Đoàn đưa tiễn người đi đầu phải là người thân trong gia đình thường là con trai trưởng hoặc người đàn ơng già nhất trong gia đình. Người này cầm một cái đuốc được thắp cháy sáng, làm bằng cách kết các sợi mây rừng nhỏ vào với nhau. Người Rục quan niệm rằng người chết sang thế giới bên kia tăm tối do vậy cần phải có cây đuốc sáng dẫn đường, đưa hồn vía họ đi. Tiếp theo là thi hài người chết được 4 người con trai khỏe mạnh trong bản khiêng
và con cháu gia đình đi sát thi hài người chết than khóc kể lễ về những điều tốt đẹp mà người chết lúc sống giúp đỡ họ, nhưng không đi giật lùi hay làm các nghi lễ nào khác như người Việt. Sau cùng đoàn là mọi người dân trong bản đi đưa tiễn người chết. Người Rục khơng có cờ phướng, kèn trống, hay mặc quần áo trắng khăn tang như người việt ma họ rất đơn giản mặc quần áo như thường ngày, kể cả con cháu của người chết cũng khơng có quần áo hay khăn tang.. gì riêng biệt.
Theo tục lệ của người Rục người chết phải được chôn ngay trong ngày trừ trường hợp chết lúc chiều tối thì mới phải chơn ngày hôm sau. Bởi họ cho rằng thần linh ma quỷ không muốn họ sống nữa nên để lâu khơng tốt. Khi có người chết, mọi người trong gia đình phải có mặt đơng đủ, trừ trường hợp đi rừng xa khơng biết. ngay cả những người ở trong bản cũng phải đến đông đủ để tiễn đưa người chết về với ông bà tổ tiên. Họ đưa người chết đi chôn ở một địa điểm có khoảng cách khơng cố định. Nơi đó có thể rất gần nhà cách 100m và có thể xa nhà khơng có quy ước rõ ràng nhưng có một quy ước rất chặt chẽ là khi chơn đầu người chết phải quay về phía mặt trời lặn, tức là hướng tây. Người Rục quan niệm rằng hướng tây là hướng khuất sau núi, hướng bóng tối nơi ơng bà tổ tiên sinh sống, nên hướng mồ mã đầu người chết cũng phải được quay về hướng tây, nơi mặt trời lặn. Đây là quy luật của trời đất, nếu làm ngược con cháu sẽ gặp nhiều trắc trở. Tập quán này vẫn được duy trì đến ngày nay. Đến nơi đã định chơn người chết, thầy cúng nắm quả trứng ném xuống đất để tìm huyệt, chổ nào trứng vỡ và xin được 3 keo mới được chôn, nếu không được phải đi xin nơi đất khác. Khác với một số đân tộc khác hay như người Việt thì trong khi gia đình làm lễ cho người chết thì sẽ có một số thanh niên và thầy cúng đi tìm trước nơi chơn cất và đào huyệt sẵn, người Rục khi đưa người chết đi mới tìm huyệt nên thời gian tìm huyệt và đào huyệt của người Rục rất lâu.
Huyệt được đào sâu 1m2, khi đấy người con trai lấy một nắm đất được vo tròn thành cục để riêng. Đến khi đưa xác người chết xuống đất thì người
đó bỏ cục đất lên trên phần ngực người chết. Họ quan niệm rằng cục đất đấy tượng trưng cho trai tim người chết và lấy một miếng đất nhỏ trong cục đất đấy cất riêng mang theo về nhà cho vào mảnh vải treo ở bàn thờ. Sau đó mọi người mới cùng nhau lấp đất lại, đầu người chết quay về hướng mặt trời lặn, chân hướng về phía mặt trời mọc.
Qua sự tiếp xúc thực tế với ông Cao Chờn, 82 tuổi ở bản Ón và đám tang của chị Cao thị Ém mất tháng 3/2012 chúng tơi được biết thêm một số tình tiết mà chưa được nhắc đến ở các tài liệu đó là việc nhặt lại miếng đất trước khi chơn, tượng trưng cho trái tim người chết mang về nhà để thờ. Việc nhặt lại một miếng đất này là phong tục được lưu truyền lại từ xa xưa thời kỳ, giai đoạn sống trong các hang núi rục nước hoặc trong những túp lều tạm bợ. Khi mà gia đình nào có người chết họ đặt người chết ở tại hang hoặc túp lều và dùng chăn tấm chăn vỏ cây lớn che kín thân thể người đã chết. Sau đó con cháu cắt một miếng vỏ cây đã đắp trên thân thể người chết ở chổ ngực bỏ vào giỏ với ý nghĩa mang người chết đi theo mình.
