Đẩy mạnh tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi về điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hộ

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 75 - 79)

- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;

3.2.2. Đẩy mạnh tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi về điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hộ

rãi về điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hội

Về đối tượng truyền thông

Trở ngại đầu tiên đối với việc áp dụng điều trần vào hoạt động của các Ủy ban nằm ở nhận thức, quan niệm. Do đó, cần phải đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm làm cho các bên vượt qua sự e dè ban đầu, hiểu rõ tính chất, mục đích của điều trần, từ đó cùng hợp tác trong quá trình điều trần.

Trước hết, cần tiến hành các hoạt động truyền thông ngay trong bản

thân nội bộ Quốc hội, các Ủy ban, các đại biểu Quốc hội. Chỉ khi thông suốt về nhận thức, quan niệm trong các Ủy ban thì mới vững tin tiến hành điều trần và thực hiện điều trần theo đúng tính chất, mục đích của hoạt động này. Sau nữa, khi bản thân các Ủy ban đã nhận thức rõ về điều trần, khả năng tác động để thay đổi nhận thức từ các bên khác sẽ tăng lên, đặc biệt là tác động đến nhận thức từ phía các Bộ, ngành - Là các cơ quan thường xuyên làm việc với các Ủy ban. Đặc biệt, cần truyền thông tới lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, những nhân vật có tiếng nói quyết định trong việc áp dụng điều trần tại Ủy ban.

Thứ hai, cần truyền thông tới các Bộ, ngành để họ hiểu và sẵn sàng hợp

tác, cung cấp thông tin tại các phiên điều trần. Với những đặc thù trong hệ thống chính trị của Việt Nam, khi các thành viên Chính phủ có vị trí cao hơn nhiều thành viên các Ủy ban, nhiều thành viên Ủy ban đồng thời là quan chức hành chính ở các tỉnh, thành phố, là cấp dưới của các thành viên Chính phủ, cơng tác truyền thơng càng đặc biệt cần thiết.

Thứ ba, cần truyền thông tới công chúng, bao gồm các chuyên gia,

viện, trường, hiệp hội, doanh nghiệp, người dân, báo chí… Đây là nhóm mục tiêu hết sức đa dạng, và trừ một số chuyên gia, nhóm này thường có hiểu biết hạn chế về Quốc hội và hoạt động lập pháp. Trong khi đó, sự tham gia của những nhóm người này có ý nghĩa khơng thể thiếu đối với việc tiến hành điều trần. Nhưng ở Việt Nam, cịn có tâm lý e dè trong cơng chúng khi nói đến sự tham gia của họ trong q trình ban hành chính sách nói chung và điều trần nói riêng. Do đó, việc truyền thơng đối với nhóm đối tượng này là hết sức quan trọng.

Về nội dung truyền thơng

Đối với các nhóm chủ thể trên cần giải thích rõ tính chất, mục đích, tác dụng của điều trần, cơ sở pháp lý của điều trần, vai trị của cơng chúng trong quá trình điều trần, thủ tục điều trần.

Về tính chất, mục đích, lợi ích của điều trần: Trước hết, cần làm cho

các nhóm đối tượng truyền thơng hiểu rõ tính chất, mục đích, lợi ích của điều trần. Các nội dung này cần cho tất cả các nhóm, tuy nhiên, đối với từng nhóm cần nhấn mạnh hơn đến việc truyền thơng nội dung sát với nhóm đó nhất

Về căn cứ pháp lý để tiến hành các hoạt động mang tính chất điều trần: Cần làm rõ, mặc dù hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật liên

quan đến hoạt động của các Ủy ban khơng hề có từ “điều trần”, nhưng như đã phân tích, có thể vận dụng một số quy định hiện hành để cải tiến các hoạt động như giải trình, lấy ý kiến cơng chúng, chuẩn bị thẩm tra theo tính chất điều trần. Nội dung truyền thơng này trước hết chủ yếu nhằm đến các cơ quan của Quốc hội để các cơ quan này vững tin trong việc áp dụng điều trần và hiểu rõ cần áp dụng điều trần vào khâu nào trong khuôn khổ hiện nay. Nội dung này cũng cần được truyền thông tới các Bộ, ngành nhằm giải toả những băn khoăn của họ về căn cứ pháp lý.

