Bảo đảm phiên điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hội phải gắn với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các Ủy ban của

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 66 - 69)

- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;

3.1.3. Bảo đảm phiên điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hội phải gắn với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các Ủy ban của

hội phải gắn với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các Ủy ban của Quốc hội

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ việc “kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hồn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi hành luật. Quốc hội làm tốt chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, quyết định và phân bổ ngân sách nhà nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước" là chủ trương lớn của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Trong thời gian qua, nhất là kể từ khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, Quốc hội không ngừng được đổi mới về cả tổ chức và phương thức hoạt động; hiệu lực, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao. Nghị quyết của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII (2007-2011) đã đánh giá những kết quả đạt được như sau: “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội khóa XII đã kế thừa, phát huy những thành quả, bài học kinh nghiệm của Quốc hội các khóa trước ln nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồn kết, tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ cả về tổ chức và phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước…Bộ máy tham mưu, giúp việc được củng cố, kiện tồn từng bước ổn

định, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Phương thức, chế độ làm việc có nhiều cải tiến theo hướng khoa học, nền nếp hơn, phát huy dân chủ, tăng tính chủ động, sáng tạo”. Tuy vậy, thực tế cho thấy hoạt động của Quốc hội vẫn còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến nguyên nhân từ cơ cấu tổ chức và cơ chế, những đảm bảo trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, nhất là trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội các khóa gần đây cho thấy, mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng tổ chức và hoạt động của Quốc hội cịn có những hạn chế, chưa đảm bảo tính hợp lý, khoa học và thống nhất, thể hiện ở một số mặt như: Giới hạn về số lượng các Ủy ban Quốc hội dẫn đến phạm vi hoạt động của một số Ủy ban quá rộng, chưa đảm bảo tính chuyên sâu, đây được xem là một trong những nguyên nhân đưa tới việc kém hiệu quả trong hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng; chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu địi hỏi nâng cao tính chun nghiệp trong hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và tương xứng với tổ chức bộ máy hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp.

Về nguyên tắc, tính chất làm việc tập thể của các Ủy ban của Quốc hội được thể hiện rõ nhất tại các phiên họp toàn thể của Ủy ban. Tại đó, các thành viên của Ủy ban có thể trao đổi, tranh luận và đưa ra các quyết định cuối cùng của Ủy ban. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do có một số lượng lớn các thành viên của Ủy ban hoạt động kiêm nhiệm, nên các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam khơng có điều kiện họp tồn thể thường xuyên, mỗi năm thường chỉ hai lần trước mỗi kỳ họp, với số lượng thành viên khoảng 40-50 người, thời gian họp toàn thể thường chỉ trong một buổi đến một ngày, toàn thể Ủy ban là một diễn đàn khá lớn để xem xét các vấn đề mang tính chi tiết và kỹ thuật chuyên sâu.

Trong khi đó, điều trần ở các nước thường do các tiểu ban hoặc một nhóm thành viên Ủy ban chủ trì về những vấn đề chuyên sâu trong lập pháp hoặc giám sát. Nếu áp dụng điều trần, việc phân chia công việc chuẩn bị để xem xét, thẩm tra các dự án luật hoặc một vấn đề giám sát của các Ủy ban cho các tiểu ban, hoặc nhóm thành viên Ủy ban điều trần làm cho công việc của Ủy ban được chia nhỏ thành các nội dung cụ thể và có thể được tiến hành song song với nhau. Cách làm này tiết kiệm tối đa thời gian làm việc của Ủy ban, nhất là trong điều kiện thời gian hoạt động của tồn thể Ủy ban ln ln bị hạn chế. Do vậy, ở góc độ này, có thể nói số lượng đáng kể các phiên điều trần làm cho hoạt động của các Ủy ban càng được chun mơn hố thì năng lực làm việc của Ủy ban càng được nâng cao.

Hơn nữa, các phiên họp toàn thể của Ủy ban không thể thực hiện được tất cả các công việc mà Ủy ban cần phải thực hiện như điều tra, khảo sát, lấy ý kiến công chúng, soạn thảo chi tiết các báo cáo, các văn kiện khác v.v.. nhất là trong điều kiện các Ủy ban có số lượng các thành viên lớn như ở Quốc hội nước ta, về nguyên lý, các phiên họp toàn thể của Ủy ban chỉ được tổ chức khi các công việc chuẩn bị cho các quyết định của Ủy ban đã hoàn thànhvà tất cả các thành viên của Ủy ban đã sẵn sàng cho các nội dung đó. Chẳng hạn, khi cần xây dựng một bản báo cáo thẩm tra của Ủy ban thì phiên họp tồn thể của Ủy ban chỉ có thể được tổ chức khi bản dự thảo báo cáo thẩm tra đã được chuẩn bị đầy đủ và thơng tin đến tồn bộ các thành viên của Ủy ban.

Vì vậy, để tổ chức có hiệu quả các cơng việc của Ủy ban, nguyên tắc phân công lao động tiếp tục được áp dụng, theo đó vai trị của các tiểu ban và các nhóm làm việc cần được phát huy. Trên cơ sở nguyên tắc này, các nội dung công việc của Ủy ban (bao gồm tất cả các nội dung thẩm tra, giám sát, kiến nghị) sẽ được phân công cho các tiểu ban hoặc các nhóm làm việc của Ủy ban thực hiện các công việc chuẩn bị như tiến hành lấy ý kiến công chúng, tổ

chức tham vấn chuyên gia, điều tra, khảo sát, soạn thảo các báo cáo, kiến nghị, dự thảo v.v…Đối chiếu với điều trần, chúng ta thấy nhiều công việc quan trọng trong số các công việc này đã được thực hiện trong quá trình điều trần.

Sau khi các nội dung cơng việc của các phiên điều trần hồn thành, các tiểu ban và các nhóm làm việc sẽ báo cáo kết quả cuối cùng tại phiên họp toàn thể của Ủy ban. Trên cơ sở sản phẩm đã được chuẩn bị sẵn của các tiểu ban, các nhóm làm việc, phiên họp toàn thể của Ủy ban sẽ thảo luận, trao đổi để hoàn thiện báo cáo hoặc yêu cầu các tiểu ban phải soạn thảo lại nếu chất lượng của quá trình chuẩn bị chưa bảo đảm.

Việc tổ chức các luồng công việc của Ủy ban như vậy một mặt sẽ phát huy được tính chun mơn của các tiểu ban, mặt khác đảm bảo được tính hiệu quả của các phiên họp tồn thể của Ủy ban. Điều này có ý nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện ở nước ta khi việc tổ chức các phiên họp toàn thể ở Quốc hội nước ta là không thường xuyên.

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w