Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghi lễ vịng đờ

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 101 - 110)

- Lễ cúng tám đêm (Lễ “Thám lựm”)

BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI RỤC QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.6. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghi lễ vịng đờ

Văn hóa dân gian của nhóm người Rục ít được quan tâm nghiên cứu và phát triển nên cũng đã góp phần làm nghèo nàn đi văn hóa truyền thống. Trong khi đó, tệ nạn mê tín dị đoan một số thủ tục lạc hậu có thể trỗi dậy các tệ nạn xã hội của kinh tế thị trường len lỏi vào bản làng làm chi phối nặng nề cuộc sống người dân khiến họ càng thiếu tin tưởng vào chính mình cũng như phát triển tương lai văn hóa của họ. Do đó bên cạnh những giải pháp phát triển kinh tế cần có những giải pháp thiết thực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người Rục. Nếu khơng như vậy thì dù có phát triển đồng bào Rục nhưng chúng ta đã đánh mất đi cái “bảo tàng sống” để tiếp tục sự nghiệp bảo tồn nghiên cứu văn hóa lâu dài.

Giá trị văn hóa của nghi lễ vịng đời của người Rục có những đóng góp tích cực đến đời sống xã hội, góp phần để đánh giá, nghiên cứu tồn diện

nhóm tộc người Rục, nhằm tránh khuynh hướng bảo thủ trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đó là thái độ, trách nhiệm của thế hệ đi trước trao tuyên truyền di sản văn hóa cho thế hệ sau, thế hệ sau phải bảo tồn, phát huy nêu cao lịng tự hào dân tộc, đồn kết cộng đồng. Nhằm bảo tồn và phát huy vốn di sản quý báu này, theo chúng tôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một là, tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về các giá trị của nghi lễ vịng

đời để có những giải đáp thật cụ thể. Qua mỗi nghi lễ trong vòng đời, cần nêu lên những mặt tích cực, hạn chế từ đó có cách đánh giá đúng đắn cái gì cần lưu giữ, kế thừa cho đời sống mới và cái gì khơng phù hợp với đời sống hiện nay thì có hướng tun truyền, giáo dục cho đồng bào nên lược bỏ.

Hiện nay việc nghiên cứu, suu tầm của nghi lễ vịng đời của nhóm người Rục chủ yếu do người Kinh, là những người rất u mến văn hóa dân gian các dân tộc ít người, đã nhiều năm đồng cam cộng khổ, gắn bó với vùng sâu, vùng xa. Nhưng đã đến lúc chúng ta chú ý tạo điều kiện đào tạo chuyên gia là người Rục về lĩnh vực này trực tiếp sưu tầm, giữ gìn những nghi lễ vịng đời của tổ tiên, cha ơng họ, để họ kế thừa sự nghiệp của các thế hệ đàn anh. Bởi lẽ chỉ có chính họ vừa thuận lợi về ngơn ngữ vừa hiểu rõ hơn về vùng đất mình đã được sinh ra và lớn lên, mới có thể có điều kiện và tâm huyết đi sâu khám phá vốn di sản văn hóa này.

Hai là, các nghi lễ vịng đời của người Rục mặc dù trong tình hình hiện

nay chịu ảnh hưởng của kinh tế - xã hội song vẫn lưu truyền trong nhân dân, vẫn được nhân dân thực hiện khi tiền hành các nghi lễ tương ứng trong các hoạt động cộng đồng, vẫn được các thế hệ tiếp thu, lưu truyền, kể cả sáng tạo và hoàn thiện qua thời gian. Như vậy, những nghi lễ vịng đời của nhóm người Rục vẫn sống đời sống riêng của nó trong lịng đời sống cộng đồng, gắn với sinh hoạt cộng đồng, tức là gắn với con người và xã hội con người. Do đó, rất cần phải được tơn trong.

Nghi lễ vịng đời của nhóm người Rục là vốn quý bên cạnh nhiều vốn quý khác của văn hóa, văn nghệ cổ truyền. Những nghi lễ vịng đời được hình

thành và sáng tạo nên từ đời sống của đồng bào, là sản phẩm của một thời kỳ lịch sữ đã qua. Hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, nhận thức và suy nghĩ của các tộc người cũng đã chuyển biến để phù hợp với thời đại mới, khơng tuyệt đối hóa nghi lễ vịng đời, nhưng cũng không để những giá trị của nghi lễ bị biến tướng hay mai một trong đời sống cộng đồng.

