- Lễ cúng tám đêm (Lễ “Thám lựm”)
BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI RỤC QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.1. So sánh với nghi lễ vòng đời của người Nguồn
Người Nguồn là một tộc người thiểu số có khoảng 3,5 vạn người cư trú khắp 14 xã thuộc Huyện Minh Hóa Trong danh mục các dân tộc thiểu số ở nước ta do Nhà nước ta cơng bố thì họ được xếp vào dân tôc Kinh.
Người Chứt (Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng) và đồng bào Nguồn cùng hình thành và phát triển từ một cội nguồn huyết thống dân tộc và cội nguồn văn hóa dân tộc sinh sống lâu đời tại vùng Minh Hóa, Quảng Bình. Trong q trình giao lưu văn hóa đã có sự tiếp thu và ảnh hưởng đến nhau rất rõ nét.
- Về sinh đẻ:
Trong lễ thức sinh đẻ và nuôi con của người Nguồn và người Rục có những điểm tương đồng biểu hiện qua những tập tục:
Người Rục và người Nguồn đều có tục kiêng kỵ như tránh ăn đồ trơn, thịt hoẵng... trước và sau khi sinh nhưng ở người Nguồn có nhiều hơn và phức tạp hơn như không ăn thịt trâu bạc, thịt hoẳng, cá gáy... và khi người đẻ xong chỉ được ăn cơm với rau chiếu luộc, mít luộc, đu đủ luộc chấm với muối rang, không được làm các công việc nặng nhọc như đâm, giã, cuốc đất chỉ nấu ăn và chăm sóc con. Về hình thức sinh đẻ đều làm “Chái” (túp lều để vợ sinh đẻ). Khi đẻ xong người phụ nữ đều phải uống cỏ máu và cỏ tan để bổ máu, nhơ nhớp trong người được giải phóng ra ngồi và khi vào nhà đều phải nằm hơ lửa. Lúc người vợ sắp sinh người bố chồng đều phải làm lễ cúng cầu khấn ông bà tổ tiên phù hộ cho mẹ trịn con vng.
Về sự khác biệt
Người Rục có hình thức đẻ phức tạp hơn là phải làm 5 cái nhà đẻ. Sự kiêng kỵ uế tạp của người đẻ cũng sâu sắc hơn. Họ phải lần lượt qua 5 nhà đẻ và phải xông và tắm lá thuốc rừng, sạch sẽ liên tục trong 5 lần, còn người Nguồn chỉ làm một cái nhà đẻ và hơ lửa than và việc uống, tắm lá thuốc rừng được tiến hành sau 3 ngày khi làm lễ quay đầu giường. Việc này có sự giúp sức của mọi người trong làng bản. Vì thế, những ngày đó thường rất đơng vui, như ngày lễ hội nhỏ của bản. Người Rục thì phải nằm ở gần bếp lửa, người Nguồn không phải nằm gần bếp mà có nồi than riêng. Người Nguồn có thêm tục lệ quay đầu giường. Sau ba đêm đẻ xong, nếu lúc đẻ giường đặt theo chiều dài “Chái” đẻ thì sau ba đêm phải quay đầu giường đặt theo chiều rộng của chái đẻ. Và có thêm lễ ăn mừng con. Lễ này được tiến hành sau ngày đẻ bảy đêm đối với con so và sau ngày đẻ năm đêm đối với con rạ. Làm lễ ăn mừng con là để cầu cho mẹ khỏe mạnh con mau cứng cáp.
Người Rục có lễ đặt tên con vào thời điểm sau 3 tháng, cịn người Nguồn thì tên của đứa con được đặt ngay sau 3 ngày khi đứa trẻ chào đời và con của người Nguồn thường có tên gọi thường ngày và tên thật là tên khai sinh với chính quyền. Theo đó, cha và mẹ được gọi theo tên người con được sinh đầu lịng, ơng, bà nội, ngoại được gọi theo tên của cháu được sinh đầu tiên của con trai hoặc con gái của ông, bà nội, ngoại mà người Rục khơng có tục lệ này.
- Về hơn nhân Nét tương đồng
Có thể nhận định rằng người Rục và người Nguồn đều theo chế độ phụ hệ nên có rất nhiều nghi lễ giống nhau.
Trong hơn nhân của người Rục và người Nguồn đều có các lễ: Dạm hỏi, ở rể, xin cưới, cưới, đón dâu. Một số lễ vật dạm hỏi giống nhau như: nhà trai đều phải sắm 12 miếng trầu, 12 miếng cau biểu tượng cho sự xe duyên, kết tóc của đơi trai gái. Người cha hoặc bác hoặc chú của người con trai cũng phải mang lễ vật đến nhà người con gái. Các lễ dạm hỏi, xin cưới, cưới, đón dâu đều phải mang các lễ vật đặt lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên.
