Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hộ

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 83)

- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hộ

điểm điều trần cần được tổng kết, làm cơ sở cho việc sửa đổi các quy định liên quan về hoạt động của các Ủy ban.

Bên cạnh đó, các cơ quan hữu quan có thể biên dịch một số tài liệu về điều trần của nghị viện các nước và biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức điều trần cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Trong nhiệm kỳ mới, cần phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đưa các nội dung về điều trần vào các hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội. Trước hết cần đưa những nội dung cơ bản nhất về điều trần vào chương trình giới thiệu cho đại biểu Quốc hội mới trúng cử. Sau đó, đưa điều trần vào chương trình hội nghị tập huấn về “Làm việc tại Ủy ban ”. Cuối cùng, có thể tiến hành riêng một số khoá tập huấn về điều trần cho thành viên các Ủy ban và cán bộ các Vụ giúp việc. Trong quá trình này, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, cần nâng cao nhận thức của đại biểu Quốc hội là đảng viên về công tác bồi dưỡng, xác định rõ đây không chỉ là quyền lợi mà cịn là nghĩa vụ của đại biểu. Thơng qua các hoạt động bồi dưỡng để mỗi đại biểu bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, củng cố bản lĩnh và sự tự tin để thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu.

Bên cạnh đó, tiến hành những hoạt động giới thiệu về điều trần cho các bên liên quan khác như các Bộ, ngành, cơng chúng, báo chí.

Tiến hành các hoạt động tương tự về điều trần đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (nghiên cứu, giới thiệu, tập huấn, tài liệu hướng dẫn).

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng Dân tộc, cácỦy ban của Quốc hội Ủy ban của Quốc hội

Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho điều trần, một trong những vấn đề quan trọng không kém là tổ chức thực hiện và điều kiện để tổ

chức thực hiện. Nếu khơng có đủ “lực” và “lượng” thì các cơ quan của Quốc hội dễ rơi vào trạng thái lực bất tòng tâm. Cần sửa đổi một số quy định khác nhằm kiện toàn cơ cấu tổ chức và tăng thẩm quyền của các Ủy ban để nâng cao năng lực của các Ủy ban nói chung, từ đó áp dụng điều trần tốt hơn.

Một là, trong các nhiệm kỳ tới của Quốc hội có thể tiếp tục nghiên cứu chia tách thêm một số Ủy ban của Quốc hội. Ví dụ, Uỷ ban về Các vấn đề xã

hội có thể được tách thành hai Ủy ban là: Uỷ ban Y tế, Xã hội và Uỷ ban Lao động, Tiền lương với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể là:

+ Uỷ ban Y tế, Xã hội phụ trách lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vấn đề dân số, các vấn đề về giới, người có cơng, phịng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội;

+ Uỷ ban Lao động, Tiền lương phụ trách lĩnh vực lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh nhiệm vụ giữa Uỷ ban về Các vấn đề xã hội và Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng theo hướng: chuyển lĩnh vực tôn giáo từ Uỷ ban về Các vấn đề xã hội sang cho Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng vì lĩnh vực này chứa đựng nhiều nội dung về văn hoá hơn là xã hội.

- Tách Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng thành Uỷ ban Văn hoá, Thể thao và Uỷ ban Giáo dục.

Cũng tương tự như đối với Uỷ ban về Các vấn đề Xã hội, phạm vi các lĩnh vực mà Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng hiện nay đang phụ trách là quá lớn. Bên cạnh đó, căn cứ để phân định chức năng, nhiệm vụ cho Uỷ ban này cũng có điểm thiếu hợp lý, vì “Văn hố, Giáo dục” là theo lĩnh vực, còn “Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng” lại căn cứ vào đối tượng và quá cụ thể.

- Tách Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Uỷ ban Môi trường.

