Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 57 - 63)

- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế:

Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, điều trần trong hoạt động của Quốc hội nước ta thời gian qua cho thấy còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại sau đây:

Một là, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhận thức rõ ràng và thống

lỗi lầm, quy trách nhiệm cho từng cá nhân hoặc các cơ quan của Chính phủ. Quan niệm này tạo sự căng thẳng khơng đáng có, cản trở mục đích thu nhận thơng tin, hợp tác.

Bên cạnh đó, vẫn có sự nhầm lẫn như: Coi điều trần là chất vấn ở Ủy ban; coi thành phần tham dự điều trần chỉ giới hạn trong các cơ quan của Chính phủ ; hiểu điều trần chỉ được áp dụng trong giám sát; điều trần phải do toàn thể thành viên Ủy ban tiến hành v.v…

Hai là, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động

của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chưa sử dụng thuật ngữ “điều trần” hoặc thuật ngữ tương tự; chưa quy định rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền của Ủy ban, quyền và nghĩa vụ của các bên, quy trình, thủ tục tiến hành điều trần… Chính vì vậy, việc áp dụng các quy định này để tiến hành hoạt động điều trần tại các Ủy ban gặp khơng ít khó khăn, lúng túng.

Ba là, số lượng các Ủy ban ở Quốc hội nước ta hiện nay còn rất hạn

chế và chưa được tổ chức tương ứng với cấu trúc của các Bộ, ngành thuộc Chính phủ. Trong khi Chính phủ có 26 Bộ và cơ quan ngang Bộ, thì Quốc hội chỉ có 10 Ủy ban. Nghĩa là trung bình một Ủy ban của Quốc hội phải phụ trách các lĩnh vực thuộc gần 3 cơ quan Bộ, ngành. Trên thực tế, các Ủy ban phải phụ trách phạm vi hoạt động rộng hơn nhiều, vì có những lĩnh vực giao thoa nhau. Điều này càng thể hiện rõ đối với những Ủy ban có lĩnh vực hoạt động rất rộng như Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính và Ngân sách, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban về Các vấn đề xã hội, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng… Điều này đã tạo ra tình trạng quá tải trong hoạt động của các Ủy ban của Quốc hội. Trong khi đó, nếu áp dụng điều trần, phạm vi bao phủ của hoạt động này rất rộng, liên quan đến mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban cộng với tính chất chun mơn sâu, kéo dài, hoạt động này sẽ làm tăng khối lượng công việc của các Ủy ban thêm nhiều lần.

Khả năng tham gia của thành viên Ủy ban vào các hoạt động của Ủy ban là rất hạn chế. Đa số thành viên Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, Bộ phận Thường trực chỉ có vài người. Hoạt động của các tiểu ban chưa đưa lại kết quả như mong muốn, số lượng các thành viên chuyên trách của các Ủy ban quá ít ỏi, nên dù chia thành các lĩnh vực nhất định thì “quay đi, quay lại vẫn là những con người đó”. Trên thực tế, hoạt động của các Ủy ban trong Quốc hội Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào Thường trực, thực trạng này sẽ là trở ngại không nhỏ đối với việc áp dụng điều trần tại Ủy ban, vì số thành viên Ủy ban vừa có chun mơn thích hợp, vừa có điều kiện thời gian tham gia các phiên điều trần sẽ rất hạn chế. Nhiều đại biểu Quốc hội là thành viên các Ủy ban cũng nắm giữ chức vụ trong các cơ quan thuộc quyền quản lý của Chính phủ nên rất dễ xảy ra xung đột lợi ích khi tiến hành các phiên điều trần.

Trong khi khối lượng và phạm vi cơng việc của Quốc hội tăng một cách nhanh chóng, hiện nay các Ủy ban chỉ tổ chức một vụ chun mơn phục vụ với số lượng chun viên trung bình cịn q ít, khoảng 20 người. Thành viên Ủy ban và cán bộ ở Vụ giúp việc đều chưa có nhiều kinh nghiệm về điều trần.

Bốn là, hoạt động điều trần cũng mới được tổ chức ở một số Ủy ban

của Quốc hội và mang tính chất thí điểm. Cũng có Ủy ban đã tổ chức một số lần. Điều này cũng có nghĩa là điều trần chưa thực sự là cơng cụ hữu hiệu, là “món ăn hàng ngày” của các Ủy ban.

Năm là, hoạt động điều trần được tổ chức ở các Ủy ban với các cách

thức và thủ tục khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo, vận dụng của các cán bộ giúp việc các Ủy ban. Điều này một mặt nào đó tạo điều kiện cho các Ủy ban cóthể sáng tạo hơn trong cách làm, nhưng về cơ bản chưa tạo ra sự thống

nhất, chưa đảm bảo tính chặt chẽ và chuyên nghiệp trong việc tổ chức các phiên điều trần.

