Bảo đảm điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hội phải góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hộ

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69 - 70)

- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;

3.1.4. Bảo đảm điều trần trong hoạt động giám sát của Quốc hội phải góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hộ

phải góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội

Việc áp dụng các phiên điều trần tại các Ủy ban giúp cho các thành viên Ủy ban phát huy khả năng chun mơn của mình; có điều kiện đi sâu vào những vấn đề mình quan tâm; đồng thời có điều kiện theo dõi tốt hơn các hoạt động của ngành hành pháp trong lĩnh vực mình phụ trách cũng như dễ dàng hơn trong việc tạo ra mạng lưới các mối quan hệ có liên quan đến cơng việc của mình.

Bên cạnh đó, về nguyên tắc tất cả các thành viên của Ủy ban phải nắm chắc các nội dung các phiên họp của Ủy ban để tham gia tốt hơn, cho nên họ phải được quyền cung cấp đầy đủ các thông tin. Hơn thế nữa, theo Điều 7, Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Ủy ban có trách nhiệm phải “cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cho các thành viên của Hội đồng, Ủy ban ”. Với tính chất của mình, các phiên điều trần tạo diễn đàn

phù hợp để tiếp nhận thông tin từ các công dân, các nhà chuyên mơn và giới báo chí. Rõ ràng những thơng tin này có giá trị cho tất cả các thành viên của Ủy ban trực tiếp tham dự phiên điều trần. Thông qua kết quả của phiên điều trần, các thành viên còn lại cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn với những thông tin nhận được từ những đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm về lĩnh vực mà Quốc hội đang xem xét thông qua, các quyết định của Quốc hội sẽ phù hợp hơn với yêu cầu thực tế và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cơng chúng.

Hiện nay, trong q trình xây dựng chương trình nghị sự của Quốc hội, như chính nhiều thành viên, lãnh đạo của các Ủy ban của Quốc hội nước ta thừa nhận, các Ủy ban còn dễ dãi trong việc thẩm tra chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, cũng như trong thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, hoặc các báo cáo của các Bộ, ngành. Hệ quả của thái độ dễ dãi này là bỏ lọt những dự án luật, pháp lệnh hoặc những báo cáo của các Bộ, ngành chất lượng chưa đặt ra kỳ họp Quốc hội; hoặc đưa vào chương trình làm luật chỉ những cái tên luật, mà chưa có nội dung cụ thể, để xảy ra tình trạng Chính phủ thường xuyên xin đưa vào chương trình, rồi lại xin rút ra...

Tình trạng này có thể được giải quyết phần thơng qua việc tiến hành thủ tục điều trần tại các Ủy ban trước khi quyết định các chương trình nghị sự của Quốc hội. Các phiên điều trần có tác dụng như một “bộ lọc” đầu tiên, “lọc” bớt những dự luật thực sự không cần thiết ra khỏi chương trình xem xét, thảo luận của Quốc hội. Hình thức điều trần có thể giúp các Ủy ban “gánh vác” vai trị phản biện, canh cổng các chính sách, dự luật của hành pháp trước khi đưa ra phiên họp toàn thể.

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w