Vị trí địa lý, tình hình kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 35)

động của Uỷ ban nhân dân xã

Quảng Xương là huyện ven biển của tỉnh Thanh Hoá, nằm trong vùng ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế và các vấn đề văn hố, xã hội của tỉnh đó là: Thành phố Thanh Hố với khu công nghiệp Lễ Môn, Thị xã Sầm Sơn và khu kinh tế Nghi Sơn; có hệ thống Quốc lộ 1A, QL 45, QL 47, tỉnh lộ 4A và QL số 10 ven biển đã quy hoạch, tạo thành mạng lưới giao thông dọc ngang trong huyện; đồng thời được bao bọc bởi hai con sông lớn là sơng Mã và sơng n. Phía Bắc huyện giáp Thành phố Thanh Hố và Thị xã Sầm Sơn, phía Tây giáp

huyện Đơng Sơn và huyện Nơng Cống, phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia, phía Đơng là Biển Đơng. Diện tích tự nhiên là 227,63km2, có 18, 2km bờ biển thuộc vùng bãi ngang; dân số là 268.444 người; lao động trong độ tuổi là 161.361 người, chiếm 60,01% (tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2011, nguồn Chi cục thống kê); tổng số hộ là 141.000 hộ. Có 41 đơn vị hành chính trực thuộc (40 xã và 01 Thị trấn). Nền kinh tế truyền thống của Quảng Xương là: thuần nông nghiệp, kết hợp với đánh bắt dở khơi, dở lộng, chế biến hải sản, tiểu thủ công nghiệp như: nghề dệt chiếu, nghề mây tre đan, nghề mộc, xây dựng dân dụng...

Trong tiến trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân, để khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh nguồn lực phát triển kinh tế và phát huy lợi thế so sánh, nền kinh tế Quảng Xương đã chuyển dần từ nền kinh tế truyền thống tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hiện nay, cơ cấu nền kinh tế của huyện Quảng Xương và các xã trong huyện được xác định là: nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản; thương mại, dịch vụ, du lịch; với ba tiểu vùng kinh tế là: tiểu vùng ven biển có 9 xã phân bố ở phía đơng tỉnh lộ 4A, hướng chun mơn hoá chủ yếu là trồng cây công nghiệp hàng năm, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái. Tiểu vùng đồng bằng có 23 xã, thị trấn phân bổ ở trung tâm, phía bắc và phía tây tỉnh lộ 4A, hướng chun mơn hố là: trồng lúa, ni cá, tơm nước ngọt, chăn ni lợn, bị, gia cầm, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tiểu vùng ven sơng Mã, sơng n có 9 xã chun mơn hố là: ni trồng thuỷ sản, trồng cói, dịch vụ thương mại, tiểu thủ cơng nghiệp.

Nhìn chung về thuận lợi phát triển kinh tế của huyện và các xã trong huyện đó là: Nằm giữa ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh là Thành phố Thanh Hoá, Thị xã Sầm Sơn và khu kinh tế Nghi Sơn, hình thành thế chân

vạc tạo ra lợi thế lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm và giải quyết nguồn lao động nông thôn. Hệ thống giao thông đã tạo ra cho Quảng Xương lợi thế trong lưu thơng hàng hố cũng là thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp, thu hút lao động, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Đặc điểm về thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, đất đai thổ nhưỡng cho phép Quảng Xương có nhiều lợi thế và đang hình thành các tiểu vùng kinh tế rõ rệt để phát triển sản phẩm hàng hoá trong trồng trọt, chăn ni, đánh bắt, chế biến có giá trị kinh tế cao, phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch.

Những thuận lợi về phát triển kinh tế của Quảng Xương đồng thời cũng là những thuận lợi trong quá trình hoạt động của UBND xã.

Tuy nhiên, nền KTXH của huyện Quảng Xương và các xã trong huyện cũng thường gặp khó khăn do chính từ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đó là: thời tiết nóng, hạn, rét đậm kéo dài, bão kèm theo mưa, úng lụt kết hợp với triều cường xâm mặn vào diện tích trồng trọt cũng như các sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đồng thời hiện nay đang chịu ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Những hạn chế yếu kém như: kết cấu hạ tầng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu, nền kinh tế vẫn nằm trong tình trạng sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, sản xuất hàng hố chậm phát triển, dịch vụ thương mại vẫn là chợ quê truyền thống tự cấp tự túc phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống khôi phục chậm, du nhập nghề mới chưa vững chắc; công nghiệp và các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ sức cạnh tranh thấp, lao động và việc làm chậm được giải quyết, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cịn cao; tình trạng nơng thơn vắng bóng lao động trong độ tuổi thanh niên ngày càng phổ biến, tệ nạn xã hội có những diễn biến phức tạp..., những hạn chế khó khăn và yếu kém nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của UBND xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 35)