Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Uỷ ban nhân dân xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 102)

- CC chuyên môn UBND

3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Uỷ ban nhân dân xã

nhân dân xã

Điều kiện, phương tiện làm việc là yếu tố quan trọng khơng thể thiếu được, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã, đáp ứng yêu

cầu HĐH nền hành chính xã. Giải pháp này cần tập trung vào những nội dung sau:

Một là: Về quy hoạch, thiết kế, xây dựng khu “Trung tâm chính trị, hành

chính” của xã, cịn gọi là cơng sở xã, phải theo tiêu chí XDNTM.

Thực tế hiện nay ở các xã thuộc huyện Quảng Xương đã đạt 100% (40/40 xã) có diện tích quy hoạch vượt tiêu chí. Về thiết kế, xây dựng, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Nguồn vốn, tầm nhìn, sự chỉ đạo của cấp trên, ở mỗi thời điểm khác nhau cho nên thiết kế, xây dựng mơ hình “tịa nhà” làm việc cũng khác nhau. Có xã mới xây dựng xong khi đưa vào sử dụng đã thấy bất hợp lý ở vài hạng mục, ngay tên gọi cũng khơng giống nhau, có xã đề tên cơng sở làm việc xã…, có xã đề tên: HĐND, UBND xã… Có xã đề tên cơng sở làm việc của UBND xã… Trong khi đó cũng trong “tịa nhà” đó, tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị đều có biển phịng làm việc của tổ chức mình. Để khắc phục những bất cập trên, một mặt: Tiến hành rà soát để xếp loại theo hướng: những đơn vị đảm bảo tiêu chí ra quyết định cơng nhận, ví dụ như: Xã Quảng Tân, Quảng Thái vừa khánh thành khu “chính trị, hành chính” đưa vào sử dụng với diện tích là 5000 m2, đầu tư gần 20 tỷ đồng cho xây dựng tịa nhà làm việc, nhà văn hóa… là những đơn vị đứng đầu về tiêu chí này ở huyện Quảng Xương hiện nay. Những đơn vị trong thiết kế, xây dựng chưa hoặc khơng đảm bảo tiêu chí cần có kế hoạch sửa chữa, bổ sung hoặc làm mới theo đúng tiêu chí về thiết kế, xây dựng “tịa nhà”. Mặt khác cần phải thống nhất tên gọi hoặc là: Khu “trung tâm chính trị, hành chính” của xã, hoặc là “công sở xã…” nếu để “trụ sở UBND xã hoặc HĐND, UBND xã…”lại càng khơng phản ánh tồn diện. Theo tác giả, đề tên: “công sở xã…” là đúng nhất. UBND xã là cơ quan quản lí hành chính ở địa phương cần phải đảm bảo điều kiện làm việc cũng như việc dành riêng trong khu tòa nhà để thực hiện và đáp ứng yêu cầu CCHC theo cơ chế “một cửa”.

Hai là: Để từng bước đáp ứng u cầu địi hỏi của một nền hành chính

thức, địi hỏi phải tăng cường trang thiết bị, phương tiện làm việc của UBND xã. Các chức danh, các bộ phận thuộc UBND xã hướng tới sử dụng công nghệ thông tin là công cụ chủ yếu trong quản lí hành chính nhà nước. Đáp ứng mọi yêu cầu của người dân khi quan hệ với chính quyền một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất thông qua các phương tiện hiện đại. Ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến góp phần xây dựng chính phủ điện tử vững mạnh trong tương lai. Phát huy tốt những phương tiện như hệ thống truyền thanh, bưu điện văn hóa xã để nhân dân tiếp cận thơng tin một cách nhanh chóng nhất, UBND xã thơng qua các phương tiện này để quản lí, điều hành các hoạt động trong phạm vi chức năng.

Ba là: Nhà nước cần có chương trình, kế hoạch đầu tư về kinh phí theo cơ

chế Nhà nước và địa phương cùng làm trong việc tăng cường CSVC, phương tiện làm việc của UBND xã. Bởi vì vận động nguồn đóng góp của nhân dân trong xã chủ yếu diễn ra và thực hiện có hiệu quả những cơng trình thực hiện trong phạm vi ở thơn xóm như giao thơng, thủy lợi, nhà văn hóa thơn, các lĩnh vực khác như đóng góp xây dựng trường học, vận động ủng hộ tình nghĩa, giúp đỡ thiên tai… thì nhân dân dễ chấp nhận, đồng tình… cịn việc đóng góp xây dựng cơng sở khó được nhân dân ủng hộ. Do đó, nhà nước tiếp tục có chương trình đầu tư để từng bước hiện đại hóa cơng sở làm việc của hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung, UBND xã nói riêng là đúng hướng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w