như: đường, điện, trường, trạm, nhà văn hóa thơn, nhà văn hóa xã… Nơng dân tham gia đóng góp quy hoạch XDNTM, đến việc thực hiện đổi điền dồn thửa, góp đất, hiến đất đã tạo ra những “cánh đồng mẫu” để phát triển KTXH…đều được quyết định thực hiện đạt hiệu quả cao trên thực tế bởi việc thực hiện dân chủ ở nông thôn tốt. Để tiếp tục phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra trong phát triển tồn diện nói chung, đạt mục tiêu XDNTM theo từng giai đoạn cần phải tiếp tục thực hiện dân chủ rộng rãi, mở rộng dân chủ trực tiếp, đảm bảo cho người nơng dân thực sự là người làm chủ, có quyền làm chủ, có năng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ làm chủ. Do đó, hoạt động của UBND xã phải đảm bảo các điều kiện cho mỗi người dân thực hiện các quyền làm chủ của mình; đồn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội trong xã để thực hiện mục tiêu dân chủ...

Chương trình Quốc gia về cải cách hành chính (CCHC) được xem là một giải pháp mang tính tiền đề quan trọng nhằm mở rộng mối quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa người nơng dân với hệ thống các cơ quan cơng quyền và thơng qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã trong việc thực hiện

chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi lãnh thổ và tổ chức cung ứng dịch vụ công. Chương trình CCHC địi hỏi UBND xã phải đáp ứng được yêu cầu sau:

Thể hiện đầy đủ quyền và hiệu lực hành pháp và phục vụ cho quyền lực chính trị; là một bộ phận của hệ thống hành chính thống nhất, mạnh mẽ thơng suốt có hiệu lực; tổ chức khoa học và phải phù hợp, xuất phát từ những đặc điểm, điều kiện cụ thể của nông thôn Việt Nam; tổ chức và hoạt động theo pháp luật; quy định rành mạch rõ ràng quyền và nghĩa vụ, thẩm quyền và trách nhiệm; đồng thời phải được bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết trong hoạt động để thực hiện tốt nhiệm vụ; có đội ngũ CBCC được đào tạo cơ bản, có đủ năng lực và thành thạo nghề nghiệp, tận tụy biết tơn trọng kỷ luật, có trách nhiệm và hiệu suất cơng việc cao, được hưởng chế độ hợp lý; bộ máy hoạt động theo quy chế và nề nếp chính quy, khơng cửa quyền, phiền hà, trì trệ.

Mọi hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói chung, UBND xã nói riêng vận động theo hướng đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia theo phân cấp quản lý, cơng khai hố các thủ tục quản lý hành chính theo pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn vừa là yêu cầu vừa là điều kiện bảo đảm cho hiệu quả hoạt động quản lý điều hành của UBND xã, xây dựng nền hành chính “sạch” ở nơng thơn cũng chính là đẩy nhanh tiến trình XDNTM ở các xã trong huyện Quảng Xương nói riêng, trên địa bàn cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w