Lĩnh vực khoa học, công nghệ và lĩnh vực mơi trường tuy có mối quan hệ nhất định và đều là những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển của một quốc gia, tuy nhiên, mỗi lĩnh vực lại đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau đối với các cơ quan nhà nước có liên quan. Hơn nữa, do sự biến đổi không ngừng của khoa học, công nghệ, thực tế ngày càng đặt ra nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó, có những vấn đề địi hỏi phải giải quyết bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như việc áp dụng khoa học cơng nghệ trong q trình phát triển đất nước, đồng thời, hạn chế những tác động mang tính tiêu cực do việc lợi dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Song song với vấn đề khoa học, công nghệ, những vấn đề liên quan đến môi trường cũng ngày càng trở thành một vấn đề “nóng bỏng”, được các tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm, do đó, các chính sách về vấn đề này cần thiết phải được các cơ quan của Quốc hội xem xét một cách kỹ lưỡng nhằm bảo đảm tính đúng đắn và khả thi. Điều đó lý giải yêu cầu cần thiết phải bảo đảm sự chuyên sâu trong hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội về hai lĩnh vực quan trọng này. Do đó, trong thời gian tới, nên tách Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành hai uỷ ban là: Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Uỷ ban Môi trường.

- Thành lập mới Uỷ ban Dân nguyện hoặc cơ quan Thanh tra của Quốc hội. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội nhất thiết phải giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết thấu đáo các khiếu nại, tố cáo của nhân dân, là nơi nhân dân tin tưởng gửi gắm và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của

mình. Chính vì vậy, việc Quốc hội thành lập một cơ quan chuyên sâu đảm nhiệm cơng tác dân nguyện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Cơ quan này có thể được thành lập theo hai phương án: thành lập mới một Uỷ ban của Quốc hội thực hiện công tác dân nguyện (Uỷ ban dân nguyện) hoặc tổ chức cơ quan Thanh tra Quốc hội (Ombudsman) như mơ hình một số nước đang thực hiện.

Hai là, tăng số lượng và chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Trong những nhiệm kỳ gần đây (khóa XI, XII, XIII), cùng với việc đổi mới tổ chức và hoạt động, Quốc hội đã không ngừng tăng cường số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ở Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, việc tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách là một trong những đổi mới rất quan trọng, theo đó Quốc hội từng bước đã xây dựng được một đội ngũ đại biểu chuyên trách đông đảo hơn về số lượng, cao về chất lượng và có cơ cấu tương đối hợp lý. Với 156 đại biểu chuyên trách khóa XIII, chiếm 31,2% tổng số đại biểu Quốc hội, trong đó có 91 đại biểu chuyên trách ở Trung ương và 65 đại biểu chuyên trách ở địa phương, đã thể hiện sự đổi mới một cách liên tục trong cơ cấu tổ chức và cán bộ của Quốc hội, ở Trung ương số lượng đại biểu chuyên trách là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, đảm nhiệm cương vị Lãnh đạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được tăng cường bố trí tương đối hợp lý, phù hợp với yêu cầu công tác và khối lượng công việc thực tế của từng cơ quan. Các Đồn đại biểu Quốc hội địa phương đều có đại biểu Quốc hội chuyên trách. Tuy nhiên để bảo đảm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội thì với số lượng như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn… thực tế cần thiết phải tăng cả số lượng và chất lượng đại biểu chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội.

Ba là, thành lập các Tiểu ban của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo hướng vào đầu nhiệm kỳ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc

hội cần thành lập các tiểu ban. Trưởng Tiểu ban là Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, còn các thành viên khác là Uỷ viên Hội đồng, Ủy ban, đại biểu Quốc hội.

Bốn là, hoàn thiện cơ chế giới thiệu, lựa chọn và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm lựa chọn được những đại biểu Quốc hội thực sự

xứng đáng, góp phần nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; đặc biệt nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc chuyên trách và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Về trình độ, các đại biểu đều được đào tạo cơ bản, nhiều đại biểu Quốc hội được đào tạo chuyên sâu ở một số lĩnh vực, có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, học vị Tiến sỹ, Thạc sỹ, am hiểu về lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng, các Ủy ban của Quốc hội. Các đồng chí trong Lãnh đạo Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác và giữ cương vị lãnh đạo quản lý chủ chốt của các cơ quan Trung ương và địa phương. Hầu hết các đại biểu Quốc hội chuyên trách là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực cơng tác tốt, có uy tín cao, đã được rèn luyện qua thực tiễn, có điều kiện hoạt động đại biểu. Việc bố trí các đại biểu hoạt động trong từng cơ quan của Quốc hội, đảm nhận công tác cụ thể về cơ bản phù hợp với năng lực sở trường và lĩnh vực chuyên môn, đã tạo điều kiện cho đại biểu phát huy khả năng của mình, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói chung và các cơ quan của Quốc hội nói riêng.

Một phần của tài liệu Điều trần trong hoạt động giám sát của quốc hội ở việt nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w