Theo phong tục tập qn của người Rục, chơn xong có đắp mộ. Mộ được đắp cao hình hơi dài theo thân người chết. Khi đã chơn cất xong, con cháu không quên để lại trên phần mộ một số dụng cụ sinh hoạt như bát, nồi... (không chôn dưới đất) nhưng tất cả đồ dùng đấy phải được làm hỏng như bát phải bị làm sứt, nồi phải được làm thủng.. Bởi người Rục quan niệm rằng, các đồ vật đấy là để lại để chia cho người chết dùng nhưng phải được làm hỏng bởi họ sắp thành ma do vậy ma không dùng các đồ vật lành lặn như người thường còn sống. Tục lệ này đã được lưu truyền lại từ xa xưa, so với thời gian trước đây đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn phải đầy đủ: cái để mặc (vỏ cây, tấm vải), cái để ăn (bột nhúc, gạo), cái để uống (2 cái bát), cái để làm (dao, rựa, ná,) [33, tr.202].
Sau đó, mọi người ra suối tắm rửa sạch sẽ rồi mới về nhà gia chủ. Khi về đến nhà gia chủ mọi người tập trung ngồi vây quanh một nồi nước lá “Tràng” (kăng hang) rễ “hàng” (chơ rang) và củ “thiền liền”(trộn ba thứ nấu
lên một nồi nước hoặc khơng nấu thì lấy 5 cục đã đốt nóng bỏ vào nồi nước lạnh có các loại lá đấy) để vẩy lên khắp người mình từng người để làm phép xua hồn vía người chết, tẩy đi những sự không may mắn, lần lượt những người đã ở đám tang lấy một lá cây nhúng nước, vẩy vào chân tay mình rồi mới được về nhà.
2.4.3.2. Những nghi lễ sau khi chôn
Trong thời gian tiến hành tang ma, người Rục kiêng ăn mà chỉ uống rượu và hút thuốc cho đến khi mai táng xong, tay chân được rửa sạch [33, tr.202]. Bởi họ cho rằng lúc làm đám ma để chơn người chết thì các uế tạp bẩn thỉu của người chết sẽ bám theo tay của từng người do vậy chỉ đến khi nào làm phép vẫy nồi nước lá tẩy uế tạp xong mới thì lúc đó cái tay mới sạch sẽ mới được ăn.
Theo phong tục, người Rục, không được đào huyệt trước khi đưa tang mà phải đưa thi hài đến nơi định chôn làm lễ xin keo rồi mới đào huyệt, bởi nếu đào huyệt trước hồn vía của người chết khơng ưng cái huyệt đó thì thành điềm gỡ, thần giang sơn sẽ “quở trách” bắt thêm người khác chết thế vào huyệt đấy. Người Rục khơng có tục lệ xem ngày, giờ người chết tốt hay xấu hay coi giờ làm lễ liệm cho vào quan tài nhập quan… như một số dân tộc khác mà họ chỉ có tục xin keo cho từng lễ cụ thể.
Để tỏ lòng thương tiếc với người thân qua đời những người trong gia đình có những kiêng kỵ như không được tắm gội, mặc quần áo mới.. trong tám ngày kể từ khi chơn ma. Trong thời gian này họ ít tiếp xúc với dân làng, hạn chế đến nhà người khác, tránh để người lạ trong thấy. Nhưng tập tục này đã quy định nếu không muốn bị bản làng phạt và chê cười. Sau 8 ngày khi gia đình làm Lễ “Thám lựm” (tám đêm) cúng hết tang tại nhà thì mới thơi kiêng.
- Ni ma
Ni ma là một tập tục độc đáo của người Rục. Sau khi chôn ma xong, người thân trong nhà lập một bàn thờ riêng nhỏ dưới bàn thờ tổ tiên, khơng có
phục vị... như người Việt mà chỉ đặt lên đấy miếng đất tượng trưng cho trái tim người chết đã mang từ mộ về. Trong vịng 8 tám, đêm người thân trong gia đình của người chết sáng, chiều đều phải cúng cơm cho người chết ăn tại nhà mỗi khi đến bữa cơm để người chết cùng ăn đặt lên ban thờ đấy. Người Rục quan niệm chết chưa phải là hết. Trong thời gian đó, linh hồn của người chết chưa biến thành ma vĩnh viễn, chưa thực sự về được với thế giới tổ tiên mà luẩn quẩn quanh khu vực mồ mã chôn và đi theo về nhà với gia đình, nên người sống ăn, uống gì thì người chết cũng phải được hưởng như vậy. Nếu khơng cúng gọi người chết về nhà ăn thì người chết như con ma đói sẽ quấy rối người sống. Chỉ đến khi làm xong lễ cúng 8 đêm thì người nhà mới không phải hàng ngày cúng cơm cho người chết ăn nữa mà khi nào có dịp lễ cúng như đám cưới.. hoặc kỵ giỗ chung thì mới cúng mời người đấy về và cũng không thăm viếng mồ mã.