Đường xã: Nâng cấp và đưa vào cấp kỹ thuật đạt tiêu chuẩn tối thiểu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 60)

theo tiêu chuẩn Việt Nam 4054 - 2005 và tiêu chuẩn đường đô thị tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104 - 2007. Giai đoạn từ nay đến 2020: đường trục

chính, đường qua trung tâm kinh tế, văn hoá của xã, cứng hoá mặt đường đạt 100% tổng chiều dài các tuyến đường và nâng cấp đường lên đường đạt cấp V. Bn - 7,5m = 5,5m. Riêng các đoạn qua trung tâm, mở rộng và nâng cấp lên đường theo tiêu chuẩn đường đô thị đảm bảo Bn = 9,0, Bm = 7,0. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030: Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện đạt đường cấp IV Bn - 9,0m, Bm = 7.0m và đạt chuẩn đường đô thị các đoạn qua trung tâm khu dân. Chỉ giới cắm mốc hành lang an tồn giao thơng cách tim đường ra mỗi bên là 10m.

- Đường thơn, xóm: Nâng cấp và đưa vào cấp kỹ thuật đạt tiêu chuẩn tối

thiểu theo tiêu chuẩn 22 tiêu chuẩn ngành 210 - 92. Giai đoạn từ nay đến 2020: Phấn đấu cứng hoá mặt đường đến 90% tổng chiều dài đạt chuẩn đường giao thông nông thôn loại A hoặc B. Mặt đường láng nhựa hoặc bê tông xi măng. Bn = 5,0 (4.0)m, Bm = 3,5 (3.0)m. Giai đoạn từ nay đến 2020 đến 2030: Tiếp tục nâng cấp và sơ cứng hoá 100% tổng chiều dài lên đạt đường loại A hoặc cấp VI theo tiêu chuẩn Việt Nam 4054 - 2005. Bn = 6.0 đến 6.5m, Bm = 3.0 đến 3.5m. Chỉ giới cắm mốc hành lang an toàn giao thông cách tim đường ra mỗi bên là 6 - 8 m.

- Đường giao thông nội đồng: Nâng cấp và đưa vào cấp kỹ thuật đạt tiêu

chuẩn tối thiểu theo tiêu chuẩn 22 tiêu chuẩn ngành 210 - 92. Giai đoạn từ nay đến 2020: Phấn đấu cứng hoá mặt đường 70% tổng chiều dài đạt chuẩn đường giao thông nông thôn loại B. Mặt đường láng nhựa hoặc bê tông xi măng. Bn = 6.0 đến 6.5m, Bm = 3.0 m.

Giai đoạn từ 2020 đến 2030: Tiếp tục nâng cấp và cứng hoá 95% tổng chiều dài lên mặt đường loại A hoặc cấp VI theo tiêu chuẩn Việt Nam 4054 - 2005. Bn = 4.0 đến 6.5m, Bm = 3.0 đến 3.5 m. Chỉ giới cắm mốc hành lang an tồn giao thơng cách tim đường ra mỗi bên là 6 - 8 m.

Sau khi UBND huyện phê duyệt quy hoạch NTM, các xã đã xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và thông báo công khai quy chế cho nhân dân trong xã.

Việc thực hiện quy hoạch bước đầu đạt kết quả như: Thực hiện vùng sản xuất “cánh đồng mẫu” trong nông nghiệp cho nên đã tạo thuật lợi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; cơ giới hoá từ khâu làm đất đến thu hoạch, giảm thiểu sự lãng phí, hao hụt năng suất hơn nhiều so với làm thủ công trước đây, năng suất bình quân đạt 65tạ/ha, tăng 4tạ/ha so với trước đây.

Đánh giá về công tác quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch XDNTM của tập thể UBND xã ở các xã trong huyện có 565 ý kiến bằng 82,7% cho là thực hiện tốt, số ý kiến đánh giá thực hiện yếu kém chỉ có 4,1%.

* Quản lý và điều hành thực hiện tiêu chí phát triển HTKTXH:

+ Về giao thông:

UBND các xã đều xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể phát triển giao thơng giai đoạn 2006 - 2010 - 2015, từ đó xây dựng cơ chế huy động vốn, quản lý giám sát thi công đảm bảo chất lượng.

