- Lễ cúng tám đêm (Lễ “Thám lựm”)
BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI RỤC QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.4. Thực trạng các nghi lễ vòng đời của người Rục hiện nay
Ngày nay đứng trước sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, địa phương và ảnh hưởng của nó, tất nhiên người Rục khơng thể đứng ngồi quy luật đó. Nghi lễ vịng đời của người Rục đã có nhiều sự pha tạp, một số nghi lễ hoặc các tình tiết trong nghi lễ, vận động và phát triển để thích nghi với cuộc sống đương đại.
Về sinh đẻ
Nhờ điều kiện kinh tế phát triển, nên điều kiện chăm sóc bà mẹ và trẻ em ngày một chu đáo hơn về dinh dưỡng, sức khỏe, sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Người Phụ nữ bây giờ chỉ đẻ trong nhà của mình và trạm y tế nên có điều kiện chăm sóc cũng tránh được một số rủi ro trong khi sinh và sau khi sinh. Qua khảo sát ở các bản tại xã Thượng Hóa, hiện nay một số phụ nữ Rục khi mang thai vẫn còn kiêng cữ về ăn uống. Theo Bà Cao Thị Bìm (75 tuổi) ở bản Ĩn thì người Rục đặc biệt chú ý đến kiêng kỵ ăn uống khi mang thai nó được sự tuyền truyền và khuyên nhủ nhau hàng ngày giữa các người mẹ và con gái và giữa các phụ nữ trong bản với nhau. Người phụ nữ Rục khơng kiêng kỵ nhiều về nói năng, vận động như một số dân tộc khác mà họ rất thoải
mái trong vận động vẫn đi lao động bình thường cho đến ngày sinh đẻ. Hiện nay có thêm sự hỗ trợ và theo dõi ba mẹ mang thai của trạm y tế cho uống thuốc khi có sự bất thường nên sức khỏe bà mẹ mang thai được được tốt hơn.
Theo chị Cao Thị Tiến -Y Sĩ- trưởng trạm y tế Yên hợp. Tại trạm hiện có 5 người phụ trách chăm sóc sức khỏe cho đồng bào cùng với chính quyền xã Bộ đội biên phịng trên tại bản đã góp phần rất lớn thay đổi về sức khỏe y tế của người Rục.
Trạm y tế chăm sóc sức khỏe hàng ngày những lúc ốm đau, bệnh tật cho người Rục rất tận tình chu đáo nên đồng bào rất “nghe theo”. Tuổi thọ của người Rục cũng được nâng lên đáng kể.
Riêng đối với phụ nữ mang thai Trạm y tế thống kê theo dõi số lượng về tận thơn bản, gia đình để cho uống các loại vitamin.. cũng như tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe ăn uống cho thai phụ. Khi phụ nữ chuyển dạ đã được đưa đến trạm y tế để sinh, được các y sĩ đỡ đẻ và làm vệ sinh cắt cuốn rốn..., rất ít có hiện tượng đẻ tại nhà. Lúc sinh, mọi người trong gia đình vẫn đến trạm để bế đưa trẻ về nhà, khơng cịn nặng nề quan niệm đàn bà sinh đẻ mang nhiều vía xấu sẽ gây tai họa cho người thân nhiều như trước và được vào nhà luôn. Họ vẫn duy trì việc xơng hơi và tắm lá tẩy uế, sau đó vẫn cúng báo cáo ơng bà tổ tiên, và nằm “sạp” ở trong bếp. Hầu hết phụ nữ Rục đều không đặt tên con lúc mới sinh xong, họ nhận giấy chứng sinh của cơ sở y tế, tên bé sơ sinh đẻ trống. Sau khi về nhà cũng đợi khoảng 3 tháng làm lễ đặt tên xong họ mới đi khai sinh cho trẻ. Việc đặt tên cho bé hiện nay cũng có sợ biến đổi đó là các tên trở nên đẹp hơn như: Cao Thị Xuân, Cao Đức Hùng…Người chồng bây giờ cũng khơng cịn tục lễ phải bắt buộc ăn 5 con khỉ thì mới được đến nhà người khác như trước nữa.
Theo thống kê của trạm y tế Yên Hợp: trong năm 2010 sinh đẻ có 20 ca, năm 2011 là 24 ca, đến nay năm 2012 từ đầu năm đến 1/4/2012 là được 12 ca. Trạm y tế hiện nay ngoài việc khám thai định kỳ cho phụ nữ mang thai,
hiện nay cũng đã bắt đầu triễn khai tuyên truyền và vận động việc kế hoạch hóa gia đình như uống thuốc tránh thai… cho đồng bào.Qua đấy thấy rằng điều kiện chăm sóc sức khỏe của người Rục được nâng cao hơn.
