Bước đầu nhận diện những yếu tố lạc hậu trong nghi lễ vòng đờ

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 91 - 93)

- Lễ cúng tám đêm (Lễ “Thám lựm”)

BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI RỤC QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.3. Bước đầu nhận diện những yếu tố lạc hậu trong nghi lễ vòng đờ

nghi lễ vòng đời

Nghi lễ vòng đời của người Rục tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của họ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn chứa đựng nhiều yếu tố lạc hậu.

Người Rục có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, nên tất cả các nghi lễ đều cầu khấn các vị thần nước, thần giang sơn, các vị ma từ ma nhà, ma bếp, ma rừng.Điều này góp phần làm phức tạp của nghi lễ cũng như có những mê tính di đoan phi lý ảnh hưởng đến công tác xây dựng đời sống kinh tế - văn hóa mới hiện nay. Theo Anh Trần Xuân Viên - bộ đội biên phịng phụ trách địa bàn bản Ĩn thì việc quy hoạch nghĩa trang chơn tập trung của người Rục thì gặp phải sự phản đối của họ bởi họ cho rằng nếu chôn tập trung sẽ bị thần giang sơn trách mắng sẽ làm cho nhiều người chết cùng 1 lúc. Đồng thời người Rục cho rằng khi đưa người chết ra chơn thì phải làm lễ xin keo xem người chết có muốn chơn ở địa điểm đấy khơng thì lúc mới được chơn nên không thể quy hoạch nghĩa trang chôn tập trung. Việc khuyến khích chăn ni gia súc trâu bị làm chuồng ở gần nhà thì họ cho rằng sẽ làm cho những người trong gia đình khơng may mắn nên phải thả rông….

Về sinh đẻ

Quan niệm của người Rục coi sinh đẻ là việc làm nhơ bẩn và phải kiêng kỵ nghiêm ngặt nếu sợ ảnh hưởng đến thần linh, mang lại không may mắn từ nên mọi cư xử và tục lệ của của người Rục về sinh đẻ rất khắt khe, làm cho việc thực hiện thiên chức của người phụ nữ Rục rất vất vả khó khăn. Đó là việc làm 5 cái nhà đẻ ở ngoài rừng cho người phụ nữ sinh đẻ, dẫn đến việc sinh nở của người phụ nữ rất phức tạp, công tác đảm bảo vệ sinh cho bà mẹ và trẻ em bị hạn chế. Cũng do quan niệm kiêng kỵ đối với việc đẻ và người đẻ là sự nhơ bẩn, mang lại sự không may mắn nên người phụ nữ bị xa lánh một thời gian dài, không được sự giúp đỡ nhiều của mọi người ngoại trừ ngoài người chồng.

Về cưới xin

Hiện nay việc kết hơn của người Rục vẫn cịn hiện tượng ở rể từ 1 đến 3 năm, phong tục ở rể này tuy mang lại những nét tích cực là thử thách tìm hiểu chàng trai để chọn ra chàng rể tốt. Tuy nhiên, phong tục này diễn ra trong thời gian dài và có những quy định khắt khe đối với chàng rể tương lai làm cho việc kết hôn trở nên phức tạp.

Trong cưới xin, vấn đề hôn thú là quan trọng. Nhưng người Rục khi lập gia đình, tỷ lệ đăng ký kết hơn con thấp. Anh Đinh Văn Giáo -Phó chủ tịch- Phụ trách văn hóa Xã Thượng Hóa. Cho biết “Tỉ lệ người dân tộc Rục đăng ký kết hôn năm 2011 chỉ chiếm khoảng 60%. Tại một số bản có vài trường hợp nam nữ khi lập gia đình khơng đi đăng ký kêt hơn, do chưa đủ tuổi hoặc nếu đủ tuổi họ vẫn không tự giác đi đăng ký mà đều phải nhờ đến sự sát sao vận động của chính quyền xã.

Về tang ma

Người Rục quan niệm khi người chết là thần linh ma quỷ không muốn họ sống nữa nên để lâu không tốt nên người chết phải được chôn ngay trong ngày trừ trường hợp chết lúc chiều tối thì mới phải chơn ngày hôm sau. Do

vậy việc tiến hành các nghi lễ của người đưa tang của người Rục cũng hết sức vội vàng và đơn giản như việc bó người chết vào vỏ cây, hay việc chôn người chết ở gần nhà tùy ý thích cũng làm ảnh hưởng đến vệ sinh mơi trường sống.

Ngồi ra người Rục cịn có tục lệ để các đồ tùy táng cho người chết trên mộ mà không chôn, và phải làm hư hỏng các đồ tuy táng đó để chia cho người chết dùng cũng góp phần lãng phí cơng cụ trong lúc khó khăn của người sống. Quan niệm của người Rục sau khi làm lễ 8 ngày thì khơng cịn có trách nhiệm đối với người chết nữa điều này có phần tích cực là tránh được rườm rà và giỗ kỵ tốn kém song như vậy cũng làm cho việc hướng đến ông bà tổ tiên của các thế hệ sau không được coi trọng cũng như việc giáo dục lòng tự hào nòi giống cội nguồn.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 91 - 93)