Ba là, cần có những dự án quy hoạch phát triển văn hóa giáo dục,

khơng ngừng nâng cao dân trí của người Rục. Có như vậy họ mới có thể nhanh chống tiếp cận được với ánh sáng văn hóa cũng như chu trương đường lối của Đảng, đồng thời có thể phát huy được nhiều hơn các thế mạnh của mình trong cơng cuộc xây dựng đất nước. Tâm lý của người Rục “đói khơng lo, no khơng mừng” là một trở lực rất lớn trong quá trình tổ chức lại cuộc cho đồng bào. Hàng trăm năm sống dựa vào rừng đã tạo cho họ một thói quen ỷ lại vào rừng. Xóa bỏ được tâm lý “đói khơng lo, no khơng mừng” là một việc hồn tồn khơng đơn giản. Vấn đề đặt ra là phải tạo được mơ hình, tức là tạo ra những con người cụ thể tích cực làm ăn, có ý thức tiết kiệm, tích lũy làm cho cuộc sống ngày càng khá hơn. Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án tổ chức lại cuộc sống cho đồng bào cần có chính sách đầu tư hổ trợ để khuyến khích những người làm ăn chăm chỉ, có ý thức tiết kiệm đặc biệt là đối với tầng lớp trẻ. Từ đó sẽ tạo ra một lớp người Rục mới mà ở họ tâm lý ỷ lại khơng cịn nữa. Việc tổ chức nâng cao đời sống của họ được tốt hơn.

Để thực hiện tốt quá trình định canh định cư, phát triển đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Rục ở Thượng Hóa, việc đầu tiên cần làm hiện nay là nâng cao dân trí người dân, thường xuyên tuyên truyền giáo dục nếp sống mới, ý thức tự lực trong lao động. Một trong những vấn đề quan trọng của vùng này là công tác duy trì số lượng và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. Trong đời sống xã hội, rượu là một vấn nạn khá phổ biến, là nguyên nhân của nhiều thực trạng tệ nạn xã hội đang diễn ra ở vùng miền núi, tuy nhiên vấn đề này ở vùng người Rục lại đáng báo động hơn trong một môi

trường cộng đồng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dân trí thấp, tính ỷ lại cao. Chính vì vậy, một trong những đề xuất cụ thể và thiết thực là sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương trong việc nhằm hạn chế uống rượu.

Bốn là, trước sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng hiện

nay như: Sách, báo, truyền hình, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển làm cho thế hệ thanh niên nói chung, thường khơng mấy tha thiết với các loại nghi lễ truyền thống. Do đó, việc bảo tồn phát huy nghi lễ vịng đời người Rục hết sức khó khăn vì thời gian, kinh phí và địa hình vào các bản cũng cịn gặp nhiều hạn chế. Nên giải pháp hiểu quả nhất là các cơ quan, ban ngành trong tỉnh và địa phương cần có chính sách khuyến khích người Rục, nhất là những đơi vợ chồng trẻ duy trì các nghi lễ đời người và nên có hướng dẫn phù hợp. Hướng dẫn và động viên đồng bào trên cơ sở một số những quy định về mặt luật tục, thiết lập ra các hương ước của mình nhằm kết hợp với các thiết chế pháp luật nhà nước nâng cao ý thức xây dựng làng bản văn minh góp phần quản lý xã hội.

