Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của Chính quyền cấp trên, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 112)

- CC chuyên môn UBND

3.2.10. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của Chính quyền cấp trên, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc

Chính quyền cấp trên, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể với Uỷ ban nhân dân xã

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy đối với chính quyền xã nói chung, UBND xã nói riêng, là giải quyết đúng đắn mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng cường, phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vẫn phát huy được vai trị quản lý của chính quyền, UBND xã. “Khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước” [13, tr.264].

Ở các Đảng ủy xã thuộc Đảng bộ huyện Quảng Xương trong những năm gần đây, việc các Đảng ủy tăng cường lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy đối với UBND xã nói riêng, chính quyền xã nói chung; chính là việc Đảng ủy đề ra được chủ trương, NQ đúng, trúng, lựa chọn được đội ngũ cán bộ của Đảng đủ tiêu chuẩn, được Đảng bộ và nhân dân tín nhiệm giới thiệu để HĐND bầu vào các chức danh của UBND xã như CT UBND, PCT UBND và các chức danh khác trong UBND xã đáp ứng được “ý Đảng, lịng dân”. Đồng thời q trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy thường xuyên kiểm tra việc UBND xã tổ chức thực hiện chủ trương, NQ của Đảng ủy. Do đó hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã được nâng lên.

Minh chứng cho kết quả về tăng cường lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy đối với UBND xã đó là: “triển khai chương trình XDNTM phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vững chắc trong từng giai đoạn” [13, tr.197-198]. Trên cơ sở NQ 02/NQ-HU về “đổi điền dồn thửa” NQ 04/NQHU “về tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao ý thức trách nhiệm cơng dân trong thời kì CNH, HĐH, XDNTM” của Ban chấp hành Đảng bộ huyện (khóa 24). Các Đảng ủy cơ sở đã cụ thể hóa NQ của Cấp ủy huyện vào đơn vị mình ban hành NQ cuả Đảng ủy; UBND xã đã xây dựng chương trình hành động thực hiện đổi điền dồn thửa XDNTM; lập quy hoạch XDNTM, đánh giá thực trạng theo 19 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia XDNTM. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, xây dựng lộ trình, bước đi cụ thể hàng năm phải đạt được để đến năm 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 hoàn thành 19 tiêu chí, theo mục tiêu đề ra.

Tăng cường vai trị lãnh đảo của Đảng uỷ đối với UBND xã tập trung vào những nội dung: Đảng uỷ xã phải cụ thể hoá, thể chế hoá NQ của Cấp trên, ban hành NQ của cấp mình đúng và trúng; ban hành các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo thực

hiện. Xây dựng bổ sung và hoàn thiện quy chế làm việc của Đảng uỷ đối với UBND xã, mối quan hệ giữa Bí thư Đảng uỷ với CT UBND xã, đưa mọi hoạt động vào nề nếp, đúng chức năng, nhiệm vụ, có sự phân cơng phối hợp hoạt động trong công việc. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng uỷ đồng thời với đổi mới phương thức hoạt động của chính quyền, các đồn thể chính trị xã hội trong xã một cách đồng bộ. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là trong việc chọn cử cán bộ đủ tiêu chuẩn, được Đảng bộ và nhân dân tín nhiệm bầu vào các chức danh trong bộ máy UBND xã. Đồng thời thường xuyên kiểm tra UBND xã, CBCC thuộc UBND xã, trong việc thực hiện NQ của Đảng uỷ.

Tăng cường sự chỉ đạo của cơ quan chính quyền cấp trên đối với hoạt động của UBND xã. Mọi hoạt động của UBND xã về quản lí hành chính nhà nước ở xã theo quy định của pháp luật, phải chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo bằng một mệnh lệnh hành chính của UBND huyện. Nội dung chỉ đạo xuyên suốt bằng mệnh lệnh hành chính của UBND huyện đối với UBND xã là quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển KTXH; đảm bảo QPAN; đảm bảo an sinh xã hội, CCHC, CBCC…hàng năm và cả nhiệm kì. Theo đó, hàng năm và cả nhiệm kì, UBND xã phải báo cáo về UBND huyện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển KTXH, công tác bảo đảm QPAN, an sinh xã hội, CCHC, công tác CBCC. Căn cứ vào báo cáo của UBND xã, UBND huyện thẩm định phê duyệt và chỉ đạo UBND xã thực hiện theo quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch, đã được phê duyệt. UBND huyện chỉ đạo UBND xã thực hiện theo kế hoạch phê duyệt bằng quyết định hành chính phê duyệt tổng thể quy hoạch, đề án chương trình, kế hoạch hàng năm và cả nhiệm kỳ. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt từ đầu năm, từ đầu nhiệm kì, nếu có những thay đổi, bổ sung từ chính sách pháp luật từ phía Trung ương, hoặc xuất phát từ thực tiễn yêu cầu hoặc có những biến động bất khả kháng, UBND xã phải

lập kế hoạch bổ sung, điều chỉnh báo cáo UBND huyện thẩm định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhưng không được phá vỡ quy hoạch từ đầu năm, đầu nhiệm kỳ.

Ngồi chỉ đạo bằng mệnh lệnh hành chính của UBND huyện đối với UBND xã thông qua quyết định phê duyệt phát triển KTXH từ đầu năm, đầu nhiệm kỳ; UBND huyện, các phịng, ngành chun mơn thuộc UBND huyện phải thường xuyên về xã hướng dẫn về chuyên môn đối với UBND xã, các bộ phận, các khối thuộc UBND xã, để chỉ đạo, nhắc nhở UBND xã thực hiện.