Về hôn nhân
Người Rục vẫn lưu truyền các nghi lễ trong hơn nhân cho đến ngày nay, nhưng có bỏ một số tục lệ không phù hợp. Tục lệ ở rể khơng cịn là điều kiện bắt buộc, mà theo sự trao đổi bàn bạc của hai bên gia đình, nhà gái có quyền yêu cầu thời gian phải ở rể là bao lâu hoặc có ở rể hay khơng. Phổ biến hiện nay các gia đình tiến tới hơn nhân là khơng ở rể nữa và nêu ở rể thì chỉ trong thời gian 1 năm. Trường hợp ở rể 3 năm hầu như khơng cịn. Việc ở rể của người Rục qua tìm hiểu trên địa bàn có thể là do tiếp thu ảnh hưởng của người Sách do việc cộng cư mang lại. Người Sách cũng có tục ở rể từ 1- 3 năm và một số cách thức cũng giống với người Rục nên khi nghiên cứu văn hóa người Rục phục vụ cho cơng tác tun truyền bảo tồn văn hóa dân tơc cần xem xét kỹ những nét riêng biệt và sự tiếp thu ảnh hưởng của các nhóm dân tộc trên địa bàn tránh nhầm lẫn.
Theo ông Cao Chờn 82 tuổi ở bản Ĩn, thì tất cả các lễ vật nhà gái chuẩn trong lễ đón dâu hiện nay có sự thay đổi nhiều đó là: mét vải/vỏ cây xưa kia thay bằng quần áo của cô gái và số lượng hai được giảm thành một như một cái nỏ, một cái chăn.. Tất cả những thứ đấy được người bố chuẩn bị cho con gái với hàm ý khi sang gia đình bên nội bước đầu gặp khó khăn gia đình mới thì vẫn có những thứ khởi đầu để dùng đến như có gạo đẻ ăn, có nỏ/ ná để săn bắn kiếm ăn..Mặt khác do xưa kia khi cưới xong đón dâu về nhà trai, sau đó đơi vợ chồng phải tự mình đi tìm một nơi khác để ra ở riêng cho nên các lễ vật đấy được dùng cho thời gian bước khởi đầu mới của một gia đình. Cịn ngày nay thì đơi vợ chồng trẻ vẫn được ở cùng bố mẹ cho đến khi làm được nhà mới thì mới ra ở riêng. Trong lễ cưới đã có một số gia đình làm lán trang trí giống như người Kinh như có đóng rạp, bàn ghế… và một số món ăn
thức uống đã được trao đổi với tiểu thương bên ngoài làm phong phú thêm như uống bia, và các món ăn miền xi.
Người Rục ở các bản định cư hiện nay có sự xen cư với các nhóm tộc người khác nên việc kết hơn khác tộc người có diễn ra. Tuy nhiên việc kết hơn cùng tộc người vẫn chiếm đa số. Vấn đề này sẽ làm cải thiện tốt hơn gen nhân chủng học và việc quan hệ, giao lưu văn hóa tộc người trong hơn nhân. Hiện nay, quan hệ hôn nhân của đồng bào đã được điều chỉnh bởi pháp luật bên cạnh phong tục tập quán. khơng có hiện tượng tảo hơn, thách cưới, các nghi lễ được lược bỏ đơn dần dần giản hơn và đặc biệt có sự đan xen ảnh hưởng của các dân tộc khác sống trên điạ bàn.
Về tang ma
Ngày nay nghi lễ tang ma và hình thức mai táng của người Rục đã được thay đổi nhiều.Qua khảo sát tại các bản Ón, Yên Hợp. Mồ o ị ồ.. chúng tơi thấy rằng tang ma của người Rục đã có sự tiến bộ rất nhiều, hiện nay hình thức mai táng là thổ tang. Đồng bào đã biết dùng hịm để chơn người chết, cũng như có sự quy hoạch nghĩa địa làm nơi chơn cất riêng và một số gia đình đã có hiện tượng làm nhà mồ cho người chết như người Việt. Chúng tơi nhìn thấy tại nhà ơng Cao Chờn 80 tuổi bản Ĩn chiếc hịm được chuẩn bị trước cho việc chết của ơng được ghép từ bốn tấm gỗ rừng chiều dày của bốn tấm gỗ bằng nhau khoảng 4cm và 2 miếng gỗ ghép 2 đầu và không được sơn son (khác hẳn với người người Nguồn sống trên địa bàn thì tấm gỗ trên nắp của quan tài được làm dày hơn để chịu đựng áp lúc của đất và quan tài được sơn son thiếp vàng.) người Rục khơng cịn đốt nhiều hương trầm mà thay vào đấy có sự đan xen với hương thẻ như người Kinh. Nhờ có sự giúp đỡ của bộ đơi biên phịng, nơi chơn cất của người Rục được quy hoạch nghĩa địa riêng hợp vệ sinh. Và đặc biệt hiện nay đồng bào có tiến hành giỗ kỵ cho người chết vào ngày chôn cất nhưng chỉ trong một hoặc hai năm đầu. Để tránh rườm rà và tốn kén đồng bào tổ chức hình thức giỗ chung (hiệp kỵ) cho tất cả những
người thân đã khuất vào một ngày do thầy ràng lựa chọn qua lễ xin keo (dùng than vạch lên hai miếng vỏ cây để phân biệt nếu 2 vỏ khác nhau là thần đồng ý và ngược lại). Tuy nhiên thông thường họ lấy ngày chôn cất của người lớn tuổi nhất trong họ hoặc gia đình làm ngày kỵ chung. Đây cũng là dịp tưởng nhớ đến những người đã khuất, những người đã phù họ cho cuộc sống hàng ngày của họ. Có thể, hình thức này mới xuất hiện sau khi người Rục ra sống định cư ở vùng gần người Nguồn, người Sách, Người Kinh.
