Tổng quan
Nước Anh (Liên hiệp vương quốc Anh) là một nước dân chủ theo chế độ quân chủ lập hiến. Nữ Hoàn g Elizabeth II đứng đầu Nhà nước. Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là độc lập và hệ thống chính quyền theo mơ hình đại nghị (mơ hình Westminster). Người đứng đầu của Đảng chiếm đa số sau
cuộc bầu cử sẽ được Nữ Hồn g triệu tập để thành lập Chính phủ. Nghị viện Anh theo hình thức lưỡng viện với 650 ghế tại Hạ viện và khoảng 750 ghế tại Thượng viện. Giai đoạn từ năm 1999 chứng kiến sự chuyển giao một số quyền lực đối nội cho xứ Scotland và xứ Wales thông qua Nghị viện Scotland và Quốc hội xứ Wales. Giữa hai viện của Quốc hội Anh thì Hạ viện có tầm quan trọng và quyền lực cao hơn vì Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện và phải cố gắng duy trì sự tín nhiệm của Hạ viện để có thể nắm quyền. Thượng viện được xem như “viện xét lại”, có quyền trì hỗn việc thơng qua các dự luật nhưng khơng có quyền bác bỏ.
Các Ủy ban và việc thu thập thông tin [10]
Các Ủy ban của Hạ viện có nhiệm vụ giám sát cơng việc của Chính phủ. Các Ủy ban tại Thượng viện tập trung vào 4 lĩnh vực sau: Về các vấn đề Châu Âu; khoa học; Kinh tế và Hiến pháp Anh. Nghị viện Anh có tổng cộng khoảng 80 Ủy ban và thành viên của các Ủy ban do Nghị viện phê chuẩn.
Có nhiều hình thức Ủy ban tại Hạ viện Anh, nhưng có hai Ủy ban vượt trội hơn là Ủy ban Dự luật công (PBCs, một trong những Ủy ban phụ trách các vấn đề chung) và Ủy ban phụ trách các Bộ (DSCs). Ủy ban Dự luật công bao gồm từ 15 đến 50 thành viên và được chỉ định thu thập các chứng cứ từ Chính phủ, các cơng chức và chun gia về các dự án luật của Chính phủ. Các dự luật được thẩm tra theo từng điều khoản một và những sửa đổi được kiến nghị trong một báo cáo gửi đến Hạ viện. Thành viên của Ủy ban dự luật cơng có tỷ lệ các đảng phái tương ứng với thành phần đảng phái của Hạ viện.
Chức năng của Ủy ban phụ trách các Bộ là “thẩm tra các khoản chi tiêu, việc quản lý nhà nước và chính sách của các Bộ”. Mỗi Ủy ban phụ trách một Bộ tương ứng và được tái tổ chức định kỳ theo cơ cấu của các cơ quan của Chính phủ. Mỗi Ủy ban được một nhóm nhỏ gồm khoảng 6 nhân viên hỗ
trợ và tất cả các Ủy ban được hỗ trợ bởi một văn phòng do một thư ký Hạ viện cao cấp đứng đầu.
Thẩm quyền của Ủy ban phụ trách các Bộ được quy định trong Luật về thủ tục, quy chế làm việc của các Ủy ban và các hướng dẫn hoạt động khác, bao gồm cả quyền yêu cầu nộp tài liệu (và bắt buộc phải đệ trình) và triệu tập các nhân chứng. Mặc dù các thành viên của Ủy ban phản ánh cơ cấu chính trị của Nghị viện, tuy nhiên phương thức hoạt động và văn hoá làm việc tại Ủy ban mang tính chất (hoặc ít nhất được mong muốn mang tính chất) phi đảng phái. Các thành viên của Ủy ban nhóm họp ít nhất một lần một tuần (thường là 2 lần và thỉnh thoảng là 3 lần) trong thời gian Nghị viện đang họp. Nhìn chung phương thức tổ chức hoạt động giám sát, điều trần, và chuẩn bị các báo cáo theo trình tự, cách thức được mơ tả ở phần nội dung về Nghị viện New Zealand.