- Lễ cúng tám đêm (Lễ “Thám lựm”)
BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI RỤC QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.3. So sánh với nghi lễ vòng đời của người Mã Liềng
Người Mã Liềng sinh sống ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Hà Tĩnh.
Các nhóm Mày, Rục, Sách, Arem và Mã Liềng theo quy định của Nhà Nước đều thuộc dân tộc Chứt nhưng chỉ có người Mày, Rục, Sách là tương đối gần nhau về địa vực cư trú và tương đối thống nhất về ngơn ngữ. Cịn người Arem và người Mã Liềng thì vừa xa về địa vực cư trú, và xa về ngôn ngữ [34, tr.27]. Về nghi lễ vòng đời của người Rục và người Mã Liềng cũng có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt.
Về sinh đẻ và nuôi con
Những nét tương đồng
Cũng giống như các nhóm người khác thuộc dân tộc Chứt, cho rằng sinh đẻ là sự dơ bẩn nên người Rục và người Mã Liềng đều làm cái “chái” nhà đẻ riêng cho người phụ nữ sinh nở, thời gian hết cữ cũng là 30 ngày. Về kiêng kỵ lúc mang thai, người phụ nữ cũng tránh ăn đồ trơn,thịt hoẳng.. trước và sau khi sinh nhưng ở. Lúc người vợ sắp sinh người bố chồng đều phải làm lễ cúng ma nhà để cầu khấn phù hộ cho mẹ trịn con vng. Khi đẻ xong người phụ nữ đều phải uống cỏ máu và cỏ tan để bổ máu, nhơ nhớp trong người được giải phóng ra ngồi và khi vào nhà đều phải nằm hơ
lửa. Việc đặt tên cho con của người Mã Liềng cũng có nét chung như người Rục là lấy vần của người con thứ nhất làm vần chính. Ví dụ, nếu đứa con đầu tên là Lâu chẳng hạn thì người con thứ hai sẽ là Nâu, người con thứ ba sẽ là Đâu.. Nhờ cách đặt tên này chúng ta dễ dàng nhận ra một dòng họ của một gia đình nhất định.
Sự khác biệt
Người Mã Liễng chỉ làm 1 cái nhà đẻ duy nhất cách xa nhà, sau khi sinh 10- 15 ngày người phụ nữ được phép lên nhà chính. Từ khi lên nhà chính nhà chính khơng cịn kiêng kỵ nhiều về ăn uống và tùy thuộc vào từng gia đình họ có thể phải đi nương rẫy từ ngày ấy. Người Mã Liềng có thêm sự kiêng kỵ là người phụ nữ sau khi sinh không được đụng chạm vào chiếc cột giữa hàng sau của ngôi nhà theo quan niệm của người Mã Liềng đó là cột thờ Ma cịn gọi là cột ma. Bởi họ cho rằng nếu đụng chạm vào cái cột đấy sẽ đụng chạm đến thần linh làm vấy lên sự nhơ bẩn sẽ bị thần linh trách mắng, đó là chốn linh thiêng tuyệt đối của người Mã liềng. Việc đặt tên cho đứa trẻ diễn ra trong thời gian đứa trẻ bắt đầu biết cười. Tên của đứa con hợp với vần tên của người mẹ chứ không hợp với vần của tên người bố [10, tr.127].
Người Rục có hình thức đẻ phức tạp hơn là phải làm 5 cái nhà đẻ và sự kiêng kỵ uế tạp của người đẻ sâu sắc hơn phải lần lượt qua 5 nhà đẻ và phải xong và tắm lá thuốc rừng sạch sẽ liên tục trong 5 lần. Người Rục có lễ đặt tên con vào thời điểm sau 3 tháng. Việc đặt tên con của người Rục thường dựa vào việc sinh con trai hay con gái đầu lòng để làm căn cứ. Nếu đứa con đầu lịng là con trai thì tên của đứa con sẽ có vần giống hoặc gần giống vần của tên me. Nếu đứa con đầu lịng là con gái thì tên của nó sẽ có vần tương tự với vần tên bố. Những đứa con tiếp theo cũng đặt tên theo lệ đấy. Nếu con trai thì theo vần tên mẹ, nếu là con gái thì theo vần tên bố,hoặc cũng có thể lấy tương tự như vần của anh hay chị đã đặt trước.