Cần xây dựng thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội miền núi ở các bản người Rục sinh sống; phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có và đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa mới. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong đồng bào,tạo mơi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi mọi hủ tục, tệ nạn và các biểu hiện của văn hóa độc hại, ngăn chặn và đẩy lùi các loại hình văn hóa đồi trụy ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của đồng bào. Thực tế cho thấy, nếu mơi trường ni dưỡng khơng tốt thì nền văn hố khó có thể phát triển lành mạnh. Giải pháp này đảm bảo nguyên tắc phát triển trong bảo tồn. Bởi, một xã hội trì trệ đóng kín thì cũng ngưng trệ, nghèo nàn và ngược lại một xã hội năng động giao tiếp sẽ tạo điều kiện cho văn hố biến đổi ngày một phong phú và giàu có hơn. Một nền văn hố lành mạnh không chỉ bảo lưu, bảo tồn cho cái cũ, cái truyền thống mà còn phải luôn đổi mới để tự làm

giàu hơn, phong phú hơn. Văn hố khơng chỉ bảo lưu các giá trị của quá khứ mà còn phải hướng về tương lai.

Năm là, ngồi việc đẩy mạnh cơng tác bảo tồn và phát huy nghi lễ vòng

đời từ nội tại của người Rục, cần có sự đầu tư kinh phí hơn nữa, một mặt để tiến hành bảo tồn nghi lễ vòng đời, một mặt khuyến khích các nhà nghiên cứu, suu tầm giành nhiều thời gian hơn nữa cho công việc này. Việc nghiên cứu, sưu tầm nghi lễ vòng đời của người Rục phải được đặt ra thường xuyên, liên tục, trong quá trình sưu tầm, tiến hành một cách hệ thống, tổng hợp, có bảng biểu ghi chép khoa học, sát với tình hình, có ghi âm, làm phim tư liệu, ghi chép cẩn thận, để lập thành một thư mục riêng có chế độ bảo quản hợp lý.

Nên triển khai thẩm định đánh giá các giá trị văn hóa của nhóm người Rục, kết hợp với việc giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa để người dân có thể biết được những yếu tố văn hóa truyền thống cần được phát huy cũng như các hủ tục cần được loại bỏ. Việc phát huy những giá trị văn hóa trong nghi lễ vịng đời phải chú trọng đến tâm tư, tình cảm của đồng bào, khơng nên can thiệp thô bạo, áp đặt, cũng không nên “thả nổi” cho họ muốn làm gì thì làm. Điều đó sẽ khó điều chỉnh khi đã thành nếp sống hàng ngày, lại khơng phù hợp với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, do vậy muốn phát huy các giá trị văn hóa nói chung, trước hết phải nâng cao trình độ dân trí của người dân.

Cần đưa nghi lễ vịng đời trở lại cộng đồng bằng cách phổ biến thông qua các loại hình nghê thuật, văn nghệ quần chúng tức là làm cho các giá trị tiêu biểu, tính nhân văn của nghi lễ vịng đời bám chặt, bám sâu vào cuộc sống. Thơng qua những nội dung của nghi lễ vịng đời phát huy tinh thần đồn kết, tương thân, tương ái, tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái… Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng đã được tơi luyện trong diễn trình lịch sử và quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác; cần phải được giới thiệu để động viên mỗi cá nhân, cộng đồng ra sức phấn đấu, nổ lực góp sức mình xây dựng làng bản phát triển.

Khuyến khích phát triển văn hóa văn nghệ quần chúng trong nhóm người Rục, nhằm đề cao tinh thần dân tộc, tái hiện, cũng cố và phát triển văn hóa dân gian của người Rục nói riêng và dân tộc Chứt nói chung. Mặt khác, cùng với việc gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa của nghi lễ vịng đời thì cần tiếp thu tinh hoa văn hóa của các tộc người khác, sáng tạo vun đắp nên những giá trị mới, nhằm tái hiện nên cuộc sống mới hoàn thiện tốt đẹp hơn trên cơ sở tiếp thu phong tục, tập quán từ xã hội của nghi lễ vòng đời, dân làng cùng nhau lo toan việc chung. Các nghi lễ vòng đời của người Rục qua sự khúc xạ của thời gian, đã phản ánh lịch sử, tư duy của người Rục qua từng giai đoạn, thời kì và có thể dựng nên được bức tranh xã hội hoàn chỉnh.

