- CC chuyên môn UBND
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế về hoạt động của UBND xã, có nguyên nhân khách quan và chủ quan, theo số liệu điều tra cho thấy:
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của địa phương chưa xác định đúng tiềm năng, thế mạnh chiếm 29, 3%, chưa sát thực tế 21,3%, chưa chi tiết
cụ thể chiếm tỷ lệ 27,4%, chưa xác định đúng năng lực phát triển 20,3% ý kiến trả lời. Việc xây dựng, quán triệt, triển khai các chương trình hành động thực hiện NQ của Trung ương, của tỉnh, của huyện chưa thật phù hợp thực tế địa phương chiếm 39,9%, khó xác định nội dung trọng tâm trọng điểm chiếm 30,4% ý kiến trả lời. Chất lượng các NQ chuyên đề về KTXH của địa phương thời gian qua chưa sát tình hình thực tế chiếm 41% ý kiến. Việc phân cơng, sắp xếp, bố trí cán bộ chưa tốt chiếm tỷ lệ 27,6% phiếu. Đánh giá về yếu tố nào gây khó khăn cho nhiệm vụ phát triển KTXH của địa phương có 11,8% ý kiến cho là phong cách, lề lối làm việc của CBCC chưa thực sự đổi mới, điều hành của UBND xã chưa tốt 19,7%, phong cách, lề lối làm việc của Đảng uỷ đối với UBND xã chưa khoa học 23,3%, Quy chế phối hợp chưa tốt còn chồng chéo chiếm 28,8%, chưa sâu sát cơ sở 25,7%; NQ của HĐND xã ban hành chưa phù hợp với điều kiện KTXH của xã 25,2%, hoạt động giám sát việc thực hiện NQ của HĐND chưa đổi mới 22,7%, năng lực đại biểu tham gia xây dựng thảo luận NQ yếu 26,9%.
Như vậy, theo đánh giá của các đối tượng thông qua lấy phiếu điều tra cho thấy những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong quá trình hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng tập trung vào những điểm sau:
Thứ nhất: Trên thực tế nhận thức vẫn chưa đầy đủ, kịp thời về vị trí vai
trị, chức năng của chính quyền xã, chưa thực sự đề cao vai trò của UBND xã. Vẫn coi xã là cấp cuối cùng trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương cơ sở, nên phải gánh chịu mọi trách nhiệm, nghĩa vụ mà đáng ra phải là cấp tỉnh và cấp huyện. Vẫn coi chính quyền xã và UBND xã là điểm đến của mọi chủ trương chính sách, các giải pháp đổi mới cải cách, nên xã dường như đã và đang rơi vào tình trạng “quá tải”. Bởi vậy, hiện tượng cơng việc bị tồn đọng là điều dễ hiểu. Khơng ít việc UBND huyện cho kiểm tra và chờ đợi kết quả báo cáo từ UBND xã lên. Điều này dẫn đến tình trạng UBND xã đối
phó với UBND huyện, các ngành chức năng bằng cách báo cáo không trung thực, báo cáo hình thức hoặc là “đề cao tơ vẽ thành tích” hoặc là “nêu tình hình rất khó khăn” và đề nghị “hỗ trợ kinh phí thực hiện”. Mặt khác, cũng do nhận thức chưa đầy đủ chức năng tự quản nên cũng chưa có những quy định cụ thể về quyền hạn của UBND xã trong lĩnh vực này dẫn đến hiện tượng quan liêu, xa dân, đùn đẩy cơng việc cho trưởng thơn, xóm, hoạt động của UBND xã có biểu hiện hành chính hóa.
Thứ hai: Các quy định của pháp luật hiện hành về chính quyền xã cịn
thiếu cụ thể nên không tạo được hành lang pháp lý để phát huy vai trị của chính quyền xã và UBND xã trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành phát triển KTXH, QPAN, xây dựng bộ máy và thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở địa phương.