Về hôn nhân
Những nét tương đồng
Hôn nhân giữa người Mã Liềng và người Rục bao gồm lễ hỏi, ở rể, lễ cưới, đón dâu. Lễ cưới đều được tổ chức ở nhà gái, nhà gái tổ chức lễ cưới tại nhà mình bằng cách mời tất cả dân làng đến ăn một bữa cơm. Phí tổn về rượu và gạo của bữa cơm này do nhà gái chịu. Phần chịu của nhà trai cho bữa ăn ấy chính là con gà và con lợn, những thứ bắt buộc phải mang theo trong lễ cưới. Lễ vật mang sang nhà gái đều có nồi đồng, bát, dao/rựa, và con lợn và đều có tục lệ chàng rể phải tự tay mổ lợn thiết đãi thần linh và mọi người. Khi giết lợn phải cố tình làm cho con vật kêu càng lớn càng tốt. Trong thời gian ở rể cũng có các điều luật khắt khe đối với chàng rể để thử chàng rể cũng như phải lao động làm việc cho nhà gái và thời gian cũng thường là 1-3 năm. Ngày cưới bao giờ cũng là ngày chẵn trong tháng như ngày 2, ngày 4, ngày 6 hay 26,28. Người Mã Liềng và người Rục đều có làm lễ nhận dâu. Lễ này được tổ chức ở gian bếp. Đôi vợ chồng và bố mẹ chồng vào bếp cùng cầm chung đôi đũa cả. Chứng kiến lễ này là hai người bên nhà trai và hai người bên nhà gái. Lúc họ cầm tay nhau người ta phải nói những câu như thông báo với tổ tiên rằng từ nay người người con gái đã làm thành viên của gia đình. Cùng với lễ nhận dâu của gia đình bên trai là một lễ cúng ở cạnh bếp rồi mời bà con hàng xóm đến ăn một bữa. Bà con làng bản đến ăn cưới thường mang theo một ít gạo hoặc một con gà để tặng nhà trai mừng cho đôi trẻ.
Sự khác biệt
Lễ cưới của người Mã Liềng các lễ vật nhiều hơn so với người Rục và lễ hỏi thì lễ vật ít hơn. Lễ hỏi gồm trầu, cau, rượu và quần áo do ơng mối mang đến nhà gái. Ơng mối là một người già trong bản cùng với gia đình người con trai. Lễ cưới người con trai phải mang đến nhà con gái gồm các lễ vật: Một cái nồi đồng và một chảo gang; Một chục bát nhỏ và một đôi bát to; Một con dao phát (cái rạ) và một con dao phay; Hai con gà và hai con lợn;
Năm đồng bạc. Đối với người Mã Liềng, khi cô dâu trở về nhà chồng, lối cửa mà cô bước vào là cửa của gian bếp. Lúc cô dâu vào nhà, mẹ chồng hoặc chị chồng đi từ trong nhà ra đón cơ dâu và trao cho cơ dâu một món q (thường là vài ba ngàn bạc) mà người Rục khơng có lễ này. Năm ngày sau lễ cưới đơi vợ chồng trẻ trở lại nhà vợ để thăm gia đình vợ, đối với người Rục là 3 ngày sau. Lễ vật mang về nhà mẹ vợ của người Mã Liềng nhiều hơn so với người Rục là một con lợn nhỏ và một con gà để làm lễ ra ma, xin ông bà tổ tiên để cho con gái đi theo chồng. Sau lễ ra ma người con gái chính thức trở thành người của nhà chồng, nhưng trong sinh hoạt, cũng chỉ được phép ngồi ở chái tả bên trong ngôi nhà của bố mẹ chồng.
