Văn hố làng xã, dịng họ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 37)

của Uỷ ban nhân dân xã

Nói tới xã là nói đến nơng thơn, nơng nghiệp và nơng dân, gắn bó với làng được hình thành và tồn tại bền vững trong cộng đồng dân cư người Việt nói chung, ở huyện Quảng Xương nói riêng. Đồng thời với việc tồn tại bền vững của làng, văn hố làng xã, dịng họ xuất hiện, là dạng văn hoá biểu hiện đặc thù và nổi bật trong xã hội Việt Nam truyền thống.

Ở Quảng Xương cùng với sự ra đời tồn tại và phát triển của làng, các thiết chế làng xã cũng ra đời và tồn tại bền vững dưới dạng: “Những bản thúc ước, hương ước, ngồi ra cịn có quy ước của phường, hội đều góp phần xây dựng thuần phong mỹ tục” [17, tr.404].

Do nguồn gốc hình thành làng nên hầu như các làng truyền thống ở Quảng Xương đều có mối quan hệ anh em ruột thịt, máu mủ và thân thích với nhau, như làng Đồn Điền (xã Quảng Thái):

Họ Tơ, gốc Tơ Chính Đạo, dịng họ lớn nhất làng, nhất xã, làm động lực xây dựng thôn, xã, vượt qua muôn nỗi gian lao để tồn tại. Làng cũng có Nghè Thành hồng thờ Bản thổ tơn thầu, đến Tứ vị Thánh vương, miếu Ông (thờ cá Ông voi). Hai ơng tổ làng: Tơ Chính Đạo, ng Ngọc Châu được thờ làm Phúc thần. Đầu xuân hàng năm làng mở hội tế Thần. Lễ hội cầu Nông cướp bông Lúa, Lễ hội cầu Ngư rước kiệu ra ngoài bãi biển hội tế [17, tr.63].

Ở làng Phượng Vĩ (xã Quảng Lĩnh), trước năm 1945 lý trưởng của làng đã để cho một số trai phu đánh trả lại quan trên và bỏ trốn khỏi làng, Quan trên về bắt Lý trưởng chịu tội, các cụ già trong làng đã hội tụ chống gậy ra Đình xin được chết thay cho Lý trưởng để có người trong làng làm việc Quan.

Một số tập quán được nâng lên “Quy chuẩn đạo đức, văn hoá, làng xã” như trước năm 1945 và hiện nay vẫn thường hay nói: “Mẹo mực Quảng Xương văn chương Hoằng Hố”. Mẹo mực khơng phải là thủ đoạn mà là văn

hoá ứng xử, ứng xử một cách “mẹo mực”, ở đây là sự khơn khéo, đối phó bằng ngơn từ, lý lẽ, bằng hành vi, thái độ khiến cho đối thủ dù nhiều quyền thế lắm mưu mô cũng phải chịu cứng” [17, tr.401]; hoặc: “Nhất xương nhì da”. Đây không phải là loại tục ngữ hài hước chơi chữ “xương” với “da”, tên hai huyện anh em láng giềng. Sách Đồng Khánh địa chí dư triều Nguyễn chép câu tục ngữ dân gian này và giải thích là dân nghèo mà hay kiện tụng, cố nhiên đây là cách nhìn thiên lệch của phong kiến thống trị. Đặt nó trong bối cảnh lịch sử chế độ phong kiến mới thấy câu tục ngữ đã tổng kết một cách khá hình tượng rất hay tình hình, đặc điểm Quảng Xương trước kia có nhiều cái nhất, trong đó nổi bật hơn cả là: đất xấu dân nghèo nhất, dân cứng đầu cứng cổ nhất. Ngồi ra cịn nhiều cái “nhất” khác như: đất trồng khoai lang nhiều nhất, người đi làm thuê nhiều nhất, dân số phát triển nhanh v.v..

Đất xấu tất nhiên dân nghèo. Nhưng tích cách đặc biệt của Quảng Xương là không dễ chịu khuất phục cường quyền nên bị chính quyền phong kiến xếp vào loại cứng đầu, cứng cổ. Đúng! “cổ cứng mới đứng đầu gió” trụ được ở đất quanh năm sóng gió, bùn lầy nước mặn này, họ không “cứng” không thể tồn tại [17, tr.799].

Những phong tục tập quán, những nét văn hoá làng xã, dịng họ truyền thống ở Quảng Xương có cả tính tích cực và những hạn chế tiêu cực đan xen nhau vẫn tồn tại đến ngày nay. Đúng như GS.TS. Hồng Chí Bảo nhận định: “Thiết chế làng xã cổ truyền chi phối Nhà nước, chi phối tồn bộ đời sống xã hội và dân cư nơng nghiệp với cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. Ảnh hưởng này cịn di tồn giai giẳng tới ngày nay vẫn chưa khắc phục hết” [1, tr.19].

Những mặt tích cực của phong tục, tập qn, nét văn hóa làng xã, dịng họ ở các xã trong huyện đã tác động nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã. Đồng thời với những mặt tích cực đó, những hạn chế, tiêu cực cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của UBND xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w