KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ ĐIỀU TRẦN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34 - 35)

SÁT CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

Tìm hiểu trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, khái niệm chất vấn dường như được nhắc đến lần đầu tiên trong Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 63/SL ngày 23/11/1945 quy định về cách thức tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, tại Điều thứ 100 và 108 “Trừ những trường

hợp đặc biệt phải họp kín, cịn thì Hội đồng nhân dân xã (tỉnh) họp công khai. Dân xã (tỉnh) có quyền dự thính nhưng khơng có quyền chất vấn”. Tuy

không quy định trực tiếp đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn, nhưng nếu hiểu ngược lại quy định này thì có lẽ là đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn nhưng khơng rõ là chất vấn ai mà thôi. Hiến pháp 1946 (thông qua ngày 9/11/1946) tại Điều thứ 55 quy định “Các Bộ trưởng phải trả

lời bằng thư từ hoặc bằng lời nói những điều chất vấn của Nghị viện hoặc của Ban thường vụ” [13].

Khái niệm chất vấn của cơ quan dân cử đã được luật hoá từ những ngày đầu tiên thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, còn khái niệm điều trần có vẻ như được du nhập từ nước ngồi và lần đầu tiên xuất hiện trong Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Australia ngày 05/3/1991, trong đó quy định “Tồ án trọng tài sẽ

dành cho các Bên ký kết một sự điều trần công bằng.”. Và tiếp tục được luật hoá trong Luật cạnh tranh năm 2004, Điều 54. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh “Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc

một thành viên làm Chủ tọa phiên điều trần để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể”. Tóm lại, Luật Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận điều trần là một

trong những hoạt động của cơ quan dân cử [13].

Như vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hai khái niệm chất vấn và điều trần tồn tại độc lập với nhau. Phần này trình bày thực tiễn ở Quốc hội Việt Nam liên quan đến khả năng áp dụng điều trần vào hoạt động của các Ủy ban. Để đi vào cụ thể, tác giả xin trình bày ở mục 2.2 dưới đây.

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w