Về phương diện pháp luật: Chính do chưa nhận thức xã và UBND xã là cấp đặc thù chung đối với hệ thống các cấp chính quyền và đặc thù từng vùng do điều kiện vị trí, địa lý, dân tộc, văn hóa... cho nên hiện tại chúng ta chỉ có một Luật chung về tổ chức HĐND và UBND cho cả 3 cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, đã có sự cụ thể hóa¸ cho từng cấp, khơng có nghị định hướng dẫn riêng, chi tiết của Chính phủ. Như vậy, chúng ta đã và đang nhất thể hóa tính chất cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của UBND các cấp và UBND xã.
Về phân cấp quản lý: Cũng chính do khơng có luật riêng cho cấp chính quyền xã và UBND xã, cho nên vấn đề phân cấp, phân quyền, phân việc theo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân để phát huy tính tự quản của nhân dân địa phương cịn lúng túng, có lĩnh vực cịn hình thức. Như nội dung, quyền hạn của HĐND và UBND nhìn chung là giống nhau. Cơ cấu bộ máy UBND xã và các bộ phận chuyên môn thuộc UBND xã, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền từng lĩnh vực chưa rõ, cho nên trong hoạt động quản lý điều hành có sự chồng chéo. Vai trị người đứng đầu là CT UBND xã chưa rõ trách
nhiệm cá nhân. Từ đó dẫn đến chưa phát huy được vai trị của chính quyền xã và UBND xã trong việc tổ chức hoạt động quản lý, điều hành ở cơ sở. Ví dụ: Trồng cây gì? Ni con gì?. UBND huyện phải chỉ đạo trực tiếp từ cơ cấu giống, chủng loại giống, mua giống ở đâu là do UBND huyện hướng dẫn và quyết định, hoặc có đơn vị xây dựng cơng sở làm việc của xã, UBND xã phải xin ý kiến của UBND huyện, CT UBND huyện đồng ý, lẽ ra vấn đề này Đảng bộ, HĐND xã phải được bàn và quyết định. Vấn đề tuyển dụng công chức chuyên môn về UBND xã do UBND huyện quyết định cán bộ nào về thì UBND xã phải chấp nhận, dù cán bộ đó có trường hợp khơng đúng ngành chuyên môn mà UBND xã yêu cầu, mà lẽ ra Đảng ủy, UBND xã phải được tham gia.
Thứ ba: Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo sử dụng, luân chuyển
CBCC UBND xã chưa đạt yêu cầu là nguyên nhân chủ quan, trực tiếp dẫn đến hạn chế, khuyết điểm, yếu kém của công tác quản lý điều hành của UBND xã.
Công tác đánh giá CBCC UBND xã chưa đạt yêu cầu vẫn còn tư tưởng đánh giá theo cảm tính “u nói tốt, ghét nói xấu”. Đánh giá chung chung, đổ lỗi cho khách quan, chưa trung thực, trên tình đồng chí, vì “cái chung” để đánh giá cán bộ.
Cơng tác quy hoạch cán bộ các chức danh cịn hình thức, quy hoạch theo kiểu “xếp hàng ngang”, không đảm bảo các độ tuổi, quy hoạch người kế cận nhiều tuổi hơn người đương chức. Hiện nay ở thơn xóm quy hoạch thơn, xóm trưởng là khó khăn nhất, một số nơi khơng có người để quy hoạch, Đảng viên khơng muốn làm Bí thư chi bộ, thơn xóm trưởng.
Cơng tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ vẫn chưa đạt yêu cầu, nhất là đào tạo về lý luận chính trị, một bộ phận ngại học tập, dù trình độ chưa đảm bảo nhưng đến kỳ bầu cử vẫn tìm mọi cách để lọt vào danh sách và được trúng cử, để được đảm nhận các chức danh CBCC ở xã.
Công tác luân chuyển cán bộ UBND xã còn quá khiêm tốn, chưa tạo ra được những động lực trong luân chuyển cán bộ.
Thứ tư: Sự chỉ đạo của UBND huyện, hướng dẫn kiểm tra, giám sát của
các ngành, các cơ quan chức năng đối với UBND xã, các khối chuyên môn thuộc UBND xã chưa rõ ràng, kịp thời còn chồng chéo.
