- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;
3.2.4. Tăng cường năng lực của Bộ máy giúp việc của Quốc hộ
Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện Quốc hội hoạt động khơng thường xun, thì hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Để bảo đảm cho
hoạt động của đại biểu Quốc hội chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm như hiện nay thì việc tăng cường năng lực của Bộ máy giúp việc là hết sức quan trọng.
Để nâng cao chất lượng Bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong trong thời gian tới, cần tiến hành các công việc cụ thể sau đây:
- Kiện toàn Văn phịng Quốc hội thành một thiết chế đủ mạnh, có tính ổn định lâu dài để có thể tham mưu, giúp Quốc hội tổ chức thực hiện có kết quả các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Văn phịng Quốc hội phải được tổ chức theo ba mảng cơng việc chính là: Bộ phận nghiên cứu; tổng hợp chung, Bộ phận nghiên cứu; tham mưu cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội và Bộ phận hành chính, hậu cần.
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ của Văn phòng Quốc hội là những người có bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn và kỹ năng nghiệp vụ cao, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức công tác tại các vụ chuyên môn phục vụ trực tiếp Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, vì họ chính là những người trực tiếp giúp Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong hoạt động thẩm tra, giám sát nói chung, tổ chức điều trần nói riêng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách thu hút được lực lượng chuyên gia giỏi tham gia vào hoạt động giám sát của Quốc hội, hoạt động điều trần của Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội.
- Kiện tồn mơ hình Văn phịng của Đồn đại biểu Quốc hội nhằm thực hiện chuyên nghiệp và chuyên trách trong hoạt động của đại biểu. Các văn phòng này sẽ cùng với Văn phịng Quốc hội hình thành nên mạng liên kết trong việc tổ chức công tác nghiên cứu, thông tin và chia sẽ kinh nghiệm, kỹ năng để phục vụ đại biểu Quốc hội có hiệu quả hơn.