Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

- CC chuyên môn UBND

2.3.1. Những hạn chế

- Quy hoạch, quản lý và điều hành thực hiện theo quy hoạch ở giai đoạn 2006-2010 còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém đó là: Chất lượng quy hoạch cịn bất cập, tính dự báo quy hoạch chưa cao, nội dung quy hoạch chưa đầy đủ, quy hoạch chưa mang tính tổng thể, quy hoạch theo phong trào, dẫn đến hệ lụy là một số “dự án treo”, triển khai chậm; nguồn vốn đầu tư lãng phí “kép” tức là nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhưng chậm hoàn thành đưa vào sử dụng, diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang phát triển cụm tiểu thủ công nghiệp nhiều năm để khơng, trong khi đó dân thiếu đất sản xuất. Theo báo cáo kiểm tra của Phịng Tài ngun mơi trường huyện tính đến tháng 6 năm 2012 Huyện Quảng Xương có 39,44ha diện tích cấp cho các dự án từ năm 2004 đến nay nhưng chưa đưa vào sử dụng. Một số xã quản lý và điều hành chưa đúng quy hoạch, nhiều xã chưa lập được quy hoạch các khu dân cư dẫn đến tình trạng xây dựng nhà ở trong nơng thơn rất tuỳ tiện khơng có sự quản lý, một số xã quy hoạch không căn cứ vào nhu cầu, mà chủ yếu quy hoạch để thu tiền cấp quyền sử dụng đất làm tăng ngân sách, dẫn đến một diện tích đất nơng nghiệp đã chuyển mục đích thành “đất ở” nhưng khơng làm nhà, gây lãng phí lớn về đất sản xuất nơng nghiệp. Quy hoạch chợ nông thôn cũng theo “phong trào” khơng tn theo quy luật hình thành chợ, dẫn đến một số chợ xây dựng xong bỏ không hoặc phát huy tác động thấp gây lãng phí lớn... Quy hoạch chi tiết theo tiêu chí NTM cịn khó khăn, lúng túng.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên phù hợp với kết quả phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy, có 152 ý kiến = 22,3%, đánh giá chất lượng quy hoạch và thực hiện quy hoạch giai đoạn 2006-2010 là yếu kém.

- Công tác đầu tư xây dựng kết cấu HTKTXH chưa thực sự đáp ứng điều kiện cần thiết để tạo bước đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng sản xuất hàng hố, xố đói giảm nghèo và chuyển đổi bộ mặt nơng thơn theo tiêu chí NTM. Đầu tư kết cấu hạ tầng cho giáo dục chưa đồng bộ theo hướng chuẩn quốc gia. Hệ thống trường mầm non mức đầu tư còn thấp. Hệ thống trạm y tế chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ. Trụ sở làm việc của hệ thống chính trị ở xã cịn thiếu đồng bộ nhất là trang thiết bị, phòng làm việc phục vụ CCHC “chuẩn” theo cơ chế “một cửa” mới đạt khoảng 60%. Điểm bưu điện văn hoá xã chưa phát huy tác dụng tốt. Việc phát triển thư viện xã diễn ra rất chậm. Năm 2012 mới có 10% số xã có thư viện. Nhà ở dân cư thiếu quy hoạch, thiếu hướng dẫn xây dựng, hầu hết không cấp phép xây dựng. Xây dựng tùy tiện, thiên về thực dụng, tư hữu, phô trương, chắp vá, khơng có thiết kế.

Minh chứng cho những hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu về thực hiện tiêu chí trong quản lý và điều hành phát triển HTKTXH của UBND các xã từ năm 2006-2012 cho thấy: Số ý kiến trả lời về hiệu quả quản lý, khai thác các nguồn lực phát triển HTKTXH có 107 ý kiến bằng 15,7% cho là thực hiện trung bình, 84 ý kiến bằng 12,3% cho là thực hiện yếu kém; phát triển hệ thống giao thơng nơng thơn, thuỷ lợi nội đồng có 112 ý kiến bằng 16,3% cho là thực hiện trung bình, 78 ý kiến bằng 11,3% thực hiện yếu kém. Đặc biệt đánh giá về chất lượng quy hoạch, cấp phép xây dựng nhà ở dân cư nơng thơn chỉ có 187 ý kiến bằng 27,7% cho là thực hiện tốt, có tới 329 ý kiến bằng 48,7% khẳng định thực hiện yếu kém.

- Trong quản lý và điều hành của UBND xã, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường còn lúng túng hoặc “can thiệp sâu” hoặc là “thả nổi” cho người

dân tự do “bươn chải” diễn ra ở một số đơn vị. Do đó, cơ cấu kinh tế nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm. Nền kinh tế ở các xã và trong tồn huyện chưa thốt khỏi tình trạng thuần nơng, tỉ xuất hàng hóa thấp, chưa phát huy được lợi thế của từng vùng kinh tế. Sản xuất vẫn còn phân tán việc tổ chức khai thác tài nguyên đất đai đạt hiệu quả chưa cao. Việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, năng xuất cây trồng vật nuôi chưa cao, chưa tạo ra khối hàng hố lớn, tính cạnh tranh hàng hố thấp. Đàn gia súc gia cầm biến động lên xuống không đều. Nuôi trồng thủy sản mặn, lợ đang ở mức ổn định, chưa có bước đột phá về năng xuất và sản lượng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Tỉ trọng sản xuất công nghiệp thấp, nhiều ngành nghề truyền thống chưa được khôi phục, nghề mới chưa được phát triển. Doanh nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, số doanh nghiệp hiện có chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Ngành dịch vụ du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh ở các xã ven biển, ven thành phố, có đường giao thơng thuận lợi. Một số cụm dịch vụ du lịch Tiên Trang xã Quảng Lợi; du lịch Nam Sầm Sơn triển khai quá chậm. Thị trường nông thôn chậm phát triển. Kinh tế tư nhân chủ yếu vẫn là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, khả năng tích lũy cho đầu tư lớn chưa cao.

