Như đã đề cập ở trên đây, pháp luật nước ta chưa sử dụng thuật ngữ điều trần nhưng có quy định về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các đối tượng giám sát trước Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Về bản chất, hoạt động báo cáo, giải trình trước Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cũng chính là hoạt động điều trần. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, đã có những quy định tạo cơ sở cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tiến hành các hoạt động điều trần.
Điều 38 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 quy định: “Hội đồng Dân tộc
và các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên Chính phủ, Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và những viên chức nhà nước hữu quan cung cấp tài liệu hoặc đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng hoặc Ủy ban xem xét, thẩm tra. Người nhận được yêu cầu của Hội đồng hoặc Ủy ban của Quốc hội phải đáp ứng yêu cầu đó”.
Theo quy định của điều này, tại các phiên giải trình, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các quan chức cao cấp trong bộ máy hành pháp, tư pháp đến “trình bày” những vấn đề mà Hội đồng Dân tộc, Ủy ban quan tâm. Bên cạnh đó, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cóthể yêu cầu các nhóm người khác liên quan đến vấn đề đang được xem xét, thẩm tra cung cấp tài liệu, hoặc đến trình bày.
Đối với những đối tượng khác, Luật khơng quy định Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban có được mời hay khơng mời tham gia. Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói riêng là cơng khai, minh bạch, với sự tham gia của công chúng. Do vậy, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Hồn tồn có thể mời các thành phần khác đến dự phiên họp giải trình để có thêm thơng tin đặt bên cạnh thơng tin do Chính phủ cung cấp.
Điều 27 Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã có quy định cụ thể hơn: “Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội có quyền u cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao , cơ quan khác hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu hoặc đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đang xem xét, thẩm tra, người nhận được yêu cầu có trách nhiệm thực hiện”. Với quy định này, Hội đồng Dân tộc, các
Ủy ban khơng chỉ có thẩm quyền u cầu đại diện các Bộ, ngành đến báo cáo, mà cịn có thể mời cả đại diện các tổ chức, cá nhân khác đến trình bày. Các đối tượng mà Ủy ban có quyền yêu cầu đến trình bày những vấn đề đang được xem xét, thẩm tra gồm có cả “các tổ chức, cá nhân có liên quan”. Có thể hiểu “các tổ chức, cá nhân có liên quan” khơng chỉ trong bộ máy nhà nước, mà cả các tổ chức xã hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp, viện, trường, chuyên gia, cá nhân công dân…
Nghiên cứu quy định tại các Điều 3, Điều 27, Điều 29, Điều 32, Điều 33 trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội cho thấy một số điểm đáng lưu ý trong hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban như sau:
- Đối tượng giám sát của Ủy ban bao gồm: (Hoạt động của) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và văn bản quy phạm pháp luật.
- Một số quy định về trình tự tiến hành giám sát có tính chất của hoạt động điều tra, điều trần tại Ủy ban như: Ủy ban yêu cầu các cơ quan báo cáo về hoạt động thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách, (việc xem xét báo cáo hoạt động khác với việc thẩm tra báo cáo công tác cũng được quy định tại Điều 29); trong việc Ủy ban (Thường trực Ủy ban ) xem xét báo cáo của Đoàn giám sát, có thể mời (chứ khơng có quy định u cầu) đối tượng bị giám sát có mặt tại phiên họp; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu mà Ủy ban quan tâm liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
- Lĩnh vực yêu cầu các cơ quan báo cáo tương đối hạn hẹp, chỉ bó gọn trong xem xét báo cáo hoạt động (những việc đã làm, không bao gồm trách nhiệm phải làm gì để giải quyết), khi có khiếu nại, tố cáo và xem xét báo cáo Đoàn giám sát. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn có cách hiểu khác nhau về báo cáo hoạt động, phân biệt sự khác nhau giữa báo cáo hoạt động và báo cáo công tác. Nếu hiểu hoạt động theo nghĩa thơng thường thì rất rộng, có khả năng dẫn đến sự lạm quyền của các Ủy ban khi yêu cầu các cơ quan phải báo cáo hoạt động.
- Thẩm quyền của các Ủy ban trong hoạt động này còn chưa thật rõ: Các Ủy ban chỉ có quyền nghe báo cáo mà khơng có quyền chất vấn, u cầu giải trình hay yêu cầu gì thêm; trong hình thức thứ hai, khơng có quyền yêu cầu đối tượng bị giám sát có mặt và khơng có quy định sự tranh luận giữa Đồn giám sát và đối tượng bị giám sát; trường hợp thứ ba gần với
hoạt động điều trần nhất (chỉ dừng lại ở việc xem xét vấn đề bị khiếu nại, tố cáo đúng hay sai).
Theo quy định của Khoản 1, Điều 27, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiến hành thẩm tra báo cáo cơng tác của Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao . Phiên họp thẩm tra là phiên họp tồn thể của Ủy ban, vì vậy khơng thích hợp để áp dụng điều trần. Tuy nhiên, trước khi tiến hành họp thẩm tra, có q trình chuẩn bị thẩm tra. Đây là khâu có thể áp dụng điều trần để thu thập thơng tin, hỗ trợ các thành viên Ủy ban tiến hành phiên họp thẩm tra tốt hơn.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban có thể yêu cầu Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về hoạt động thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách….
Khoản 3, Điều 27 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội trao cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban thẩm quyền yêu cầu người đứng đầu hoặc đại diện được uỷ quyền của các cơ quan báo cáo về hoạt động của mình tại cuộc họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban. Trong cuộc họp, thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban sẽ yêu cầu làm rõ những điểm, những vấn đề, nội dung hoạt động, từ đó đưa ra những khuyến nghị, đề xuất.
Điều 33 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định, trên cơ sở khiếu nại, tố cáo nhận được, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tổ chức họp và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (trong đó có Bộ, cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu các cơ quan này) đến để trình bày, cung cấp thơng tin, tài liệu. Trong cuộc họp này, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cũng có thể mời người khiếu nại, tố cáo hoặc các cá nhân, tổ chức có liên quan đến để nghe trình bày về vấn đề có liên quan. Các bên có điều kiện và cơ hội tranh luận, chứng minh luận điểm của mình trước Ủy ban.
Như vậy, các quy định trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành những phiên điều trần tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước ta.