Sự khác biệt
Hôn nhân của người Nguồn có thêm nhiều lễ phức tạp hơn đó là lễ: coi mặt (xem mặt); tạp tàng(chạm ngõ); mần rế (làm rễ);
Người Nguồn có nghi lễ làm rể là một hình thức khác hơn lễ ở rể của người Rục. Làm rể của người Nguồn là người con trai không phải sang ở lại luôn nhà người con gái của người Rục mà chi khi nào nhà vợ có việc gì thì báo tin gọi người con trai đến làm như bứt tranh lợp nhà, thu hoạch mùa màng ngô, lúa… Thời gian người con trai phải đi làm rể tại nhà vợ thì giống nhau cũng từ 1 đến 3 năm.
Lễ rước dâu (ngước du) của người Nguồn cũng khác hẳn bởi sau lễ cưới thì con rể phải đi làm rể thêm một thời gian nữa. Vợ chồng vẫn “thụ thụ bất thân”. Sau ba tháng hoặc sáu tháng, bố (hoặc bác hoặc chú) lại có trầu cau sang nhà gái xin làm lễ đón dâu về nhà chồng, lễ rước dâu tổ chức tại nhà trai là chủ yếu khác với người Rục làm lễ đón dâu ln và tổ chức tại nhà gái, cô dâu cũng không phải mang theo lễ vật: nỏ/ná, gạo, chăn.. như người Rục.
- Về tang ma Nét tương đồng
Tang ma của người Nguồn khác người Rục và có tính chất phức tạp hơn bởi người Nguồn tiếp thu và Nguồn hóa nghi tiết tang lễ theo “Thọ mai gia lễ”, tuy nhiên so với người Rục cũng có nhiều điểm giống nhau.
Khi người vừa chết đều sắp xếp chân tay..cho thẳng rồi tiến hành buộc tay chân và khi liệm thì cắt đây buộc. Cả người Rục và người Nguồn đều nấu 1 bát cơm to đầy, làm thịt một con gà luộc chín đặt trên đầu người chết thắp hương nhằm ý nghĩa cho người chết ăn. Họ cũng nuôi ma tức là cúng cơm, thức ăn cho người chết trong thời gian chưa hết khó. Người Rục là 8 đêm, người nguồn là 24 tháng. Họ đều làm lễ mở cửa mã sau khi chôn cất cho người chết 3 đêm tại mồ mã. Để tỏ lòng thương tiếc với người thân qua đời, những người trong gia đình có đều phải kiêng kỵ như khơng được mặc quần áo mới,ít tiếp xúc với dân làng, hạn chế đến nhà người khác, tránh để người lạ trong thấy.
Sự khác biệt
Theo phong tục người Nguồn người chết có thể để trong nhà làm lễ từ 1-3 ngày tuy theo từng gia đình nhưng ở người Rục thì phải chơn ngay. Hịm của người Rục hiện nay khác với người Nguồn. Hịm của người Rục thì đơn giản, được ghép từ bốn tấm gỗ rừng chiều dày của bốn tấm gỗ bằng nhau khoảng 4cm và 2 miếng gỗ ghép 2 đầu và khơng được sơn son. Hịm của người Nguồn thì tấm gỗ trên nắp của quan tài được làm dày hơn để chịu đựng áp lúc của đất và quan tài được sơn son thiếp vàng. Người Nguồn có áo trắng, khăn bịt đầu trắng,... có các màu quy định riêng dành cho những người thân trong gia đình mặc khi có tang ma, cũng như hệ thống dàn nhạc chiêng, trống, cờ... mà người Rục khơng có. Khi người vừa chết đều sắp xếp chân tay..cho thẳng rồi tiến hành buộc tay chân và khi liệm thì cắt đây buộc. Nhưng nếu người Nguồn buộc bằng dây chỉ thì người Rục buộc bằng dây mây rừng. Người Nguồn sau khi lễ bỏ mã tại mồ thì về nhà lập bàn thờ riêng, đặt phục vị người chết lên thờ phụng, và để khó cho người chết trong 24 tháng. Trong thời gian này người thân hàng ngày, hai bữa ăn chính phải dọn cơm canh, thắp hương cúng cho người chết ăn. Còn người Rục thì được lập bàn thờ người chết ln sau khi đưa tang về nhà và bài vị được thay bằng miếng đất tượng
trưng cho trái tim người chết khi chôn mang theo về nhà, và việc để tang khó cho người chết chỉ trong vòng 8 đêm. Ngồi ra khi liệm người Nguồn có thêm tục lấy một miếng trầu cau đặt vào miệng người chết và bát cơm cúng trên đầu người chết. Sau khi liệm thì phải cất đi và phơi khô để dùng làm thuốc chữa cho những người mắc bệnh hung thần người chết. Người Nguồn có tục may một cái túi để con, cháu.. thay nhau mỗi người nhúm mỗi thứ một chút gồm hạt thóc, hạt ngơ, hạt đỗ, hạt vừng, hạt kê bỏ vào túi buộc miệng túi lại cho vào quan tài kê trên đầu người chết. Điều này có ý nghĩa là giúp cho vong hồn người chết sang thế giới bên kia, sau khi hết tang hết khó có giống mà làm ăn. Người Nguồn có thăm viếng mồ mã, có giỗ kỵ người chết hàng năm, cịn người Rục thi khơng có thăm viếng mồ mã và giỗ chung lấy ngày chết của người cao tuổi nhất để làm lễ cúng chung.