PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THANH HÓA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 79)

- CC chuyên môn UBND

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THANH HÓA

NHÂN DÂN XÃ Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THANH HÓA

Một là: Nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã phải đặt trong tổng

thể tiến trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền XHCN là quản lý và điều hành Nhà nước theo pháp luật, bằng pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN. Theo đó, UBND xã là một trong hai bộ phận của chính quyền xã ở nơng thơn (chính quyền xã bao gồm HĐND và UBND) thực hiện chức năng quản lí Nhà nước theo pháp luật. Để UBND xã hoạt động quản lí và điều hành bằng pháp luật và chỉ theo pháp luật, phải xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng.

Hai là: Nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã phải có quyết tâm

chính trị cao, được tiến hành khẩn trương, có trọng tâm, trọng điểm.

Địa bàn cơ sở ở nơng thơn có những quan hệ xã hội hết sức đặc thù cả những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế vốn có của một xã hội tiểu nông. Sẽ là cản trở, làm giảm hiệu quả hoat động của UBND xã khi những ảnh hưởng, tác động của tư duy “tập trung, quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, hành chính…”, thói quen quản lí, điều hành theo kiểu “gia trưởng”, “gia đình” chưa được khắc phục trong một bộ phận CBCC, người đứng đầu UBND xã nói riêng và

cấp trưởng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung. Thực chất của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã là thực hiện quản lí, điều hành theo pháp luật và bằng pháp luật, nó mâu thuẫn, trái ngược với kiểu quản lí điều hành theo kiểu “gia trưởng”, “gia đình”. Từ đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã phải có quyết tâm chính trị cao thì mới đạt u cầu. Thêm vào đó UBND xã là một bộ phận trong hệ thống chính trị ở cơ sở và là bộ phận trong hệ thống hành chính Nhà nước. Nếu các bộ phận trong hệ thống chính trị ở cơ sở và cơ quan hành chính cấp trên có những tác động khơng thuận chiều sẽ dẫn đến hoặc là tích cực hoặc hạn chế trong q trình nâng cao chất lượng hoạt động. Chính vì lẽ đó cho nên cần được tiến hành khẩn trương, có trọng tâm, trọng điểm.

Ba là: Nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã phải dựa vào dân, phát

huy được sức mạnh to lớn của nhân dân.

Để phong trào “cả nước chung tay XDNTM” trở thành hiện thực, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã phải dựa vào dân, phát huy được sức mạnh to lớn của nhân dân là hướng đi đúng đắn. Bởi vậy trong hoạt động của UBND xã nói chung, mỗi CBCC nói riêng phải đến với dân, gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của dân và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Có như vậy chúng ta mới học hỏi được những điều hay, lẽ phải từ dân như lời Bác Hồ căn dặn “học ở nhân dân”. Từ đó phát triển năng lực thực tế, trau dồi đạo đức, khắc phục bệnh quan liêu, hình thức, phát hiện kịp thời những yếu kém để sửa chữa.

Tính đặc thù của địa bàn dân cư nơng thơn nói chung, địa bàn dân cư nơng thơn Quảng Xương nói riêng khơng đồng nhất về trình độ nhận thức, lại bị chi phối bởi những hạn chế thói quen “văn hố làng xã” kết hợp với tư tưởng tiểu nơng vẫn cịn tồn tại một bộ phận người dân không dễ dàng tán thành và hưởng ứng ngay những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề có liên quan đến lợi ích của nguời dân,

dù lợi ích đó có thể là chính đáng và có thể là khơng chính đáng. Ý thức chấp hành pháp luật trong đời sống hàng ngày của người dân nơng thơn cũng cịn nhiều hạn chế, trong đó có một bộ phận cán bộ đảng viên, kể cả CBCC xã. Cho nên CBCC xã khơng những kiên trì vận động và thuyết phục mà còn phải gương mẫu, đi đầu làm trước, nói đi đơi với làm, tạo niềm tin cho nhân dân cùng thực hiện.

Bốn là: Nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã phải tăng cường tính

tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo phân cấp quản lí.

Trong bất cứ hoạt động quản lí nào cũng cần chủ thể quản lí (Nhà quản lí) phải phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm “cá nhân” hoặc “tập thể” về phạm vi quản lí được giao.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân phân cấp, phân quyền, phân việc còn chưa rõ ràng trong quy định của luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, cho nên tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CT UBND, các thành viên khác của UBND và tập thể của UBND một mặt chưa được phát huy, mặt khác khi xảy ra “vấn đề” chỉ có tập thể chịu trách nhiệm và do cấp trên chỉ đạo, không quy được trách nhiệm cho cá nhân nào.

Do đó, để tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của UBND xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã cần phải tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo phân cấp quản lí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w