Yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 32)

nước, đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư ở xã

Quan điểm, phương hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, tập trung vào 3 nội dung lớn: (1) Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. (2) Xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, có năng lực đáp ứng u cầu của tình hình mới. (3) Tích cực phịng ngừa và kiên

quyết đấu tranh phịng, chống tham nhũng lãng phí, thực hành tiết kiệm [13, tr.52, 54-55].

Quá trình xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp 1992 đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã từng bước đáp ứng được các yêu cầu, địi hỏi của q trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay và cả tương lai, sự đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, đổi mới tổ chức hoạt động của UBND xã nói riêng đang được đặt ra như một tất yếu khách quan. Những yêu cầu tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước ở phạm vi toàn diện hơn, đồng bộ hơn; định hướng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của UBND xã cần tập trung vào những nội dung cụ thể đó là: Một là: Bộ máy nhà nước cần phải được đổi mới để xử lý tốt hơn, hiệu quả hơn mối quan hệ giữa nhà nước - thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, để bộ máy nhà nước có đủ năng lực trong quản lý, điều hành thúc đẩy kinh tế phát triển, hỗ trợ thị trường đồng thời ngăn ngừa được các nguy cơ của thị trường theo đúng phương châm, phương hướng theo mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được Đảng và Nhà nước ta xác định. Hai là: Do tính chất và trình độ phát triển của dân chủ XHCN trong bối cảnh phát triển mới của đất nước địi hỏi phải hồn thiện bộ máy nhà nước để thực sự là “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” [HP 1946], bảo đảm nguyên tắc “Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” [HP 1992]. Sự phát triển của nền dân chủ XHCN đang đặt ra trước bộ máy nhà nước nhiều yêu cầu đổi mới theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Phải đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa nhà nước với cơng dân theo tư duy mới đó là: Chuyển đổi tư duy của cách quản lý truyền

thống là: “Tư duy quyền uy sang tư duy mới là tư duy nghĩa vụ “phục vụ””trong mối quan hệ với công dân theo tư tưởng Đại hội XI của Đảng, “Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân” [13, tr.247]. Bộ máy nhà nước phải được hoàn thiện để đảm bảo cho nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước, nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình đối với các hoạt động của bộ máy nhà nước. Ba là: Hội nhập quốc tế và khu vực là một trong những điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của mình. Sự hội nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bộ máy nhà nước là một yếu tố quan trọng. Do vậy, đổi mới hoàn thiện bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước không chỉ là yêu cầu của vấn đề bên trong đất nước, mà còn là nhu cầu của thế giới tồn cầu hố và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Thực hiện NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới” [13, tr.242]. Bộ máy nhà nước cần phải được hồn thiện để phù hợp với tình hình mới theo hướng những nội dung nêu trên vừa là yêu cầu vừa là điều kiện để bảo đảm cho hiệu quả hoạt động của UBND xã. Để phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư ở xã theo hướng tích cực là khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; đồng thời chấp hành nghiêm pháp luật; ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực xảy ra ngay tại cơ sở. Luật tổ chức HĐND và UBND quy định: “HĐND... đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra” [33, tr.5-6]. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được Quốc hội ban hành số 34/2007/PL - UBTVQH ngày 20/4/2007 và NQ liên tịch số 09/2008/NQLT. CP- UBMTTQVN ngày 17/4/2008 hướng dẫn thi hành khoản 2 điều 16 của pháp lệnh thực hiện dân chủ về quy trình bầu trưởng thôn. Đây là các tổ chức và

đại biểu của các tổ chức được pháp luật quy định tổ chức và hoạt động, là cơ sở, điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã. Ngồi ra cịn có các hình thức tổ chức khác nhau ngay tại cơ sở như: Tổ hoà giải để giải quyết các vi phạm, tranh chấp nhỏ ở trong nhân dân; tổ an ninh, tổ bảo vệ sản xuất, để bảo đảm trật tự, an toàn, trị an, bảo vệ sản xuất; ban kiến thiết để tổ chức việc xây dựng các cơng trình phúc lợi, lợi ích ở cộng đồng; ban giám sát cơng trình... Những hình thức tổ chức này đã phát huy hiệu quả cao về tính tự chủ của cộng đồng dân cư ở xã trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Do đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tổ chức và hoạt động của bộ máy UBND xã phải tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, đủ năng lực để quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, đồng thời phát huy cao độ tính tự quản ở cộng đồng dân cư. Đủ sức ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, tư tưởng lạc hậu, những hành vi thiếu đạo đức, phi văn hoá... đã và đang diễn ra ở nơng thơn vốn được xem là địa bàn bình n, thuần khiết trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w