Theo kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về những hạn chế, yếu kém trong quản lý và điều hành của UBND xã thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất phát triển kinh tế cho thấy có 116 ý kiến bằng 17,3% thực hiện yếu kém, có 162 ý kiến bằng 23,5% đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn yếu kém; về phát triển kinh tế hàng hố có 343 ý kiến bằng 49.7% cho là thực hiện tốt, có 167 ý kiến bằng 24,2% thực hiện yếu kém, về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có 139 ý kiến bằng 20,4% thực hiện yếu kém.

- Trường đạt chuẩn Quốc gia, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, làng văn hoá, xã văn hoá vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra hàng năm, nhất là chất lượng làng văn hố cịn thấp, quản lý việc thực hiện, chấp hành các quyết định về nếp sống

văn hoá trong việc cưới, việc tang, lễ hội chưa nghiêm túc. Điều hành trong đào tạo nghề cho người lao động, chuyển đổi nghề. Công tác quản lý, điều hành của UBND xã về môi trường, việc phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, vẫn còn đơn vị bng lỏng vai trị quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường, tư tưởng trơng chờ, ỷ lại cho đó là việc của ngành chức năng.

Những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành của UBND xã thực hiện tiêu chí về phát triển VHXHMT cho thấy: Về quản lý giáo dục trong xã chỉ có 310 ý kiến bằng 45,9% cho là thực hiện tốt, có 153 phiếu bằng 22,6% thực hiện yếu kém, quản lý tài ngun mơi trường trong xã chỉ có 302 ý kiến bằng 44,1% cho là thực hiện tốt, có 199 ý kiến bằng 29% cho là thực hiện yếu kém, đào tạo nghề chỉ có 258 ý kiến bằng 37,6% cho là thực hiện tốt, có 295 ý kiến bằng 42,9% thực hiện yếu kém, giải quyết việc làm cho lao động chỉ có 256 ý kiến bằng 37,9 % thực hiện tốt, có tới 265 ý kiến bằng 39,3% thực hiện yếu kém, cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội có 186 ý kiến bằng 27,1% cho là thực hiện yếu kém.

- Chất lượng giáo dục QPAN, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Công tác nắm tình hình, dự báo tình hình, báo cáo tình hình lên cấp trên ở một số xã có lúc, có việc chưa kịp thời. UBND một số xã chưa thể hiện hết vai trị trong quản lí nhà nước về ANTT. Ở một số xã việc chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cơng tác giữ gìn ANTT chưa thường xun; sự phối kết hợp với các ngành, đoàn thể ở một số đơn vị chưa đồng bộ; công tác tuyển chọn lực lượng an ninh cơ sở ở một số đơn vị còn yếu, một số vụ việc chưa được giải quyết kịp thời, thiếu cương quyết, tình trạng đánh bạc, lơ, đề, trộm cắp chưa được ngăn chặn kịp thời.

Số ý kiến đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ ANTT còn yếu kém với tỉ lệ cao (176 ý kiến bằng 25,6%). Điều này cho thấy công tác đảm bảo ANTT nông thôn cần phải được quan tâm hơn nữa.

- Hạn chế lớn nhất, chung nhất của đội ngũ cán bộ chuyên trách; cơng chức chun mơn trong hệ thống chính trị ở xã nói chung, UBND xã nói riêng

trong cơng tác lãnh đạo chỉ đạo, quản lý điều hành, giải quyết công việc hàng ngày trong thực hiện cơng vụ cịn nặng về tình cảm, kỹ năng ứng xử, giao tiếp với công dân, với xã hội, với đồng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu theo chuẩn mực được quy định tại QĐ số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007.

Công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, theo pháp luật và thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật, theo quy chế làm việc của một bộ phận CBCC chưa nghiêm. Một bộ phận CBCC sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, giảm sút ý chí chiến đấu, thối hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền tham nhũng, vi phạm pháp luật.

Tình trạng khơng phân biệt được khi nào là ý kiến của cá nhân CT UBND xã, khi nào là ý kiến của tập thể và từng thành viên UBND xã đã gây nhiều khó khăn lúng túng, trở ngại khi thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt khi sai phạm xảy ra khó phân rõ đâu là trách nhiệm của cá nhân đâu là trách nhiệm của tập thể. Tình trạng UBND xã ở một số đơn vị đùn đẩy cơng việc xuống cho các trưởng thơn, xóm, tạo ra nguy cơ “Hành chính hóa” thơn, xóm, khiến hình ảnh thơn xóm như một cấp chính quyền hành chính ở cơ sở.

Đánh giá về những yếu kém, khuyết điểm trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC UBND xã, tỷ lệ phiếu đánh giá yếu kém về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ CBCC chiếm 17,1%; tác phong, lề lối làm việc chiếm 6,4%. Có 4,8% phiếu cho là CBCC yếu kém về lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 16.9% thiếu kiến thức cơ bản, 11,5% kiến thức chưa phù hợp. Có 29,3% phiếu đánh giá trách nhiệm của từng UV UBND xã chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w