Về vai trò, sự tham gia của từng chủ thể: Vai trò, sự tham gia của từng

chủ thể trong điều trần là khác nhau. Đối với các thành viên Ủy ban chủ trì điều trần, cần phổ biến những thẩm quyền của họ trong vai trò điều hành, chủ tọa phiên điều trần để có thể sử dụng các thẩm quyền đó một cách phù hợp nhất, dẫn dắt các phiên điều trần đi đúng hướng, đúng đích, đạt được mục tiêu đề ra. Các Bộ, ngành, công chúng cũng cần hiểu rõ những thẩm quyền này để không thắc mắc khi các thành viên Ủy ban sử dụng chúng.

Đối với các Bộ, ngành và cơng chúng, như đã nói, cần nhấn mạnh, các nhóm người này đều cùng là những người được mời đến để cung cấp thơng tin cho Ủy ban, nói cho các thành viên Ủy ban nghe cùng một không gian, cùng một thời gian, theo sự chỉ định của các thành viên Ủy ban.

Về quy trình, thủ tục: Quy trình, thủ tục tiến hành điều trần cũng cần được

trật tự, để các bên biết từng chủ thể cần phải làm gì, lúc nào, được làm gì, khơng được làm gì... Quan trọng hơn, việc tuân thủ quy trình, thủ tục sẽ hỗ trợ điều trần diễn ra đúng tính chất, mục đích, đạt được kết quả mong muốn.

Về hình thức truyền thơng

Tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động giới thiệu về điều trần cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, nhất là những cơ quan có vai trị quan trọng trong việc sửa đổi các luật liên quan như Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp.

Những Ủy ban đã được giới thiệu về điều trần, đồng thời đã tiến hành cải tiến hoạt động giải trình, cần được hỗ trợ về kỹ thuật, rút kinh nghiệm, bài học để tiếp tục cải tiến phiên giải trình theo đúng tính chất của điều trần. Bên cạnh các phiên điều trần trong hoạt động giám sát, các Ủy ban này cũng nên thí điểm áp dụng điều trần trong q trình chuẩn bị thẩm tra dự án luật. Các Ủy ban này cũng cần được tập huấn sâu, bài bản, kết hợp lý thuyết với phần thực hành điều trần. Trong ba năm tiếp theo của Quốc hội nhiệm kỳ XIII (2013-2015), với kinh nghiệm, các bài học tích luỹ được, các Ủy ban này có thể tăng số lượng các cuộc điều trần lên.

Đối với các Ủy ban khác, trước hết cần tổ chức các hoạt động giới thiệu chung về điều trần cho tất cả các Ủy ban hoặc cho từng Ủy ban, bao gồm cả các thành viên Ủy ban và cán bộ của Vụ giúp việc. Các Ủy ban này cần được tạo điều kiện tham dự các phiên giải trình, phiên nghe ý kiến cơng chúng, được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm từ các Ủy ban đi trước. Sau đó, cần tổ chức các khố tập huấn nghiêng về kỹ năng cho các Ủy ban chưa tiến hành điều trần. Từ năm thứ ba (2013) của nhiệm kỳ Quốc hội khố XIII, có thể bắt đầu tăng số lượng Ủy ban thí điểm điều trần để sang năm thứ tư, tất cả các Ủy ban đều tiến hành điều trần.

Các Ủy ban cần tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, cách thức tổ chức điều trần; khả năng áp dụng vào

hoạt động của các Ủy ban, khả năng sửa đổi các quy định liên quan để có thể áp dụng điều trần một cách chính thức, thường xuyên trong hoạt động của các

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w