- Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ trong Báo cáo điều trần của Ủy ban ;
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo đảm cho điều trần trở thành hình thức phổ biến trong hoạt động giám sát của Quốc hộ
hình thức phổ biến trong hoạt động giám sát của Quốc hội
Để hoạt động điều trần được thực thi hữu hiệu trên thực tế, nghị viện các nước cũng tạo ra một khung pháp luật đầy đủ cho hoạt động điều trần. Có những nghị viện cịn xây dựng những bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo các Ủy ban của nghị viện và các nghị sĩ có thể tham gia hoạt động điều trần một cách có hiệu quả.
Ở nước ta, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của các Ủy ban chưa sử dụng thuật ngữ “điều trần” hoặc thuật ngữ tương tự; chưa quy định rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền của Ủy ban, quyền và nghĩa vụ của các bên, quy trình, thủ tục tiến hành điều trần… Để khuyến khích Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban tổ chức các điều trần, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, cần phát triển rõ hơn cơ sở pháp lý của điều trần tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, hậu quả pháp lý của hoạt động này; về quy trình, thủ tục tiến hành các phiên họp nghe ý kiến cơng chúng; xây dựng quy trình, thủ tục làm việc mẫu dành cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam. Mặt khác để cho điều trần trở thành một trong những hình thức phổ biến trong hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của các phiên điều trần, cần sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Cụ thể:
i) Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, tập trung củng cố các cơ quan chuyên môn của Quốc hội theo hướng tăng thêm các Ủy ban của Quốc hội, vừa tăng thêm các đại biểu chuyên trách làm việc tại các Ủy ban. Đây là hướng đi sẽ giúp Quốc hội phát huy vai trò của các cơ quan của Quốc hội, góp phần khắc phục hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong thời gian qua. Việc thành lập mới và tách một số Ủy ban của Quốc hội hiện có khơng nhất thiết phải tương ứng với số bộ của Chính phủ, mà tương xứng với khối lượng công việc xây dựng pháp luật, thẩm tra và giám sát, từ đó đưa điều trần thành một hình thức chính thức trong hoạt động của các cơ quan của Quốc hội; quy định rõ đối tượng, phạm vi, trách nhiệm giải trình, hậu quả pháp lý của điều trần. Trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý, cần quan tâm đúng mức tới việc phân công, phân nhiệm trong hoạt động giám sát nói chung, trong hoạt động điều trần phục vụ chức năng giám sát của Quốc hội
nói riêng, đảm bảo mỗi chủ thể giám sát có đối tượng, phạm vi giám sát khác nhau, tránh chồng chéo, trùng dẫm, có thể gây nên tình trạng rối loạn chức năng và vơ hiệu hố chế độ trách nhiệm.
ii) Sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong đó quy định rõ trình tự, thủ tục tổ chức các phiên điều trần. Nội dung điều khoản về thủ tục điều trần cụ thể như sau:
- Trong quá trình triển khai chương trình hoạt động, trong trường hợp cần thiết, Thường trực Ủy ban có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến điều trần trước Ủy ban (trình bày hoặc cung cấp thơng tin về các vấn đề mà Ủy ban đang quan tâm) tại phiên họp của Ủy ban.
- Thường trực Ủy ban có trách nhiệm xác định nội dung, thời gian cần nghe điều trần và thông báo trước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đến điều trần được biết để chuẩn bị. Nội dung và kế hoạch điều trần được thông báo cho các thành viên Ủy ban.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đến điều trần có trách nhiệm chuẩn bị, trình bày, cung cấp đầy đủ thơng tin về những vấn đề mà Ủy ban quan tâm, trả lời các câu hỏi của các thành viên Ủy ban.
- Nội dung cuộc điều trần được ghi thành biên bản và lưu trữ tại Ủy ban. iii) Trên cơ sở Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ban hành Quy chế điều trần tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Để có cơ sở cho việc xây dựng và hồn thiện khuôn khổ pháp lý về điều trần tại Quốc hội nước ta, trước hết, cần tổ chức tổng kết hoạt động điều trần tại các Ủy ban của Quốc hội thơng qua hình thức giải trình trong thời gian qua. Việc tổng kết các phiên giải trình trong thời gian qua cho phép chúng ta đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và những ngun nhân của nó. Đây chính là cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về điều trần.
Bên cạnh đó, do điều trần vẫn là vấn đề mới mẻ ở Quốc hội nước ta, nên việc nghiên cứu kinh nghiệm điều trần tại nghị viện các nước là hết sức quan trọng. Điều trần đơn thuần là vấn đề về kỹ thuật, cách thức hoạt động. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và học tập, vận dụng kinh nghiệm điều trần ở nghị viện các nước vào việc hồn thiện khn khổ pháp lý về điều trần ở Quốc hội nước ta.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XII và đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII tới nay, nhiều Ủy ban của Quốc hội đã thực hiện thành công các cuộc điều trần. Và theo kế hoạch của các cơ quan của Quốc hội, một số Ủy ban của Quốc hội cũng đang chuẩn bị để tiến hành các phiên điều trần. Chính vì vậy, trước mắt, cần tổ chức các hội nghị để bước đầu tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng điều trần cho tất cả các Ủy ban của Quốc hội. Thơng qua đó, các Ủy ban của Quốc hội có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm về cách làm, cách vận dụng pháp luật và những kỹ năng khác nhau xung quanh việc tổ chức điều trần.
Việc áp dụng chính thức điều trần cần gắn với thời gian sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Trong thời gian chờ đợi sửa đổi, có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của một số nước trong việc dựa trên những quy định hiện hành để áp dụng điều trần.