Kết quả, từ năm 2006 đến năm 2012, đường xã và liên xã trong huyện làm được 362 km đường kiên cố, nâng tổng số đường giao thông được kiên cố hoá lên 672 km (tỷ lệ kiên cố hoá đường liên xã đạt 90%, đường liên thôn đạt 60%). Các tuyến đường cịn lại được cứng hố đạt 60%. Đến năm 2012 tổng mạng lưới giao thông tồn huyện là 1051 km. Trong đó: 293 Km đường láng nhựa chiếm 27%; 547 km bê tông xi măng chiếm 52%; 210 Km đường cấp phối chiếm 19%. Có 659 Km đường giao thơng nội đồng, đã được kiên cố hóa mặt đường bằng bê tơng xi măng 79 Km đạt 11%. Đường thơn, xóm năm 2005 có 49 km đường nhựa và 206 Km đường bê tông; 562 km đường đất, đến năm 2012 có 109 Km đường nhựa và 547 km đương Bê tông xi măng, 168km đường đất, tương ứng đường nhựa tăng 126%, đường Bê tông xi măng tăng 164 % và giảm đường đất và cấp phối 70 %.

+ Về thuỷ lợi:

Là huyện thuần nông nghiệp, đồng thời lại là huyện ven biển; do vậy, UBND các xã thường xuyên quản lý, điều hành hệ thống thuỷ lợi từ làm mới, cải tạo, nâng cấp đáp ứng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, phòng

chống bão lụt và ngăn nước mặn xâm nhập. Kết quả, từ năm 2006 đến năm 2012 tồn huyện có 250 km kênh được bê tơng hóa, nâng tổng số được bê tơng hóa lên 334 km (tỷ lệ bê tơng hóa đạt 26%, trong đó kênh tưới đạt 21%, kênh tiêu đạt 5%). Các tuyến kênh còn lại được tổ chức nạo vét thường xun. Tồn huyện có 3.540 cầu cống liên quan đến cơng tác thuỷ lợi, trong đó 1.878 cầu được xây dựng mới và cải tạo nâng cấp.

Đánh giá về hiệu quả phát triển hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng có 499 ý kiến bằng 72,4% thực hiện tốt.

+ Về hệ thống điện:

Tại thời điểm năm 2006, 100% các xã trong huyện đã có hệ thống điện cung cấp điện cho 100% hộ gia đình. Có 18/ 40 xã đã chuyển cho ngành điện quản lý theo dự án J2 đảm bảo theo tiêu chuẩn, đáp ứng cung cấp điện chất lượng, an toàn.

+ Về xây dựng CSVC trường học:

Tại thời điểm năm 2006, có 60% trường được kiên cố hóa, đến năm 2012 có 100% trường được kiên cố hóa.

+ Về xây dựng CSVC văn hoá:

UBND các xã đã đầu tư thiết chế văn hóa cơ sở để xây dựng đời sống văn hóa mới như: Nhà văn hóa, phịng đọc, khu thể thao... Những thiết chế đó đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. 100% số xã, thơn, xóm có nhà văn hố, có sân bóng đá hoặc bóng chuyền.

Đánh giá về hiệu quả phát triển CSVC văn hố, giáo dục có 550 ý kiến bằng 79,7% khẳng định thực hiện tốt.

+ Về xây dựng chợ nông thơn:

Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2012 tồn huyện có 29 chợ ở 27 xã. Mỗi chợ có diện tích từ 0,5 - 2 ha, về CSVC chủ yếu là nhà tạm cấp 4 và nhà tranh tre, nứa lá, có 7 chợ được đầu tư xây dựng mới kiên cố như chợ Quảng Ngọc,

Quảng Giao, Quảng Tân bước đầu phát huy tác dụng tốt. Bình qn mỗi chợ có 40 hộ kinh doanh thường xuyên, 80 - 250 hộ kinh doanh không thường xuyên.

UBND các xã đã tạo môi trường thuận lơi để dịch vụ bưu chính viễn thơng phát triển, 100 % số thơn đã có điểm truy cập internet, năm 2006 có 8% số hộ thuê bao internet đến 2012 có 18% số hộ thuê bao internet. 100% số xã có nhà bưu điện văn hố xã, đài truyền thanh xã.

Đánh giá về hiệu quả quản lý, khai thác các nguồn lực phát triển HTKTXH XDNTM có 490 ý kiến bằng 72% khẳng định thực hiện tốt.

*Quản lý và điều hành thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế.

