Hoàn thiện phápluật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 83)

- CC chuyên môn UBND

3.2.1. Hoàn thiện phápluật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã

Để nâng cao hiệu quả hoạt động theo pháp luật của UBND xã trong tiến trình XDNTM, hồn thiện mơ hình chính quyền nơng thơn, trước hết cần phải có một đạo luật về chính quyền xã đầy đủ, đồng bộ, quản lí điều hành thống nhất, phù hợp với điều kiện KTXH, đặc điểm của đối tượng điều chỉnh, bảo đảm thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, mở rộng dân

chủ ở cơ sở, thể hiện được sự phân cấp, phân quyền hợp lí đối với chính quyền xã nói chung, UBND xã nói riêng, giải pháp này tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất: Cần ban hành đạo luật riêng về tổ chức và hoạt động của chính

quyền xã, trong đó cần phân biệt rõ mơ hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền xã. Theo đó các văn bản pháp luật khác khi đề cập tới các vấn đề cụ thể có liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền xã phải phù hợp với văn bản luật này. Để có cơ sở ban hành một đạo luật riêng cho chính quyền xã cần phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (chương IX về HĐND và UBND), sửa đổi luật tổ chức HĐND và UBND, sửa đổi luật bầu cử đại biểu HĐND. Hoàn thiện pháp luật về CBCC xã.

Trong thực tế hiện nay một đạo luật chung cho tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 khơng cịn phù hợp. Chính quyền xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền địa phương nhưng lại có vị trí và vai trị quan trọng là gắn bó mật thiết với nhân dân, đại diện trực tiếp cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân, đồng thời là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lí, điều hành các cơng việc hành chính ở cơ sở và trực tiếp tổ chức thực thi pháp luật. Do đó việc ban hành một đạo luật riêng cho chính quyền xã là địi hỏi khách quan, phù hợp với đặc thù của nông thôn Việt Nam.

Thứ hai: Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã cần xác

định các nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với vị trí, tính chất, phân cấp quản lí cho chính quyền xã.

Hiện nay, những nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định cho chính quyền xã bao gồm tồn diện trên mọi lĩnh vực của đời xã hội trong phạm vi lãnh thổ, trong khi khả năng và điều kiện đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của chính quyền xã để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó trên thực tế chưa đáp ứng. Cụ thể hơn nữa là để nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã phấn đấu để đạt

mục tiêu các tiêu chí NTM trong từng giai đoạn cũng cần phải có sự phân cơng, phân cấp rõ ràng mới có khả năng thực hiện tốt được. Do đó, pháp luật nên phân định tính chất của từng nhóm nhiệm vụ, quyền hạn để quy định cách thức thực hiện, mức độ cần thiết phải thực hiện. Theo đó, các nhóm quyền hạn, nhiệm vụ được phân định như sau:

- Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn chính quyền xã được phân cấp: là việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng ở cơ sở, thực hiện quản lí hành chính trên địa bàn theo thẩm quyền, hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản.

- Nhóm những nhiệm vụ được cấp trên ủy quyền: pháp luật cần phải quy định chặt chẽ những nhiệm vụ được ủy quyền và thực hiện theo đúng quy định của cấp trên.

- Nhóm những nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước khác với chính quyền cấp trên để thực hiện các hoạt động quản lí nhà nước ở xã.

- Nhóm những nhiệm vụ tự quản ở địa bàn dân cư: phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã đi đơi với việc cụ thể hóa các quy định chính quyền xã được phép từ chối khơng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn không thuộc phạm vi pháp luật quy định cho mình, để khắc phục sự tuỳ tiện dồn việc cho xã của các cơ quan chính quyền cấp trên đang diễn ra như hiện nay, đồng thời cũng khắc phục được tình trạng đổ lỗi do khách quan, cho cấp trên khi xảy ra vấn đề ở cơ sở.

- Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về thu, chi tài chính ngân sách xã.

Thứ ba: Về mơ hình tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền xã.

