- Lễ cúng tám đêm (Lễ “Thám lựm”)
BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI RỤC QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.2.5. Nghi lễ vòng đời thể hiện sự đa dạng trong văn hóa tộc ngườ
Nghi lễ vòng đời là sự ứng xử của con người với con người, con người với xã hội và giữa người sống với người chết. Nó khơng chỉ mang những giá trị nhân văn sâu sắc mà còn bao hàm cả giá trị đạo đức, đạo lý, thẩm mỹ. Khi đứa bé sinh ra, người Rục không chỉ chuẩn bị về vật chất, như làm nhà đẻ, đồ ăn, thức uống.. để nuôi trẻ nhỏ cho tốt.
Lễ cưới của người Rục là một nét văn hóa đặc sắc, bởi lẽ, vào ngày này gia chủ mời tất cả mọi người trong bản đến chứng kiến lễ cưới nhưng cũng là một dịp để thiết đãi mọi người được ăn uống thoải mái.
Tang ma là cuộc hành trình cuối cùng của một đời người. Bởi vậy tính cộng đồng trong tang ma được chú trọng. Những người đang sống phải lo làm các nghi lễ và tập trung rất đông đủ để linh hồn người chết mới được siêu thoát ở thế giới bên kia. Giá trị đạo đức tồn tại như một hằng số văn hóa trong văn hóa truyền thống người Rục. Đó là đức tính ngay thẳng, trung thực, hiền lành, sẵn lòng giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Những giá trị đó thể hiện ngay trong cuộc sống đời thường của họ.
Trên cơ sở những nghi lễ liên quan đến sinh đẻ, nuôi con, trưởng thành và tang ma, thì rõ ràng các nghi lễ ấy đã đóng một vai trị hết sức to lớn trong sống tinh thần của người Rục trước đây và ngày nay. Những giá trị truyền thống, được kế thừa làm phong phú, giàu bản sắc cho kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở người Chứt nói chung, nhóm người Rục nói riêng, được phản ánh đậm nét trong các nghi lễ chính là phong tục, tập quán và đời sống tinh thần như tổ chức các lễ, cách thức đặt tên, đối xử với người chết. Cho đến hôm nay trong đời sống của đồng bào Rục các nghi lễ vẫn còn được kế thừa như nghi lễ cưới, lễ
cúng ba ngày sau khi chơn... Chính bản thân các nghi lễ, đã phản ánh đời sống tinh thần hết sức phong phú của cộng đồng người Rục.
Tôn giáo được thể hiện qua các nghi lễ trong xã hội của người Rục là đa thần giáo. Chưa có bóng dáng của tơn giáo ngoại lai trong tâm linh người Rục. Trước buổi hồng hoang của lịch sử, người Rục cũng như các tộc người khác khơng thể giải thích được các hiện tượng siêu nhiên, cho nên họ đã bấu víu vào các vị thần tìm một niềm tin. Song thần linh đối với người Rục như chúng tôi nhận thấy, rất được họ coi trọng nhưng cũng hết sức gần gũi như thần bếp, thần rừng…Tín ngưỡng của đồng bào khác cơ bản với tôn giáo quốc gia và tơn giáo thế giới, đó là chưa có nơi thờ cúng thường xun, chưa có hình tượng chân dung của thần linh.