Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân xã và đội ngũ cán bộ bán chuyên trách ở xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 92)

- CC chuyên môn UBND

3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân xã và đội ngũ cán bộ bán chuyên trách ở xã

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của UBND xã và đội ngũ cán bộ bán chuyên trách ở xã, góp phần quyết định đến hiệu quả hoạt động của UBND xã cần tập trung vào các nội dung sau:

Một là: Đánh giá CBCC xã là bước quan trọng làm cơ sở cho quy hoạch,

đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ. + Đối với CBCC thuộc UBND xã.

Tiến hành xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá cụ thể các chức danh CBCC UBND xã bao gồm: CT và các PCT UBND xã; UV UBND xã và các chức danh chun mơn.

Các tiêu chí đánh giá các chức danh CBCC UBND xã bao gồm:

Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người CBCC UBND xã phải là người có lịng nhiệt tình cách mạng, trung thành tuyệt đối với lí tưởng của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Mác - Lênin, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối đổi mới, gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đơi với làm, được dân tin, dân phục, dân u.

Về trình độ: CBCC UBND xã phải có trình độ học vấn, trình độ lí luận chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, theo quy định mới đáp ứng được u cầu nhiệm vụ, chun mơn được giao. Có trình độ học vấn để làm cơ sở cho việc nhận thức, tiếp thu và tổ chức thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật trong cuộc sống. Có trình độ lí luận chính trị để xác định quan điểm, lập trường giai cấp cơng nhân, của CBCC UBND xã. Có trình độ chun mơn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên mơn được phân cơng.

Ngồi ra, CBCC UBND xã cịn phải có trình độ quản lý nhà nước, có kỹ năng, phương pháp quản lý nhà nước, có kiến thức QPAN, có kỹ năng soạn thảo văn bản, biết ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Trên cơ sở các tiêu chí trên, hàng năm, trước khi xếp loại, bổ nhiệm, luân chuyển và trước khi kết thúc nhiệm kì, theo từng chức danh, được giao để đánh giá CBCC. Việc đánh giá phải khách quan, cơng tâm, phải lấy chất lượng và hiệu quả hồn thành chức trách, chuyên môn nghiệp vụ được giao làm thước đo để đánh giá CBCC và phát huy vai trò người đứng đầu UBND xã là CT UBND xã trong nhận xét, đánh giá CBCC thuộc quyền quản lí, điều hành. Khơng đánh giá CBCC một cách cảm tính, chủ quan, mọi phẩm chất, bằng cấp, danh dự, chức vụ và cống hiến phải được kiểm nghiệm qua thực

tiễn, phải dựa vào MTTQ và các đoàn thể trong xã, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, nhận xét của UBND huyện, của cơ quan chuyên môn, các ngành cấp huyện để đánh giá.

Sau khi đánh giá, xếp loại CBCC UBND xã phải công bố công khai cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở xã được biết, báo cáo với Đảng ủy và phòng nội vụ thuộc UBND huyện và đề nghị công nhận kết quả đánh giá.

+ Đối với cán bộ bán chuyên trách UBND xã:

Cán bộ bán chuyên trách thuộc UBND xã là những sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính quy, tại chức, tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành quân sự và cơng an, do đó khi tiến hành đánh giá cần địi hỏi độ chính xác cao. Đối tượng cán bộ này khơng nhất thiết phải xây dựng tiêu chí riêng mà trên cơ sở tiêu chí đối với CBCC UBND xã để vận dụng vào đánh giá. Tránh tình trạng quan niệm là cán bộ bán chuyên trách nên chỉ đánh giá chung chung, không cụ thể, không nhận thấy được những ưu điểm nói trên để nhận xét đánh giá, hoặc cũng không nêu rõ được những hạn chế, khuyết điểm để họ khắc phục. Đối tượng cán bộ bán chun trách có trình độ cao đẳng, đại học, trung cấp cơng an, qn sự thuộc UBND xã trên thực tế đã được chuyển thành CBCC chuyên trách mỗi khi CBCC chức khuyết, do đó trong đánh giá cũng phải đảm bảo quy trình nghiêm ngặt, vừa đảm bảo tính chính xác, khách quan, vừa khuyến khích được đội ngũ cán bộ này vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Đối với cán bộ thơn, xóm:

Cán bộ thơn, xóm vừa thực hiện nhiệm vụ do UBND xã giao vừa thực hiện nhiệm vụ tự quản thuộc địa bàn dân cư mình phụ trách. Do đó việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và cả nhiệm kỳ đối với cán bộ thơn, xóm khơng được xem nhẹ. Do tính đặc thù của làng, xã Việt Nam, trong đó có làng xã ở Quảng Xương như đã phân tích ở Chương 2. Hơn nữa trong q trình thực hiện tiêu chí XDNTM, có 12/19 tiêu chí chủ yếu diễn ra ở địa

bàn thơn, xóm. Do đó việc đánh giá cán bộ thơn xóm cần phải được quan tâm, thận trọng. Trên cơ sở tiêu chí đánh giá CBCC, UBND xã cần vận dụng vào xây dựng tiêu chí đánh giá đối với cán bộ thơn, xóm. Trong đánh giá cán bộ thơn xóm khơng thể tách rời hai mối quan hệ sau: Quan hệ của cán bộ thơn xóm đối với UBND xã, quan hệ của cán bộ thơn, xóm đối với cử tri trong thơn, vừa trên cơ sở tiêu chí, nhưng vừa vận dụng nhuần nhuyễn hai mối quan hệ để đánh giá sẽ mang lại kết quả cao, xếp loại chính xác, để động viên kịp thời cán bộ thơn, xóm vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Mặt khác, do tính đặc thù ở thơn, xóm, đồng thời do nền kinh tế thị trường chi phối, chế độ đối với cán bộ thơn, xóm, độ tuổi trẻ đi làm ăn xa hoặc tập trung phát triển kinh tế gia đình nên thường không muốn tham gia đảm nhiệm các chức danh ở thơn, xóm. Do đó cán bộ thơn, xóm chủ yếu là độ tuổi từ 40 trở lên đã tham gia nhiều lĩnh vực công tác như CBCC xã, cán bộ quân đội, cán bộ nhà nước mất sức, bệnh binh về hưu đảm nhiệm. Trong quan hệ với cử tri trong thôn thường chi phối bởi tình cảm anh em, họ hàng, dẫn đến tính khó kiềm chế thường vượt trội. Do đó việc đánh giá để xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ thơn, xóm có khen, chê kịp thời nhưng vẫn đẩy mạnh việc phát triển theo mục tiêu của UBND xã đề ra, giữ vững và phát triển vai trò tự quản ở địa bàn thơn, xóm.

Hai là: Làm tốt cơng tác quy hoạch cán bộ.

Đảng ta xác định, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế tục là nhiệm vụ thường xuyên và phải tiến hành theo quy hoạch. “Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ” [13, tr.262].

Đối với các chức danh bầu cử:

Ở xã là CT, các PCT UBND xã, UV UBND xã thực hiện bầu cử theo quy định của luật bầu cử HĐND và UBND. Việc quy hoạch các chức danh này phải “vừa động”, “vừa mở”, mỗi chức danh quy hoạch từ hai đến ba người, mỗi người quy hoạch tối thiểu hai chức danh, độ tuổi quy hoạch phải nghiêm

túc đảm bảo ba độ tuổi. Trên cơ sở đánh giá cán bộ để quy hoạch cán bộ, lựa chọn cán bộ để đưa vào quy hoạch các chức danh thuộc UBND xã phải hội đủ các yếu tố của người lãnh đạo, quản lí, điều hành chính quyền cơ sở. Phải trên cơ sở tiêu chuẩn chung và tiêu chí cụ thể của cán bộ để đưa vào quy hoạch. Sau khi đưa vào quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải tạo điều kiện cho cán bộ được rèn luyện trong thực tiễn, và phải nuôi dưỡng nguồn quy hoạch. Đối với nguồn quy hoạch chức danh CT UBND xã nên tuyển chọn những cán bộ tốt nghiệp đại học thuộc các chuyên ngành như: kinh tế, tài chính, nơng lâm nghiệp, hành chính.v.v.. Quy hoạch các chức danh khác cũng phải có trình độ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chức danh đó.

