Xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 104)

- CC chuyên môn UBND

3.2.8. Xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã

Quy chế là những quy định (quy ước) về nguyên tắc, thẩm quyền, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết cơng việc, mối quan hệ cơng tác…của tổ chức, cơ quan đơn vị.

Xây dựng quy chế hoạt động (làm việc) của UBND xã phải thể hiện được các chương, điều, nội dung các chương, điều phải bao quát được tất cả các hoạt động quản lý điều hành của UBND xã, CT UBND xã, PCT UBND và các thành viên UBND xã, CBCC UBND xã, cán bộ bán chuyên trách ở xã,

cán bộ thơn, xóm. Đồng thời phù hợp với đặc thù quản lý, đặc điểm cụ thể vùng, miền từng đơn vị xã.

Cụ thể là, quy chế hoạt động của UBND xã phải xác định phạm vi và đối tượng điều chỉnh; nguyên tắc làm việc; trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của CT, PCT, các thành viên UBND xã, cơng chức xã, cán bộ khơng chun trách, trưởng thơn, xóm; Trong quan hệ công tác, phải xây dựng được mối quan hệ giữa UBND xã với UBND huyện, cơ quan chuyên môn cấp huyện; Quan hệ với Đảng ủy, HĐND, MTTQ và các đoàn thể trong xã, quan hệ giữa UBND xã với trưởng thơn, xóm; xây dựng được chế độ hội họp, làm việc của UBND xã, phương pháp giải quyết công việc của UBND xã, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Phối hợp giữa UBND xã với thanh tra nhân dân; Quản lý soạn thảo và thông qua văn bản của UBND,

Thực hiện quy chế làm việc của UBND xã là việc các đối tượng có liên quan đến quy chế làm việc của UBND xã phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết cơng việc và quan hệ công tác.

Để tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động của UBND xã cần phải thực hiện tốt những nội dung sau:

Một là: Tổ chức học tập, quán triệt bản quy chế hoạt động của UBND xã

cho đội ngũ CBCC và cán bộ chun trách, các trưởng thơn, xóm là những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế. Làm cho mọi CBCC, cán bộ bán chuyên trách và trưởng thơn, xóm hiểu rõ những nội dung cụ thể của quy chế, xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, phạm vi, thẩm quyền của từng đối tượng, mối quan hệ cơng tác của từng vị trí đảm nhiệm mà quy chế quy định.

Hai là: Tổ chức thực hiện quy chế:

Việc tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của UBND xã là bước hết sức quan trọng có liên quan đến hiệu quả hoạt động của bộ máy UBND xã, liên quan đến chất lượng công tác của từng CBCC UBND xã. Do đó, và trước hết

là CT UBND, các PCT UBND, thành viên UBND, phải gương mẫu thực hiện, từ việc chấp hành thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần; mỗi CBCC xây dựng chương trình làm việc cá nhân khoa học. Tuy nhiên, ở xã do đặc thù tâm lý làng xã, họ hàng khơng tránh khỏi được những quan hệ tình cảm. Nhưng cần phải có ranh giới rõ ràng, trong xử xự không cứng nhắc nhưng phải tận tình, chu đáo để mọi đối tượng đến quan hệ phải thực hiện quy chế đề ra.

Ba là: Hàng tháng, quý, 6 tháng và kết thúc năm phải đánh giá được kết quả thực hiện quy chế, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, đề ra hướng khắc phục cho năm tiếp theo. Theo đó mỗi cán bộ thuộc đối tượng điều chỉnh của quy chế phải tự phê bình và phê bình việc chấp hành quy chế của cá nhân, nêu rõ những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và hướng khắc phục để thực hiện tốt hơn trong năm sau.

Bốn là: Thực hiện khen thưởng kịp thời đối với những bộ phận trong

UBND (các khối của UBND) các cá nhân thực hiện tốt quy chế hoạt động của UBND xã.

Đồng thời nghiêm túc xử lý những bộ phận CBCC UBND xã thực hiện khơng tốt quy chế, có những hình thức xử lý khác nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ, kết hợp với phương pháp tư tưởng để nhắc nhở, phê bình cho phù hợp vừa có tính răn đe, vừa có tính giáo dục thuyết phục, để mỗi CBCC tự giác thực hiện quy chế hoạt động của UBND xã có kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 104)