Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận của hoạt động điều trần, chúng ta có thể thấy rằng, điều trần (trong hoạt động giám sát) là một hình thức hoạt động, một công cụ giám sát hữu hiệu của các Ủy ban của nghị viện. Mục đích cơ bản của hoạt động điều trần là nhằm tạo điều kiện để các Ủy ban của nghị viện có thêm thơng tin phục vụ cho việc đưa ra các quyết định của mình. Điều đó có nghĩa là nội dung điều trần thường phải gắn kết với các nhiệm vụ, hoạt động của Ủy ban, khơng thể có các hoạt động điều trần khơng phục vụ việc xem xét một nội dung nào đó mà Ủy ban đang được giao thực hiện. Đồng thời, điều trần khơng phải là hoạt động soi xét, tìm kiếm sai sót, quy trách nhiệm của một chủ thể nào đó. Những đối tượng được tham gia phát biểu ý kiến tại các phiên điều trần có thể là các Bộ trưởng, các cơng chức, các chun gia trong các lĩnh vực có liên quan, đại diện của các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị nghiên cứu khoa học, các hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân công dân.
Phiên họp điều trần của các Ủy ban thường được tiến hành với các thủ tục tương tự như các phiên họp chính thức của Ủy ban. Tuy nhiên do tính chất của phiên họp điều trần chủ yếu là để thu thập thông tin, nên thủ tục tiến hành phiên họp cũng được thực hiện một cách linh hoạt và đơn giản hơn. Cụ thể tại phiên họp này, nhiệm vụ cơ bản của các thành viên Ủy ban là lắng nghe quan điểm của các nhân chứng được mời tham gia phiên điều trần. Các thành viên của Ủy ban có thể đặt các câu hỏi để làm rõ về các vấn đề liên quan, thông thường, việc lựa chọn các nhân chứng tham gia phát biểu tại phiên điều trần phải đảm bảo sự cân bằng về số lượng các ý kiến phản đối hoặc ủng hộ về các vấn đề được thảo luận. Kết quả các phiên điều trần thường được Hội đồng
Dân tộc và các Ủy ban sử dụng để xây dựng báo cáo của Hội đồng Dân tộc, của Ủy ban về cuộc điều trần với các đề xuất kiến nghị với Chính phủ.
Chương 2