Sự tiến bộ như vậy là nhờ sự giao lưu văn hóa tiếp biến với các nhóm tộc người sống trên địa bàn như Sách, Mày.. và nhờ sự quan tâm chăm sóc xây dựng nếp sống văn hóa của chính quyền nhân dân xã Thượng Hóa và Bộ đội biên phịng đóng trên địa bàn.
Trong hồn cảnh lịch sử - xã hội ngày nay, chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế rằng nền văn hóa cổ truyền các tộc người khơng có cơ sở và điều kiện tồn tại theo một hệ thống toàn vẹn như trong quá khứ. Một số yếu tố sẽ bị mai một vì khơng phù hợp với cuộc sống đương đại. Bên cạnh đấy là sự tiếp thu do giao thoa với các nền văn hóa khác sẽ làm mất đi truyền thống văn hóa cổ truyền của dân tộc mình. Thanh niên người Rục bây giờ cũng thích uống bia, rượu.., xem và thuê các đĩa phim ảnh về xem tại nhà tạo nên lối sống buông thả, khơng thích các nghi lễ rườm rà, phức tạp, khơng thích đến nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng để nghe người già truyền dạy văn hóa cổ truyền, nghe bộ đội, cán bộ hướng dẫn cách trong lúa, phát triển kinh tế..nên các phong tục, tập quán liên quan đến chu kỳ đời người với vịng quay sinh trưởng, lập gia đình, tang ma.. cũng khơng cịn chú trong chặt chẽ như trước.
Trong điều kiện hiện nay, xem xét trong thực tế đời sống đang diễn ra ở các bản, ta thấy, môi trường sống cũng như nền tảng kinh tế của bản làng đã khơng cịn ngun vẹn. Do tập quán sản xuất nông nghiệp theo phương thức hoả canh, săn bắn thú rừng, dẫn đến khơng cịn nhiều rừng và rẫy như trước đây. Điều đó cũng có nghĩa là mơi trường máu thịt, thiêng liêng của các sinh
hoạt lễ nghi trong đời sống bản làng cũng dần mất đi. Tất yếu, sẽ trở thành tiền đề tạo ra những khoảng trống niềm tin, hụt hẫng chỗ dựa về mặt tinh thần.
Có những nét văn hóa được cọi là nguyên thủy của người Việt cổ cịn lưu lại ít nhiều trong đời sống sinh hoạt của người Rục, nay lại có nguy cơ mai một dần. Cịn rất ít người Rục có thể nhớ được những truyền thuyết..thần thoại..dân ca...của dân tộc mình. Một số tục lệ, lễ tết cũng được đơn giản hóa đi do cuộc sống vật chất khó khăn và quan niệm con người giờ đây cũng đã thay đổi. Một nguyên nhân khác có thể là do giao lưu kinh tế - văn hóa, nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của họ đã bị “kinh hóa”. Một mặt, do sức hút mạnh mẽ của các yếu tố văn hóa ngoại lai nên giới trẻ trở nên ít nhiều xa dần với văn hóa truyền thống dân tộc.
Hiện nay việc bảo tồn và phát huy phong tục, tập quán nói chung, nghi lễ vịng đời của người Rục nói riêng đã và đang được chú trọng sưu tầm, đầu tư, một mặt khuyến khích đồng bào tổ chức nghi lễ thiết thực, trang trọng, một mặt cũng vận động đồng bào nên chú ý thay đổi, bỏ một số tập tục không phù hợp, ảnh hưởng tới sức khỏe của đồng bào, và xây dựng đời sống mới.