Phương pháp chỉ đạo của UBND huyện đối với UBND xã vẫn còn nặng về “Cầm tay chỉ việc” đi sâu vào những việc cụ thể, sự vụ. Chưa khơi dậy được tính chủ động sáng tạo của UBND xã. CT UBND xã, nặng về “mệnh lệnh” và “phục tùng”.
Chỉ đạo về CCHC của UBND huyện đối với UBND xã cịn nhiều hạn chế, cơng tác chỉ đạo, điều hành một số mặt còn lúng túng, nhất là về quản lý kinh tế, phòng chống tệ nạn xã hội.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát có biểu hiện một chiều, kết luận cịn chung chung của một số ngành chức năng cấp huyện ở một số lĩnh vực đối với UBND xã đã dẫn đến kém hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, điều hành của UBND xã.
Thứ 5: Phương thức lãnh đạo của Đảng ủy đối với UBND xã chưa thực sự
đổi mới. Mối quan hệ phối hợp giữa UBND xã với Đảng ủy, HĐND, MTTQ và các đoàn thể trong xã chưa đồng bộ.
Phương thức lãnh đạo của Đảng ủy đối với UBND xã chưa thực sự đổi mới trên các nội dung sau: Vẫn cịn tình trạng một số cấp ủy bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với UBND xã. Trong việc ra NQ cấp trên cịn rập khn, thiếu tính chủ động sáng tạo, khơng sát tình hình thực tế của địa phương, hoặc chậm triển khai các NQ, chính sách của cấp trên. Thực hiện quy chế làm việc chưa nghiêm túc. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã chưa được các Đảng ủy coi trọng.
Mối quan hệ, sự phối hợp giữa UBND xã với Đảng ủy, HĐND, MTTQ và các đoàn thể trong hệ thống chính trị ở xã chưa đồng bộ, chưa phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức. Chất lượng hoạt động của HĐND, MTTQ và các đồn thể cịn
hình thức, tác động đến hoạt động quản lý điều hành của UBND xã trên một số lĩnh vực kém hiệu quả.
Một số đơn vị dùng hội nghị tổ chức giao ban thường trực các tổ chức trong hệ thống chính trị (Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ) do Thường trực Đảng ủy hoặc CT UBND xã chủ trì để quyết định những vấn đề không đúng thẩm quyền, vi phạm pháp luật.
Thứ sáu: Điều kiện CSVC, trang thiết bị, phương tiện bảo đảm cho hoạt
động, quản lý điều hành của UBND xã vẫn chưa đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay vẫn cịn 40% số xã, cơng sở làm việc của các tổ chức trong hệ thống chính trị và UBND xã làm việc trong nhà cấp 4 tạm bợ đã xuống cấp, khơng đủ phịng làm việc tối thiểu, các khối thuộc UBND, phòng làm việc để thực hiện CCHC theo cơ chế “1 cửa” có 70% số xã chưa đạt yêu cầu có 40% cơng sở xã được xây dựng bán kiên cố, nhưng do nguồn vốn có hạn nên khi thiết kế, xây dựng và đưa vào sử dụng cho đến nay đã khơng cịn phù hợp. Tồn huyện mới có 30% công sở làm việc đạt yêu cầu.
Thứ bảy: Triển khai chương trình XDNTM có một số nội dung cịn khó
khăn như: quy hoạch chi tiết, nguồn vốn... Điều kiện kinh tế, thu nhập của nơng dân cịn nhiều khó khăn, chênh lệch giữa các vùng miền trong huyện, giữa các đối tượng trong xã, do đó mức đóng góp XDNTM khơng thể đạt được yêu cầu trong thời gian ngắn.
Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chưa được thực hiện trên thực tế, hoặc vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại): khoảng 30%. Nguồn vốn này ai là người đứng vay? thế chấp thế nào? ai trả? đang là vấn đề lúng túng ở cơ sở...
Một số tiêu chí trong bộ tiêu chí quy định khó thực hiện như: tiêu chí xã nào cũng có chợ nơng thơn là khơng phù hợp, mà có thể chuyển sang quy hoạch chợ cụm xã, tụ điểm dịch vụ ở mỗi xã. Các tiêu chí: Cơ cấu lao động; nhà ở dân cư; mơi trường; nghĩa trang... khó thực hiện.