- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;
3.1.5. Bảo đảm điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hội cần gắn với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hộ
cần gắn với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội
Một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, trong nhà
nước pháp quyền, sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, của Quốc hội nói riêng phải tuân theo Hiến pháp và Luật. Điều 4 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Pháp luật là sự thể chế quan điểm, đường lối của Đảng, vì vậy tuân thủ nghiêm minh pháp luật cũng là tuân thủ đường lối của Đảng.
Để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội - Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X đã xác định cần: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội”. Chiến lược xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh đến mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc theo hướng hiệu quả, thực chất và chuyên nghiệp hơn.
Điều 41, Điều lệ Đảng quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đồn thể chính trị xã hội khẳng định: “Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng cơng tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.”
Sau 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng đoàn Quốc hội đã xây dựng mối quan hệ hợp tác, trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm với các Ban cán sự Đảng bộ và các Đảng đoàn ở Trung ương trong khi thực hiện chức năng lập pháp, chức năng giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, đảm bảo quán triệt và thực hiện đúng đắn quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, phải được cụ thể hoá bằng việc Ban chấp hành Trung ương Đảng hoặc Bộ Chính trị thảo luận và ban hành một nghị quyết riêng, chỉ đạo hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Nghị quyết này cần sớm được ban hành, từ đó sẽ là căn cứ, là cơ sở để Quốc hội tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của mình, nhất là những vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát mà hoạt động điều trần là một phần khơng thể thiếu góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Từ đó, mở rộng sự tham gia của nhân dân và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong hoạt động giám sát hoạt động điều hành và chấp hành của các cơ quan, nhà nước.