NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 77)

- CC chuyên môn UBND

2.4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Hiện nay chúng ta đang:

Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của Chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nơng thơn... [13, tr.251].

Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm về hiệu quả hoạt động của UBND xã trong thời kỳ đổi mới và nhất là thời điểm hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân, có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần vào việc hồn thiện mơ hình chính quyền nơng thơn trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã trong việc thực hiện mục tiêu XDNTM.

Những kết quả đạt được ở mỗi xã về phát triển KTXH, QPAN xây dựng chính quyền vững mạnh là sự đóng góp sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ, các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội ở cơ sở và nhân dân trong xã, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của cấp trên trong cả quá trình trước đây và những năm gần đây. Trong đó vai trị quản lý điều hành của UBND xã, mỗi CBCC là “trụ cột” trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong bộ máy UBND xã có vai trị hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Mặt khác xuất phát từ những điều kiện khác nhau như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tâm lý vùng, miền, tình hình KTXH v.v.. ở mỗi xã có những phương pháp vận dụng khác nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra.

Để rút ra những kinh nghiệm hoạt động của UBND xã đạt hiệu quả cao. Tác giả tiến hành khảo sát thực tế ở các xã: xã Tân Thịnh (Bắc Giang) là xã xây dựng điểm mơ hình NTM của Trung ương, xã Thanh Tân (Thái Bình) là xã xây dựng điểm mơ hình NTM của Tỉnh Thái Bình, xã Nga An (Thanh

Hố) là xã xây dựng điểm mơ hình NTM của Tỉnh Thanh Hố và từ hiệu quả hoạt động của UBND xã ở các xã trong huyện Quảng Xương từ năm 2006 - 2012.

Những kinh nghiệm được rút ra như sau:

Một là: Đội ngũ CBCC UBND xã phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ,

lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, trong sáng trong đạo đức, lối sống, có kiến thức quản lý và năng lực quản lý nhà nước ở lĩnh vực được phân cơng phụ trách, đảm nhiệm, có kiến thức về tin học, kiến thức về pháp luật, kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, trong thực thi nhiệm vụ, nhất là đối với người dân trong xã, công dân đến làm việc với UBND xã. Đặc biệt người đứng đầu UBND xã là CT UBND xã, ngoài những tiêu chuẩn theo quy định, phải là người am hiểu thực tế địa phương, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tính quyết đốn cao, nói đi đơi với làm, đã nói là làm, hăng hái, nhiệt tình, có trách nhiệm với cơng việc; năng lực quản lý, điều hành, tác phong làm việc khoa học, có uy tín và khả năng đoàn kết, quy tụ cán bộ trong bộ máy UBND xã để thực hiện nhiệm vụ. Tạo được sự đồng thuận, nhất trí trong Đảng và trong nhân dân.

Hai là: Bám sát các Chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp

ủy Đảng, Chính quyền cấp trên. Xây dựng được kế hoạch phát triển KTXH, QPAN của địa phương trong cả nhiệm kỳ và hàng năm; Xây dựng được đề án XDNTM có chất lượng. Trên cơ sở đó để thực hiện tốt cơng tác quản lý, điều hành theo kế hoạch, nguyên tắc, quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật. Trong quản lý, điều hành phải cương quyết, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Khắc phục cho được tâm lý, tác phong quản lý, điều hành Nhà nước bằng “Tình cảm, cá nhân, gia đình, địa phương, cục bộ”.

Ba là: Xây dựng được Quy chế làm việc của UBND xã, Quy chế phối hợp

hoạt động giữa UBND xã với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, với người đứng đầu các tổ chức đó, với tinh thần đổi mới, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân, từng chức

danh cán bộ trong bộ máy UBND xã. Quy chế phải được xây dựng trên cơ sở dân chủ, khoa học, công khai; Thực hiện tốt công tác CCHC, giảm phiền hà cho nhân dân.

Bốn là: Cấp trên cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn,

chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm, những vi phạm của CBCC trên tinh thần xây dựng, bảo đảm đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, có tình, có lý. Phát huy dân chủ, sự đồng tình ủng hộ của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, của đảng viên và nhân dân trong xã, giúp cho CBCC UBND xã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Định kỳ sơ kết, tổng kết, khen, chê kịp thời.

Năm là: Nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã phải đặt trong tổng

thể hồn thiện hệ thống chính trị cơ sở; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy đối với UBND xã, xây dựng Đảng bộ, chi bộ TSVM theo tinh thần NQ TW 4 (Khóa XI). Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, MTTQ và các đồn thể trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Phát huy vai trò tự quản ở địa bàn dân cư.

Sáu là: Phân cấp, phân quyền cụ thể cho cơ sở xã nói chung, UBND xã

nói riêng để phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ nói chung. Nhất là phát huy tính chủ động sáng tạo trong sự nghiệp XDNTM hiện nay và góp phần hồn thiện mơ hình chính quyền xã ở nơng thôn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w