KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 85 - 87)

- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội được ban hành đã đánh dấu một bước tiến quan trọng và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Từ sau khi Luật có hiệu lực đến nay, cùng với các quy định của Hiến pháp và các văn bản có liên quan, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã bước đầu phát huy tác dụng, góp phần đưa hoạt động giám sát của Quốc hội vào nề nếp, từng bước nâng cao hiệu lực và hiệu quả. Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội kịp thời phát hiện ra những “lỗ hổng” của hệ thống pháp luật và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để bổ khuyết cho những thiếu sót đó. Cũng thơng qua hoạt động này, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội góp phần phát hiện ra những sai phạm trong quá trình thực thi luật pháp, kịp thời kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp.

Trong hoạt động giám sát của Quốc hội, điều trần là một trong những công cụ giám sát hết sức hiệu năng. Thông qua hoạt động điều trần của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, có thể thấy rõ vai trị, ý nghĩa của hoạt động này bởi nó góp phần làm sáng tỏ những nội dung mà xã hội và cử tri quan tâm, cung cấp thông tin nhiều chiều phục vụ cho việc ra các quyết định của Ủy ban, từ đó là cơ sở, là căn cứ để xem xét đánh giá các vấn đề cụ thể, góp phần tăng cường vị thế và chất lượng hoạt động của Ủy ban ; nâng cao hiệu lực hoạt động của Ủy ban, tạo sự hiểu biết, chia sẻ giữa Quốc hội với Chính phủ và với nhiều chủ thể khác có liên quan đến vấn đề đang được Ủy ban xem xét, góp phần làm sinh động, sâu sắc hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đem lại ảnh hưởng to lớn và góp phần củng cố vững chắc niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII đến nay, trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành và việc nghiên cứu, giới thiệu về điều trần, một số Ủy ban đã thí điểm cải tiến hoạt động giải trình theo hướng điều trần (như Ủy Ban Tư pháp, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban về Các vấn đề xã hội, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học; Công nghệ và Môi trường…).

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức điều trần ở các Ủy ban của Quốc hội nước ta còn những hạn chế nhất định. Cụ thể như: Điều trần mới được tổ chức rải rác ở một số Ủy ban trong khi đây là một hình thức giám sát rất hiệu quả. Quan niệm, trình tự, thủ tục, cách thức tổ chức điều trần vẫn được hiểu chưa thật thống nhất và thấu đáo do chủ yếu vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Việc tổ chức các phiên điều trần dưới tên gọi là các phiên giải trình đã tiệm cận được các yếu tố cơ bản của điều trần song cần tiếp tục chuẩn hóa và hồn thiện vì cịn khá sơ khai…

Các hạn chế này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tựu trung lại có ba nguyên nhân chủ yếu là: Những thiếu hụt trong các quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội về điều trần, tâm lý e ngại của nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào điều trần, sự thiếu hụt những tri thức và kinh nghiệm trong tổ chức điều trần.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng và nâng cao hiệu quả của điều trần tại các Ủy ban của Quốc hội. Muốn vậy, các cơ quan hữu quan của Quốc hội cần tiến hành một số công tác quan trọng như: Tổng kết thực tiễn tổ chức giải trình tại các Ủy ban của Quốc hội trong thời gian qua; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về điều trần; tăng cường công tác truyền thơng để tìm kiếm sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo về điều trần; từ đó, hồn thiện hệ thống các quy định pháp luật về điều trần.

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w