Nhiệm vụ quản lý điều hành thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, được UBND các xã xác định là nhiệm vụ trung tâm. Trên cơ sở kế hoạch phát triển Kinh tế và tổ chức sản xuất trong cả giai đoạn và hàng năm của UBND huyện, NQ của HĐND xã, UBND các xã đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và tổ chức để thực hiện.

* Về quản lý điều hành phát triển kinh tế:

- Nông - lâm - thủy sản: + Về trồng trọt:

UBND các xã đã tập trung quản lý điều hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, đưa giống lúa, các cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất trên diện rộng; quản lý điều hành tưới tiêu nước hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Kết quả năng suất các loại cây trồng chính như lúa, lạc, ngơ đều tăng, Mặc dù diện tích đất canh tác giảm 4% so với thời kỳ 2001- 2005 do chuyển mục đích sử dụng, song sản lượng lương thực quy thóc vẫn đạt trên 130.000 tấn. Đối với cây cói, trong điều kiện thị trường chiếu cói khơng ổn định, nhưng UBND các xã có diện tích trồng cói đã có chính sách kích cầu, do đó, việc quản lý diện tích và sản lượng cây cói được duy trì, giá trị cây cói gấp 3 đến 4 lần cây

lúa trên cùng diện tích. Nhìn chung giá trị kinh tế ngành trồng trọt hàng năm đạt trên 50 triệu đồng/ ha/ năm, chiếm 85% diện tích.

+ Về chăn ni:

UBND các xã tập trung quản lý và điều hành tạo điều kiện để ngành chăn ni phát triển, trong đó tập trung các biện pháp phát triển đàn gia súc, gia cầm, cải tạo tầm vóc đàn bị; phát triển lợn hướng nạc; đề ra các chính sách hỗ trợ chăn ni chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi; quản lý và xử lý tốt cơng tác phịng chống dịch thơng qua mạng lưới cán bộ thú y, quản lý các nguồn thuốc thú y, có chính sách kích cầu để đưa các loại con giống có chất lượng vào sản xuất. Do đó, tỷ lệ lợn hướng nạc, bị lai tăng nhanh. Trong 7 năm đã đưa vào ni 1950 con lợn nái ngoại, lợn hướng nạc xuất chuồng đạt tỷ lệ 40%, bị lai ZeBu chiếm 42%. Chăn ni gia cầm ổn định, chăn nuôi trang trại phát triển nhanh.

+ Về thủy sản: UBND các xã đã có chính sách kích cầu góp phần khuyến khích ngư dân tăng cường đầu tư mua sắm ngư lưới cụ; số phương tiện khai thác tăng 1,6 lần, với tổng công suất tăng 1,8 lần so với năm 2005. Chế biến hải sản tăng cả số lượng và chất lượng, quy mơ có thêm nhiều cơ sở sản xuất đông lạnh, chế biến sứa, xây dựng thương hiệu nước mắm Cự Nham (Quảng Nham), nước mắm Tâm Sắc (Quảng Vinh) được thị trường chấp nhận và đang trên đà phát triển mở rộng. Công tác quản lý và điều hành diện tích quy hoạch ni trồng thuỷ sản mặn lợ ổn định, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong ni trồng thuỷ sản, vì vậy năng suất, sản lượng ni mặn lợ ln được nâng lên. Quản lý diện tích ni cá giống, cá thịt vùng nước ngọt có hiệu quả tốt nên có sự phát triển nhanh, mơ hình cá - lúa tiếp tục phát triển. Đến năm 2012 tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 18.000 tấn (trong đó khai thác 13.000 tấn; ni trồng 5000 tấn).

Về Lâm nghiệp: UBND các xã đã làm tốt công tác quản lý diện tích rừng phịng hộ ven biển, rừng sản xuất, trồng mới 150 ha rừng tập trung, công tác điều hành, phát động trồng cây trong nhân dân luôn được quan tâm.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng (CN - TTCN - XD): UBND các xã có lợi thế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương hình thành các cụm cơng nghiệp như xã Quảng Thịnh, Quảng Tân, Quảng Lợi... nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp như nghề dệt chiếu cói truyền thống được mở rộng thu hút hơn 10.000 lao động có việc làm, thu nhập ổn định, đưa được 350 máy dệt chiếu vào sản xuất có hiệu quả. Các nghề như xây dựng dân dụng, nghề mộc, mây tre đan duy trì, du nhập nghề mới. Giá trị tiểu thủ cơng nghiệp ở các xã tăng 2,5 lần so với 2005.

