Đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 93 - 97)

- CC chuyên môn UBND

3.2.4. Đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng và hồn thiện mơ hình chính quyền nơng thơn, “Bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” [13, tr.238]. Khắc phục những hạn chế, khuyết điểm: “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên

một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ cịn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội” [13, tr.171]. Đồng thời xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu XDNTM là cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện, được thực hiện theo phương châm “dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” huy động sức dân, của dân, làm lợi cho dân.

Do đó, cần phải đẩy mạnh thực hiện pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất: Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, về nội

dung pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã theo pháp lệnh số: 34/2007/PL- UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Làm cho nhân dân, CBCC, cán bộ bán chuyên trách hiểu sâu sắc những nội dung của pháp lệnh, nâng cao nhận thức và năng lực thực hành về quyền của mình và xác định trách nhiệm và nhiệm vụ cơng chức UBND xã thực thi công vụ phục vụ nhân dân, ở từng lĩnh vực, trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện KTXH. UBND xã phải tạo những điều kiện thuận lợi như phương tiện, điều kiện, cơ chế để người dân được nói lên suy nghĩ của mình, được bày tỏ, chính kiến quan điểm của mình về những nội dung của pháp lệnh.

Kinh nghiệm thực hiện pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã cho thấy: Khi nhân dân, các đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể ở xã, nhất là công chức, cán bộ chuyên trách, cán bộ bán chuyên trách ở xã và ở thơn, xóm nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nội dung thực hành dân chủ, họ sẽ xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi tham gia đóng góp xây dựng những vấn đề có liên quan đến mọi hoạt động ở địa bàn dân cư nơi họ sinh sống, công tác, đồng thời họ cũng xác định được quyền lợi của mình cần làm gì và làm như thế nào là đúng đắn mà pháp lệnh dân chủ cho họ được làm. Tránh được tình trạng xảy ra những lời nói và hành động “q khích” dẫn đến những hậu quả “xấu” làm giảm lòng tin, gây nghi ngờ nhau trong nội bộ.

Phát huy hết cơng năng của CSVC hiện có như: Nhà văn hóa thơn, hệ thống đài truyền thanh, điểm bưu điện văn hóa xã... bằng các hình thức phổ biến, tuyên truyền khác nhau như: Giới thiệu pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã thông qua các CLB, các buổi sinh hoạt của tổ chức MTTQ và các đồn thể ở thơn, xóm và ở xã, trao đổi phổ biến, tuyên truyền về nội dung pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, kết hợp, lồng ghép với những nội dung các văn bản pháp luật khác có liên quan, nội dung theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng tổ chức mình để có sự nhận thức tồn diện để khi hành động được đồng bộ đúng đắn.

Thứ hai: UBND xã phải thực hiện nghiêm túc, những nội dung phải được

công khai để dân biết như: Kế hoạch phát triển KTXH, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của xã; Dự án cơng trình đầu tư, thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng...; Nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC ở xã trực tiếp giải quyết những công việc của nhân dân; Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với xã, các khoản huy động đóng góp, kế hoạch vay vốn cho dân để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc, tham nhũng (nếu có) của cán bộ, Đảng viên, cơng chức xã, cán bộ thơn; Kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu; Nội dung tiếp thu ý kiến nhân dân thuộc thẩm quyền quyết định của UBND xã; Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các cơng việc có liên quan đến nhân dân do UBND xã thực hiện. UBND xã phải điều hành để nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp: Về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi, cơng cộng trong phạm vi ở xã, ở thơn do nhân dân đóng góp tồn bộ hoặc một phần kinh phí và các cơng việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định

của pháp luật. Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định như: Hương ước, quy ước của thơn, xóm; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thơn, thành viên ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Những nội dung nhân dân giám sát, kiểm tra như việc thực hiện các nội dung đã được công khai, nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, nội dung bàn, biểu quyết, nhân dân tham gia ý kiến.

UBND xã phải tạo điều kiện thuận lợi thông qua quản lý, điều hành các phương tiện CSVC hiện có để các hình thức cơng khai được áp dụng, các hình thức dân bàn, quyết định trực tiếp, nhân dân bàn và biểu quyết được thực hiện có hiệu quả trên thực tế theo quy định của pháp luật và được sự đồng ý của nhân dân nhưng không trái với các quy định của pháp luật và các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba: UBND xã phải phân cấp rõ ràng trong việc thực hiện chủ trương

vận động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực XDNTM. Nhất là các nguồn lực về vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng ở thơn, xóm. Bởi vì, trong 19 tiêu chí XDNTM, có 12 tiêu chí diễn ra ở thơn, xóm, dựa vào nội lực của nhân dân, các nội dung xây dựng thơn xóm đều do nhân dân bàn bạc, quyết định và tổ chức thực hiện, nguồn vốn chủ yếu là huy động sức đóng góp của nhân dân, cộng đồng dân cư ở thơn xóm. Mặt khác, thơn, xóm có đặc trưng cố kết cộng đồng đặc biệt, đó là sự quần tụ của nhân dân trong thơn, xóm phần lớn là anh, em, họ hàng, người thân..., cho nên sự vận động các nguồn vốn từ bên ngoài, từ người thân, anh, em ở mọi miền trong và ngồi nước có nhiều thuận lợi. Đó là sự hỗ trợ, giúp đỡ, đóng góp cả vật chất và tinh thần để xây dựng thơn xóm “Kiểu mẫu theo các tiêu chí NTM”. Hướng phân cấp đó là: Những cơng trình có tính chất kỹ thuật phức tạp, nguồn vốn đầu tư lớn nhân dân không thể tự làm thì ưu tiên cho các doanh nghiệp trong thơn, trong xã, những doanh nghiệp có năng lực tốt làm trước và thanh toán theo kế hoạch huy động vốn hàng năm. Những cơng trình cấp xã nhưng từ nguồn đóng góp tự nguyện của

nhân dân trong xã cũng cần được phân cấp rõ để nhân dân xác định thẩm quyền và trách nhiệm, tránh được tình trạng cục bộ, phân tán chỉ lo phần ở thơn xóm mà khơng tham gia ở xã và ngược lại. Khắc phục cho được hạn chế đang diễn ra đó là: Huy động đóng góp về xã sau đó xã phân cho thơn xóm nào thì quyền của xã, dẫn đến sự thiếu lòng tin của nhân dân giữa các thơn xóm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ - Hiệu quả hoạt động của UBND xã ở huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w