Ở thơn, xóm: Trưởng thơn là chức danh bầu cử theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007, và theo NQ Liên tịch số 09/2008/NQ LT/CP-UBMTTQVN ngày 17/4/2006, Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Công tác quy hoạch cán bộ ở thơn, xóm là khâu yếu nhất và khó khăn nhất. Do không quy hoạch được cho nên mỗi khi đến nhiệm kì bầu cử trưởng thơn, xóm, thường xảy ra những yếu tố bất ngờ. Đó là: nguồn UBND xã giới thiệu ra ứng cử nhưng cử tri khơng bầu, cho dù nguồn đó là Đảng viên, Chi ủy viên; khơng ít các xã thơn, xóm trưởng là quần chúng, tuổi cao, có kinh nghiệm vận động quần chúng, nhưng lại thường có tư tưởng bảo thủ. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế cần tập trung quy hoạch nguồn cán bộ thơn, xóm trưởng, trong quy hoạch phải thật “mở” và “động” và phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung. Trong nhận thức phải ln ln xác định địa bàn thơn, xóm là nơi diễn ra, chứa đựng mọi hoạt động của đời sống xã hội. Để đạt tiêu chuẩn xã NTM thì phải xây dựng thơn, xóm “kiểu mẫu” là một trong những giải pháp đột phá XDNTM của UBND xã và cả hệ thống chính trị trong xã. Do đó cần phải quy hoạch được đội ngũ cán bộ thơn, xóm trưởng có chất lượng; trong quá trình

thực hiện phải kiên trì, thơng qua hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội trong thơn để tạo nguồn quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nguồn quy hoạch là biện pháp xun suốt để có đội ngũ cán bộ thơn, xóm đạt yêu cầu.

Đối với các chức danh bổ nhiệm:

Các chức danh là công chức chuyên môn thuộc UBND xã do UBND huyện quản lí và trực tiếp bổ nhiệm theo đề nghị của UBND xã. Để có đội ngũ cơng chức chun mơn vững vàng về nghiệp vụ, gắn bó với quê hương, UBND xã cần phải có chiến lược tạo nguồn quy hoạch lâu dài đó là: có chính sách thu hút con em địa phương mình đã và đang theo học các trường đại học chính quy thuộc các chun ngành phù hợp với chun mơn thuộc quyền quản lí của UBND xã, để đối tượng này sau khi ra trường tình nguyện về q hương cơng tác và đối tượng này sẽ là nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lí, UBND xã trong tương lai.

Ba là: Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC UBND xã:

* Về đào tạo:

+ Đối với cán bộ chuyên trách, công chức UBND xã: Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp nơng dân và nơng thơn, hội nhập quốc tế, hồn thiện mơ hình chính quyền nơng thơn, thực hiện mục tiêu XDNTM, địi hỏi trình độ của đội ngũ CBCC UBND xã cần phải được nâng lên. UBND xã phải xây dựng kế hoạch, có cơ chế chính sách khuyến khích CBCC, nhất là cán bộ trong nguồn quy hoạch đưa đi đào tạo theo từng chuyên ngành và theo các chức danh quy hoạch ở trình độ cao. Cụ thể là:

-Về chuyên môn: Đến năm 2015 có 100% CBCC UBND xã đạt trình độ cao đẳng trở lên, trong đó người có trình độ đại học đạt 60%.

-Về lí luận chính trị: Đến năm 2015 có 70% CBCC đạt trình độ trung cấp trở lên, trong đó người có trình độ cao cấp đạt 10%.

-Về tin học, ngoại ngữ: Đến năm 2015 có 100% CBCC ứng dụng thành thạo chương trình tin học văn phịng và có trình độ tương đương với trình độ

A về tin học trở lên. Khuyến khích CBCC học và biết sử dụng ngoại ngữ trong công tác và giao tiếp.

- Đối với CBCC trong nguồn quy hoạch các chức danh CT, PCT UBND xã dưới 40 tuổi đã có bằng đại học, khuyến khích và tạo điều kiện nâng cao trình độ.

+ Đối với cán bộ thơn, xóm:

Xây dựng chiến lược đào tạo có bài bản cho cán bộ thơn xóm. Thực tiễn đã chứng minh trưởng thơn, trưởng xóm nào có trình độ vững, thơn xóm đó phát triển toàn diện. Đã đến lúc cần phải đặt đúng vị trí thơn xóm và lấy địa bàn thơn, xóm là nơi diễn ra mọi hoạt động của một xã hội thu nhỏ.