Đặc biệt người Mã Liềng có thêm tục lệ, đối với những đơi vợ chồng không chung sống được với nhau phải li dị người Mã Liềng có tục lệ tổ chức lễ ăn hịa. Lễ ăn hịa này do người trưởng bản chủ trì. Khi biết được đôi vợ chồng nhà nào không sống được với nhau, người trưởng bản phải xử xem ai là người muốn bỏ vợ hoặc chồng. Người muốn bỏ phải tổ chức một bữa ăn cho hai bên gia đình để thơng báo lý do của mình. Bữa ăn đấy phải có cơm gạo và thịt lợn. Sau khi tổ chức bữa ăn, hai người được dân làng công nhận là những người không phải là vợ chồng của nhau nữa và họ được tự do [10, tr.121-122].
Về Tang ma
Những nét tương đồng
Người Rục và người Mã Liềng cũng đều có quan niệm người chết thì cần phải chơn ngay vì khi đó thần linh khơng muốn họ sống nữa nên người Mã Liềng cũng chỉ lưu người chết lại trong nhà nhiều nhất là một đêm (nếu là người già đông con nhiều cháu). Đối với những người chết trẻ, họ chôn cất ngay trong ngày.
Cũng giống như người Rục, người Mã Liềng cũng làm thịt gà hoặc nấu cơm để trên đầu người chết để nhằm cho người chết ăn. Người Mã Liềng
cũng rất coi trong hướng chôn người chết, đầu phải quay về hướng Tây, họ tin rằng người chết cũng giống như mặt trời lặn, nếu để ngược lại con cháu sẽ không yên ổn, không làm ăn được. Khi chôn xong người Mã Liềng cũng để lại ở mộ số cơm mang theo khi đi chôn rồi trở về bản.
Sự khác biệt
Có sự khác nhau rất lớn trong tang ma của người Mã Liềng và người Rục. Người Mã Liềng cịn có thêm các phong tục như nếu người mất đi là người có tuổi thì các con gái, con dâu và con rể ngồi cúng người chết ở phía chân. Cịn các con trai thì ngồi cúng ở hai bên người chết bắt đầu từ vai trở xuống [10, tr.122]. Người Rục đưa người chết qua cửa chính khác với người Mã Liềng đưa người chết qua cửa sổ ở gian nhà khách. Nếu cửa sổ mà quá nhỏ thì phải phá ln cả vách nhà. Sau khi chôn xong, tang chủ nhờ một số người giúp dựng lại. Bởi vì người Mã Liềng quan niệm rằng cửa sổ đó là cửa sổ ma, là nơi mà ma và thần linh đi ra đi vào riêng biệt nên ngơi nhà của người Mày có hai nơi được coi là quan trọng nhất là cột giữa hàng sau của ngôi nhà nơi ma nhà cư ngụ và cửa sổ ma nơi lối đi của ma và thần linh.
Người Mã Liềng không chia các dụng cụ sinh hoạt, vật dụng cho người chết như người Rục mà chỉ để lại một số cơm mang theo khi đi chôn cho người chết ăn. Khác với người Rục có lễ cúng 3 ngày và 8 ngày thì người Mã Liềng, sau bữa cơm cúng người chết tại nhà khi chôn xong họ không trở ra mộ hay quan tâm gì đến người chết nữa. Đúng một năm sau khi người chết qua đời, người Mã Liềng cũng mời người chết về nhà và mời họ ở gian thờ và từ đó họ trở thành ma nhà của gia đình ấy.
Người Mã Liềng dùng mái tóc của người phụ nữ để đánh dấu (thơng báo) gia đình họ có người mới mất, giống như cách người Việt để tang người chết. Chẳng hạn khi một nhà nào đó có người chết, tất cả phụ nữ của gia đình
ấy phải búi tóc thành một búi ở phía phải hay phía trái mái đầu mà khơng
buộc mà phụ thuộc vào thói quen của người phụ nữ. Họ búi như vậy trong vịng 5 ngày thì thơi khơng búi tiếp nữa và từ đó mọi sinh hoạt trong gia đình người chết trở lại bình thường.