- Dịch vụ - Thương mại - Du lịch (DV-TM-DL):

Hoạt động quản lý và điều hành của UBND ở các xã đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng. Mức bán bn, bán lẻ hàng hóa tăng nhanh doanh thu tăng 2,3 lần so với năm 2005.

Công tác quản lý và điều hành của UBND xã, CT UBND xã có hiệu quả cho nên phát triển kinh tế giai đoạn từ 2006 - 2012 ở các xã có chiều hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hành năm đạt 15,66%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Đến năm 2012, nông - lâm - thủy sản: 34,8%; CN - TTCN - XD: 31%; DV-TM-DL: 34,2%. Bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2006 là 102.008 triệu đồng, năm 2012 là 640.300 triệu đồng, tốc độ tăng thu bình quân hằng năm đạt 18,21%. (Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đến 2011 là 11,35%. Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 810 USD).

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành sau đây sẽ minh

chứng cho đánh giá trên

Nhóm ngành Năm 2006 Năm 2012 Tăng % Giảm %

Nông - lâm - thuỷ sản 47.06 34.8 12.86

CN - TTCN – XD 22.1 31 8.9

* Về tổ chức sản xuất:

UBND các xã đã có nhiều giải pháp, tạo mơi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Đến năm 2012 các xã trong huyện có 346 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng 261 doanh nghiệp so với năm 2005; Có 34 hợp tác xã ở các loại hình khác nhau hoạt động có hiệu quả, có hàng trăm các tổ sản xuất như: xây dựng, chế biến hải sản, sửa chữa cơ khí; có 13.100 hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nộp thuế cho nhà nuớc; có 192 trang trại, gia trại. Trong đó: có 51 trang trại chăn ni lợn ngoại hướng nạc tập trung, 27 gia trại; 14 trang trại chăn nuôi gia cầm, 95 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 5 trang trại tổng hợp.

Đáng chú ý là sau khi UBND các xã cơng bố quy hoạch NTM đã có một số doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào các khu quy hoạch như: Tổng công ty may 10, đầu tư xây dựng nhà máy may ở Quảng Hợp, giải quyết việc làm cho 800 đến 1.000 lao động. Các xã đã phát triển các mơ hình sản xuất hàng hóa tập trung như: Quảng Phong liên kết với các doanh nghiệp chuyên sản xuất lúa giống, mở rộng trang trại trồng hoa, các xã vùng rau màu như Quảng Chính, Quảng Lưu, Quảng Lộc, Quảng Lợi…đưa mơ hình rau an tồn vào sản xuất, mơ hình “cánh đồng mẫu” vùng lúa chất lượng cao ở Quảng Văn 180ha, Quảng Long 200ha, Quảng Phúc 150ha, vùng lúa cao sản ở Quảng Ngọc 300ha, Quảng Hịa 250 ha, Quảng n 300ha. Mơ hình ni tơm he chân trắng ở Quảng Chính, Quảng Khê; mơ hình ni cá nước ngọt ở Quảng Tân, mơ hình ni nhím ở Quảng Đại, ni cá sấu ở Quảng Hợp đã và đang phát triển tốt.

Đánh giá về hiệu quả quản lý và điều hành của tập thể UBND xã, CT UBND xã thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất phát triển kinh tế, theo kết quả phiếu trưng cầu ý kiến khẳng định: Hiệu quả tổ chức sản xuất phát triển kinh tế có 440 ý kiến bằng 65,5% khẳng định thực hiện tốt; chuyển dịch cơ cấu kinh tế có 384 ý kiến bằng 55,7% thực hiện tốt, ứng dụng các tiến bộ

khoa học cơng nghệ trong sản xuất có 354 ý kiến bằng 51,8% thực hiện tốt. Đánh giá về hiệu quả quản lý và điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của CT UBND xã có 448 ý kiến bằng 65% thực hiện tốt.

* Quản lý và điều hành thực hiện phát triển VHXHMT:

Về công tác giáo dục đào tạo: Quy mô giáo dục tiếp tục được ổn định và phát triển theo hướng tốt hơn, 100 % số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến năm 2012, số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS đạt 100%, số học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt trên 98%. Kết quả thi học sinh giỏi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 60)