Những đặc điểm cơ bản trong tổ chức đời sống của người Rục

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 35 - 38)

TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI CỦA NGƯỜI RỤC 2.1 Khái niêm nghi lễ vòng đờ

2.3. Những đặc điểm cơ bản trong tổ chức đời sống của người Rục

Cũng như các nhóm tộc người khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Rục trải qua lịch sử lâu dài. Sống trong rừng sâu, tiếp xúc với văn minh muộn hơn so với các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam nên đã tạo dựng và bảo lưu được những nét riêng trong cách tổ chức đời sống của nhóm tộc người này.

Một số đặc điểm trong tổ chức đời sống của người Rục:

- Họ sống quần tụ với nhau thành đơn vị cư trú xưa được gọi là Cavel,có thể cavel là đơn vị xã hội duy nhất của người Rục, trong lịch sử chưa từng tồn tại một tổ chức nào lớn hơn Cavel như Mường (ở người Thái).

- Tôn trọng những người đứng đầu Cavel, gọi là Pự Cavel (Cha của làng) người thông thạo về phong tục tập quán, được dân bầu lên với sự đảm bảo các tiêu chí truyền thống. Ơng có nhiệm vụ điều hành các công việc sản xuất, sinh hoạt trong Cavel như phát rẩy, đi săn, làm nhà, cưới hỏi, tang ma, giải quyết các xung đột [33, tr.186]. Trải qua những biến cố lịch sử cũng như nhu cầu mưu sinh trong rừng núi bao hiểm trở, cùng với quá trình du cư, du canh, Cavel bị phân tán thành các nhóm nhỏ cư trú biệt lập.

- Khi Cavel tan rã, trong mỗi xóm lại xuất hiện Chố bơrú(chúa rừng) người đóng vai trị cai quản toàn bộ đất đai rừng núi và giải quyết mọi vấn đề nảy sinh, thay Pự Cavel. Ba năm một lần, ông thay mặt dân làng làm lễ Chả chố bơ rú để cúng ma rừng, cầu sống yên ổn, ăn nên làm ra [33, tr.186]. Hiện nay, tổ chức Cavel, vai trò của Pự Cavel, Chố bơrú.. chỉ tồn tại trong ký ức, và được biết đến qua lời kể của người già trong bản và do chính sách phát triển kinh tế được nhà nước quan tâm quy hoạch lại thành các địa bàn cư trú các bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mị o ồ ơ, sống tập trung và bầu lên các trưởng Bản cũng có vai trị quản lý như vậy.

- Gia đình của người Rục là gia đình nhỏ gồm chồng, vợ và con cái. Ít thấy những gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống, tính chất phụ quyền thể hiện trong vai trò điều hành và quản lý gia đình của người chồng/ cha/ anh trai. Trong đó người chồng giữ vai trị làm chủ, con cái lấy theo họ cha. Trong gia đình có sự phân biệt vị trí, vai trị giữa đàn ơng và đàn bà, con trai và con gái qua phân công lao động: những công việc nội trợ do người vợ, con gái đảm nhiệm và một phần công việc nương rẫy, người chồng và con đảm nhận những công việc nặng nhọc như đi rừng săn bắn, làm nhà, khai thác thổ sản, cưới xin cho con cái, tang ma cho người chết..v.v… [33, tr.187].

- Khác với các tộc người trong nhóm Chứt, các nghi lễ được thực hiện quy mơ cộng đồng rất cao thì ở người Rục các nghi lễ vẫn có tính cộng đồng nhưng thấp hơn. Nó phản ánh thời kỳ sống ở hang, rải rác không tập trung. Rục là dân tộc từ giã cuộc sống trong hang muộn nhất, cho nên hiện nay mặc dù đã có những thay đổi từ lối sống cận cư với các tộc người khác nhưng tính cộng đồng ở người Rục rất yếu. Tuy nhiên vẫn có sự kết hợp giúp đỡ nhau để sản xuất, trồng trọt, săn bắn và chống lại thú rừng (hiện nay họ chủ yếu trồng ngô, lúa và khai thác lâm thổ sản trong rừng).

- Người Rục hiếu nghĩa với tổ tiên. Tuy nhiên do điều kiện sống khó khăn và sống trong rừng sâu vì thế, trong quan niệm về cõi sống cõi chết của người Rục, khơng phải tuyệt đối và duy nhất. Nó sức mạnh tổ tiên khơng phát triển thành một hệ thống phức tạp mà cịn đơn giản. Thêm vào đó là niềm tin vào Ma rừng và các vị thần như thần giang sơn, thần bếp…

- Người Rục có tâm lý “đói khơng lo, no khơng mừng”. Đây là một tục ngữ mang tính đặc trưng riêng của người Rục tục ngữ này tiếng Rục gọi là “plơi văng lo, đo văng mơng’ tục ngữ này phản ánh một tập quán, một thói quen cách suy nghi, tâm lý của người Rục đối với cuộc sống xa xưa và cả hiện tại cũng như cuộc sống tương lai của họ [34, tr.145]. Mọi nhu cầu tối thiểu về ăn, uống mặc và các nhu cầu khác đều có rừng cung cấp, hết bột Tóoc thì đã có cây Ka pac (Đốc) hết rượu Tốc thì đi khai thác để uống. Muốn ăn thịt thú rừng thì đi săn bắn, muốn ăn cá thì xuống suối. Đào củ mài, củ nâu trong rừng và ốc dưới suối lúc nào cũng có. Đặc biệt là cây Đoác. Ngay từ xa xưa người Rục và cây Đoác đã sống gần nhau ở các khe nước. Nơi nào có nhiều cây Đốc thì người Rục đến ở. Cây Đốc là thức ăn chính của họ. Họ chọn những cây già đã có quả rồi chặt thân cây ra thanh nhiều khúc xẻ ra nhỏ và phơi khô giả ra rồi sàng lấy bột khuấy với nước ăn. Còn nước trong thân cây Đoác được lấy bỏ thêm lá cây rừng nữa lên men thành rượu uống. Có thể nói rằng, rừng là một cái kho của cải bao la và vô tận để

đảm bảo cho cuộc sống của người Rục chính vì vậy đã tạo cho họ một thói quen ỷ lại vào rừng. Họ khơng cần phải có ý thức dự trữ, ý thức tích lũy, khơng cần nghĩ đến ngày mai [34, tr.146].

- Người Rục rất ít tin người lạ. Người Rục thật thà, trung thực, ngại tiếp xúc với người lạ và rất thụ động trong sản xuất. Họ làm việc chủ yếu theo bản năng vốn có của họ. Tuy nhiên, hiện nay do được đưa về sống tâp trung và sự quan tâm của bộ đội biên phịng tại địa bàn, chính quyền địa phương, Đảng và nhà nước ta nên dần dần những đặc điểm đó đã được khắc phục giảm nhiều so với thời kỳ ở rừng sâu.

Những nét tâm lý cơ bản trong tổ chức đời sống của người Rục được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài. Điều này đã ảnh hưởng đến lối sống và phong tục tập quán của họ, trong đó có những nghi lễ vịng đời.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w