Trên cơ sở quy hoạch, chọn những đối tượng dưới 30 tuổi cử đi đào tạo trình độ trung cấp (lí luận chính trị hoặc chun mơn) cho đội ngũ cán bộ thơn xóm.

Về bồi dưỡng cán bộ:

Hàng năm UBND xã phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ CBCC, đội ngũ cán bộ thơn, xóm thời gian từ 5-7 ngày và coi việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức là bắt buộc đối với cán bộ, dù là CBCC hay bán chuyên trách, cán bộ thơn, xóm đều phải thực hiện nhiệm vụ bắt buộc này.

Nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cần phải được đổi mới, đi vào những lĩnh vực cụ thể, đáp ứng địi hỏi thực tiễn, phù hợp xu thế phát triển.

Hình thức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cũng phải đa dạng như kết hợp tiếp thu trên lớp, trao đổi, học tập kinh nghiệm, thăm quan mơ hình.

Bốn là: thực hiện việc bố trí, sử dụng, tiếp nhận và luân chuyển cán bộ

UBND xã.

+Về bố trí và sử dụng cán bộ:

Việc bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với cơng việc được giao thì sẽ phát huy tốt hiệu quả quản lí nhà nước, cán bộ trưởng thành nhanh chóng; và ngược lại, nếu bố trí sử dụng cán bộ khơng phù hợp với cơng việc sẽ dẫn tới, hiệu lực quản lí của nhà nước thấp.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công việc, trên cơ sở cơng việc mới tiến hành chọn người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, làm việc có hiệu quả, có ý chí. Mạnh dạn bố trí, sử dụng những cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn, được sàng lọc trong thực tiễn vào các vị trí lãnh đạo, quản lí. Bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo tính ổn định, tính đồng bộ, tính liên tục kết hợp hài hịa giữa cán bộ có kinh nghiệm, hiểu địa bàn với cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết, có tư duy mới, cách làm mới, giữa cũ và mới, giữa nam và nữ với tỷ lệ thích hợp.

Từng bước loại bỏ những cán bộ bản lĩnh chính trị khơng vững vàng, dao động, cơ hội, tham nhũng, yếu năng lực ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.

Bố trí, sử dụng cán bộ phải khách quan, dân chủ, công khai.

Về tiếp nhận và luân chuyển cán bộ:

Việc tiếp nhận và luân chuyển cán bộ phải theo quy hoạch và kế hoạch, nhằm nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng quản lí nhà nước cho cán bộ; sàng lọc cán bộ trong thực tiễn, từ thực tiễn và để nâng cao năng lực quản lí nhà nước cho UBND xã.

Về tiếp nhận CBCC:

Chỉ tiếp nhận CBCC, nhất là công chức chuyên môn ở lĩnh vực đang thiếu có đủ tiêu chuẩn, đúng chuyên ngành đào tạo mà vị trí đó đang thiếu chun ngành đó. Kiên quyết khơng tiếp nhận CBCC khơng đúng chuyên ngành đào tạo (trái ngành), CBCC khơng đủ tiêu chuẩn, hoặc CBCC đang có vấn đề ở đơn vị còn chưa được làm rõ.

Về luân chuyển CBCC:

Đối với cán bộ lãnh đạo quản lí:

-Thực hiện luân chuyển theo chiều dọc: thực hiện luân chuyển theo chiều dọc giữa huyện và xã và ngược lại đối với các chức danh: chọn những cán bộ trong quy hoạch ở các cơ quan cấp huyện yêu cầu về xã làm CT hoặc PCT

UBND xã và chọn những cán bộ là CT UBND xã có khả năng phát triển cao hơn để đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lí cấp huyện phù hợp năng lực, chuyên môn, sở trường.

- Thực hiện luân chuyển theo chiều ngang: Thực hiện luân chuyển theo chiều ngang đối với chức danh CT UBND xã trong vùng có tương đồng về các điều kiện hoàn cảnh phạm vi các xã liền nhau.

Thời gian luân chuyển trong nhiệm kỳ:

Đối với công chức chuyên môn:

- Luân chuyển theo chiều dọc giữa huyện với xã và ngược lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 92)