Bộ máy chính quyền xã gồm HĐND và UBND.

* HĐND xã: Pháp luật cần đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã theo hướng đảm bảo cho HĐND thực sự là cơ quan thực quyền, tự quản ở xã, khắc phục cho được tính hình thức trong hoạt động của HĐND và chưa thực

sự đảm bảo tính thực quyền trong tổ chức và hoạt động của HĐND xã. Theo đó, pháp luật cần quy định cụ thể, rõ ràng sát với thực tế về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã, giảm bớt những nhiệm vụ chung chung khơng có tính khả thi như hiện nay.

Nguyên tắc hoạt động của HĐND là công khai, dân chủ, cơ chế làm việc là tập thể. Nhưng Thường trực HĐND xã có hai chức danh (cho hai người) là CT HĐND xã và PCT HĐND xã, nên không đảm bảo cơ chế làm việc tập thể. Vì vậy luật nên quy định thường trực HĐND xã gồm 3 chức danh (3 người) là CT HĐND, PCT HĐND và Ủy viên Thường trực HĐND xã. Đồng thời giao nhiệm vụ, quyền hạn cho thường trực HĐND xã một số việc không thuộc trường hợp bắt buộc phải giải quyết tại kỳ họp và báo cáo với HĐND xã trong kì họp gần nhất. Do tính đặc thù ở xã nên tăng số lượng kì họp cho HĐND xã. Về bầu cử đại biểu HĐND xã: đối với bầu cử đại hiểu HĐND xã cần coi trọng chất lượng đại biểu, cơ cấu thích hợp. Để nâng cao chất lượng, trách nhiệm đại biểu, pháp luật cần quy định lấy phiếu tín nhiệm đại biểu HĐND và các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn ở xã mỗi năm một lần vào cuối năm. Nếu đại biểu nào, chức danh nào khơng vượt q 50% cử tri hoặc đại biểu tín nhiệm thì phải thơi làm đại biểu HĐND xã và thôi chức danh HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

* UBND xã: Pháp luật cần đổi mới tổ chức của UBND xã, đảm bảo cơ cấu, tính chất gọn nhẹ, phải phân định rõ trách nhiệm của tập thể UBND, cá nhân CT UBND và các thành viên của UBND xã.

- Về địa vị pháp lí, chức năng của UBND xã: pháp luật quy định về vị trí pháp lí, chức năng của UBND xã như hiện nay là phù hợp.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã được chia thành các nhóm nhiệm vụ, quyền hạn gồm:

+ Nhiệm vụ quyền hạn được phân cấp: UBND xã thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được phân cấp theo các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên uỷ quyền.

+ Nhiệm vụ quyền hạn thực hiện NQ của HĐND xã trong lĩnh vực tự quản và quản lý, hướng dẫn các hoạt động tự quản của nhân dân ở xã như thôn, làng.

- Tổ chức và hoạt động của UBND xã:

+ Xuất phát từ chức năng UBND xã quản lí hành chính nhà nước theo phân cấp, nên tác giả đồng ý cùng quan điểm với PGS-TS Lê Minh Thơng về mơ hình tổ chức chính quyền hành chính xã: Tổ chức theo cơ chế Ủy ban hành chính.

+ Ủy ban hành chính xã gồm CT, một đến hai PCT và hai đến ba Ủy viên Ủy ban hành chính.

+ Ủy ban hành chính làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng nhưng giao quyền quyết định nhiều hơn (so với hiện nay) cho cá nhân CT Ủy ban hành chính xã [39, tr.591].

Theo đó, pháp luật cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Ủy ban hành chính xã mà luật khơng bắt buộc phải do CT Ủy ban hành chính giải quyết, nếu CT Ủy ban hành chính giải quyết thì phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đó. Pháp luật cũng cần quy định CT Ủy ban hành chính xã phải chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả cũng như những vi phạm xảy ra của Ủy ban hành chính xã.

3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Uỷ ban nhândân xã và đội ngũ cán bộ bán chuyên trách ở xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w