Tiểu kết chương 3

Xuyên suốt và rõ nét nhất trong các nghi lễ vịng đời của người Rục chính là quan hệ giữa người với người đặt trong khơng gian gia đình, cộng đồng và tự nhiên, mang lại giá trị nhiều mặt như về những tri thức dân gian cần khai thác(chẳng hạn các bài thuốc lá chữa bệnh), là nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử tự nhiên và quan hệ tộc người rất quan trọngquan trọng. Mặt khác thông qua các nghi lễ để tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức cộng đồng lòng tự hào dân tộc, bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống từ đời này sang đời khác. Nghi lễ vòng đời là sự ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội, giữa người sống với người chết, giữa con người với thần linh. Nó khơng chỉ mang lại những giá trị nhân văn hóa mà cịn bao hàm cả giá trị đạo đức, tuyên truyền lòng tự hào dân tộc, giá trị tâm linh. Tuy nhiên, hiện nay đứng trước sự phát triển của kinh tế thị trường, xã hội, làng bản của người Rục cũng có những biến đổi đặc biệt là các nghi lễ vòng đời, các cách thức tiến hành nghi lễ cũng biến đổi theo. Trong đó có những thay đổi về lối sống, tập tục sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là thế hệ trẻ, phần nào ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy nghi lễ vòng đời. Việc bảo tồn phải xuất phát từ chủ thể, tức là phải xem xét, đánh giá mức độ người Rục có muốn bảo

lưu những nghi lễ vịng đời cụ thể nào đó khơng. Mặt khác, cần phải nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các nghành và các nhà khoa học để có những giải pháp thiết thực, một mặt vừa bảo lưu được các nghi lễ truyền thống được đồng bào chấp nhận, mặt khác vừa phù hợp với đời sống mới, đáp ứng được xu thế phát triển thaen quan niệm của Đảng và Nhà nước ta.

KẾT LUẬN

Người Rục là một nhóm người được xếp vào dân tộc Chứt sinh sống chủ yếu tại các bản Phú Minh, Ón, n Hợp và Mị o ồ ơ thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những nhóm tộc người nghèo nàn và lạc hậu nhất nước ta. Vì hồn cảnh ở trong rừng lâu đời, buộc họ phải thối hóa trở lại một số trạng thái sinh hoạt gần như người nguyên thủy. Mãi đến những năm 60 họ mới được phát hiện và đưa về sống định cư. Từ đó đến nay, cùng với sự chuyển mình của đất nước, đời sống của nhóm người Rục có những thay đổi căn bản về mọi mặt. Đồng bào được Đảng, Chính phủ quan tâm tổ chức đời sống, định canh định cư trong các bản làng khang trang với những ngơi nhà thống mát, sạch đẹp. Rồi những con đường giao thông, trạm xá, trường học…đã làm cho bộ mặt bản làng nhóm người Rục thay đổi to lớn.

Người Rục có những nét văn hóa được coi là nguyên thủy, truyền thống vẫn được lưu lại ít nhiều trong đời sống sinh hoạt văn hóa, trong đó nghi lễ vịng đời được coi là di sản văn hóa quý giá và hết sức độc đáo. Là một phần quan trọng của văn hóa tộc người, nghi lễ vịng đời thể hiện rõ nét tồn bộ hoạt động của con người từ lúc sinh ra cho đến khi qua đời. Cuộc sống dựa vào tự nhiên, cũng như xã hội đặc thù của nhóm người Rục đã hình thành nên, tính cách chất phát. Sự gắn bó cố kết cùng nhau trong cộng đồng đã được các hoạt động của nghi lễ vòng đời phản ánh một cách sinh động phong phú và sâu sắc. Ngồi ra, nghi lễ vịng đời còn phản ánh về tư duy, quan niệm của

người Rục về nhân sinh quan và thế giới quan, về cuộc sống thực tại, quan hệ giữa cộng đồng và gia đình, về thế giới siêu nhiên với các vị thần linh rất gần gũi, hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của họ. Chúng là những hiện tượng văn hóa ln được các thế hệ đi trước thực hiện và trao truyền cho các thế hệ sau. Những nghi lễ ấy thể hiện ở việc người Rục thờ cúng các vị thần rừng, thần suối, ma nhà, ma bếp và tổ tiên họ, bằng cách đó người Rục đã giáo dục cho cộng đồng lịng tự hịa dân tộc, ý thức đồn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau,

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 101 - 110)