Sáu là, tuy đã tiệm cận được với các yếu tố chung của điều trần được

tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, song việc tổ chức điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta vẫn còn nhiều hạn chế về cách thức tổ chức. Việc điều trần tại Ủy ban chưa được thông báo rộng rãi, cơng khai từ trước (ít nhất là trên website của Quốc hội) để các nhóm lợi ích, các chun gia có thể theo dõi và đăng ký tham gia phát biểu, cung cấp thơng tin. Tại các buổi giải trình, vẫn thiên về hỏi đáp giữa đại biểu và đại diện Bộ, ngành hữu quan, các thành viên Ủy ban chưa thực sự trở thành “người trọng tài” ngồi nghe các bên tranh luận, thảo luận và cung cấp chứng cứ. Do mới tiến hành thí điểm và thiếu cơ sở pháp lý nên các Ủy ban của Quốc hội vẫn chưa tiến hành điều trần với các trường hợp bắt buộc. Việc kiến nghị với Chính phủ sau giải trình, đưa vấn đề vào chương trình kỳ họp chưa được thực hiện triệt để.

* Nguyên nhân của hạn chế:

Những hạn chế, tồn tại của việc tổ chức các phiên giải trình cũng như áp dụng điều trần vào hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cơ sở pháp lý cho các hoạt động điều trần chưa thực sự đồng

bộ, đầy đủ. Nguyên nhân này dẫn đến thực trạng là nhiều ý kiến nhấn mạnh rằng hiện tại thuật ngữ “điều trần” chưa hề được đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta. Do vậy, các Ủy ban chưa có cơ sở rõ ràng để tiến hành hoạt động điều trần.

Thứ hai, thuật ngữ “điều trần” còn gây tâm lý ngần ngại cho các bên

tham gia điều trần. Về thuật ngữ “điều trần”, đa số ý kiến cho rằng việc dùng thuật ngữ “điều trần” khơng thể hiện chính xác ý nghĩa của hoạt động điều trần và thậm chí cịn gây ra tâm lý ngần ngại. Bởi vì trong văn hóa Việt Nam,

việc được mời tham gia các phiên điều trần sẽ gây ra cảm giác người được mời là người có lỗi, phiên điều trần là để bắt lỗi, truy trách nhiệm của những người được điều trần. Do đó, việc dùng thuật ngữ điều trần sẽ gây nên cảm giác nặng nề. Qua đó, một số ý kiến cũng đề xuất nên tìm các thuật ngữ phù hợp hơn. Chẳng hạn như “họp để nghe ý kiến”, “giải trình”, “báo cáo” thì có lẽ dễ được chấp nhận hơn.

Thứ ba, điều trần là một hình thức hoạt động thường xuyên và hiệu quả

của Ủy ban ở nghị viện các nước, nhưng đối với Việt Nam chúng ta, đây còn là một vấn đề mới mẻ. Cũng chính vì mới mẻ nên tri thức và nhận thức chung của đại biểu Quốc hội cũng như cán bộ giúp việc về vấn đề này vừa thiếu vừa khơng đồng đều. Do đó, việc hoạt động điều trần ở Ủy ban của Quốc hội nước ta gặp khơng ít khó khăn.

Thứ tư, tỷ lệ Đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm ở Quốc hội nước ta còn rất

lớn, khoảng 70%. Phần lớn các đại biểu Quốc hội vẫn kiêm nhiệm các chức vụ của hành pháp hoặc hành chính. Do đó, hoạt động giám sát nói chung và hoạt động điều trần nói riêng sẽ gặp khơng ít khó khăn vì đa số đại biểu Quốc hội vẫn là “cấp dưới” của Bộ trưởng. Rõ ràng, chính sự xung đột lợi ích ở đây là một trong những yếu tố tác động tới hiệu quả của các cuộc điều trần ở Quốc hội.

Thứ năm, ngồi bốn ngun nhân cơ bản nói trên, cịn có nguyên nhân

về các điều kiện đảm bảo như các cơ quan của Quốc hội về cơ sở vật chất, đội ngũ giúp việc, thiếu cơ chế phù hợp để huy động sự tham gia của các chuyên gia giỏi vào các cuộc điều trần.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thực tiễn tổ chức các phiên điều trần ở Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội cho thấy vai trò và tác dụng hữu ích của điều trần. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức điều trần ở các Ủy ban của Quốc hội

nước ta còn những hạn chế nhất định. Điều trần mới được tổ chức ở một số cơ quan của Quốc hội mà chưa trở thành một hình thức giám sát thường xuyên trong hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Bên cạnh đó, quan niệm, trình tự, thủ tục, cách thức tổ chức điều trần vẫn được hiểu chưa thật thấu đáo và thống nhất, vì vậy cách tổ chức thực hiện ở các cơ quan khác nhau là khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là do cơ sở pháp lý của điều trần còn mỏng, chưa thống nhất và đầy đủ, tâm lý e ngại của nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào điều trần, sự thiếu hụt những tri thức và kinh nghiệm trong tổ chức điều trần, nguồn lực thời gian và con người của các Ủy ban và bộ phận giúp việc còn nhiều hạn chế …

Chương 3

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w