Mục tiêu XDNTM của Đảng và nhà nước cũng chính là để đảm bảo sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thơn, nơng dân. Do đó, việc tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới nói chung, sự chỉ đạo của UBND huyện đối với UBND xã theo quy hoạch, kế hoạch tổng thể và ở từng lĩnh vực theo các tiêu chí XDNTM, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBND xã, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp, góp phần hồn thiện mơ hình chính quyền nơng thơn ở xã theo chủ trương của Đảng và nhà nước ta.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ và các đoàn thể ở xã đối với UBND xã để nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã. Thực chất đó là việc phát huy vai trị của MTTQ và các đồn thể trong xã tham gia quản lí xã hội, giám sát các hoạt động quản lí hành chính nhà nước của UBND xã, CBCC trong việc thực thi nhiệm vụ công vụ. Đồng thời là để nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND xã trong việc thực hiện công tác dân vận của chính quyền. Để nhà nước ta thực sự là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được thực hiện trên thực tế.

Hàng năm MTTQ và các đoàn thể cùng với UBND xã phải thống nhất nội dung chương trình phối hợp cụ thể. Trên cơ sở nội dung quy chế công tác dân vận của Bộ chính trị ban hành kèm theo Quyết định số 290 ngày 25/2/2010

của Bộ Chính trị cần xác định rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức trong việc thực hiện từng nội dung, chương trình phối hợp, lộ trình, thời gian thực hiện và hồn thành. Định kỳ giao ban để nắm tình hình, tiến độ thực hiện, mức độ hồn thành của mỗi bên những nội dung đã thực hiện tốt thì tiếp tục phát huy, những nội dung thực hiện còn hạn chế hoặc có khó khăn thì cùng nhau bàn bạc thống nhất để tháo gỡ khó khăn. Hàng năm phải tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm có khen thưởng kịp thời đối với những việc làm tốt, rút kinh nghiệm cả những ưu điểm và hạn chế để xây dựng chương trình, nội dung phối hợp cho năm tiếp theo.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng; sự chỉ đạo của cấp trên; sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ và các đoàn thể với UBND xã là phát huy vai trị của cả hệ thống chính trị ở xã, chỉ đạo, hướng dẫn của Chính quyền cấp trên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân và nơng thơn; đạt được các tiêu chí NTM trong từng giai đoạn theo đề án, chương trình, mục tiêu XDNTM mà các xã đã xây dựng.

KẾT LUẬN

1. UBND xã có vai trị rất quan trọng trong hoạt động của Chính quyền xã, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính quyền xã suy cho cùng, được quyết định bởi hiệu quả hoạt động của UBND xã. Thực tế cho thấy, ở Quảng Xương, UBND xã nào hoạt động quản lý, điều hành có hiệu quả, ở đó, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm, chính trị được giữ vững, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, QPAN của xã được thực hiện thành công và ngược lại.

Hoạt động quản lý nhà nước của UBND xã mang tính đặc thù cho nên đánh giá hiệu quả hoạt động của UBND xã là cơng việc khó khăn, phức tạp. Vì thế, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của UBND xã vừa mang tính chất định tính vừa định lượng và phải dựa trên một hệ thống tiêu chí nhất định. Bên cạnh đó, để cho kết quả đánh giá có được tính khách quan và khoa học, cần phải được xem xét đến những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của UBND xã trên bình diện cụ thể ở Quảng Xương.

2. Quảng Xương là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của Thanh Hố cũng như vùng Bắc Trung bộ về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hoạt động của UBND xã ở các xã của huyện Quảng Xương đã không ngừng được đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định, xây dựng chính quyền xã nói chung, UBND xã nói riêng TSVM, từng bước góp phần xây dựng và hồn thiện mơ hình chính quyền nơng thôn trong Nhà nước Pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Nhất là từ khi thực hiện chủ trương XDNTM, hoạt động của UBND xã càng được khẳng định trên thực tế bằng những kết quả bước đầu đạt được các tiêu chí XDNTM. Mặc dù đã có những bước chuyển biến rõ nét trong hoạt động, song sự chuyển biến chưa thật sự căn bản và vẫn cịn khơng ít những

hạn chế, yếu kém, bất cập. Các khái quát, phân tích, đánh giá về thực trạng, hiệu quả hoạt động của UBND xã trên địa bàn huyện Quảng Xương ở Chương 2 đã phản ánh phần nào thực trạng đó cùng các nguyên nhân của chúng. Đây cũng là sự cảnh báo cần thiết đối với chính quyền xã nói chung, UBND xã ở Quảng Xương nói riêng. Nếu trong những năm tới hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã không được cải thiện sẽ ảnh hưởng lớn đến cơng cuộc đổi mới tồn diện nói chung, cũng như trong tiến trình XDNTM, xây dựng và hồn thiện mơ hình Chính quyền xã.

3. Nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã ở các xã trong huyện Quảng Xương thời gian tới. Luận văn bước đầu đề xuất phương hướng được trình bày tại mục 3.1 của Chương 3. Trên cơ sở đó, tác giả của luận văn nêu mười giải pháp nhằm cụ thể hoá phương hướng để tổ chức thực hiện. Các giải pháp được trình bày tại mục 3.2 của Chương 3 tạo thành một tổng thể, bước đầu thể hiện sự phù hợp với những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, yếu kém trong hoạt động của UBND xã ở các xã trong huyện Quảng Xương, phù hợp với tiến trình xây dựng mơ hình chính quyền xã nơng thơn trong Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân, phù hợp với tiến trình XDNTM ở huyện Quảng Xương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w