- Lễ cúng tám đêm (Lễ “Thám lựm”)
BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI RỤC QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.2. So sánh với nghi lễ vòng đời của người Mày
Người Mày và người Rục cùng cư trú sinh sống lâu đời với nhau tại vùng rừng núi cao huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình hiện nay người Mày chủ yếu sống tại xã Dân Hóa.
Người Mày là một nhóm tộc người cùng với Arem, Mã liềng, Sách và người Rục thuộc dân tộc Chứt nên có nhiều nét tương đồng trong nghi lễ vịng đời.
Về sinh đẻ và ni con:
Quan niệm về sự dơ bẩn khi sinh nở đối với người phụ nữ là một quan niệm khá phổ biến ở hầu hết các nhóm người thuộc dân tộc Chứt, nên người Mày và Người Rục đều cho rằng sinh đẻ là sự dơ bẩn nên đều làm cái “chái” nhà đẻ riêng cho người phụ nữ sinh nở, thời gian hết cữ cũng là 30 ngày người thân đều phải chuẩn bị lương thực cho sản phụ ăn, uống và không ai được phép lui tới, tiếp xúc với người phụ nữ ngoại trừ người chồng và đều phải cho người phụ nữ uống cỏ máu và lá cỏ tan, cũng như xong và tắm lá thuốc. Họ đều phải nằm hơ lửa. Người Rục thì phải nằm ở gần bếp lửa, người
Mày có nồi than riêng. Lúc người vợ sắp sinh người bố chồng đều phải làm lễ cúng cầu khấn ông bà tổ tiên phù hộ cho mẹ trịn con vng.
Tuy nhiên nghi lễ sinh đẻ của người Mày và người Rục vẫn có sự khác biệt: Người Mày khi xông và tắm lá cho người phụ nữ khơng có tục lệ lấy 5 viên đá để xông,mà phải nấu nồi nước lá đấy sôi lên. Người phụ nữ Rục phải ở lần lượt trong 5 cái nhà đẻ mới được vào nhà, còn người phụ nữ Mày thì khi đẻ xong chỉ ở một cái nhà đẻ, sau bảy ngày chuyển đến 1 cái nhà sàn nhỏ cho chẳn một tháng, thật sự sạch sẽ mới được vào nhà sàn chính. (Người Mày ở nhà Sàn khác với người Rục ở nhà nền đất).
Về kiêng kỵ, họ đều tránh ăn đồ trơn,thịt hoẳng.. trước và sau khi sinh nhưng ở người Mày có nhiều hơn và phức tạp hơn như không ăn cá gáy.. và khi người đẻ xong chỉ được ăn cơm pồi (làm từ hỗn hợp bột ngô, sắn bỏ trong các ống tre, nứa rừng) với muối vừng và canh măng rừng. Người Mày còn ăn loại cháo măng rừng (Ta păng), rất bổ dưỡng tốt cho người phụ nữ. Món này được làm từ măng rừng và gạo giả nhỏ, cá suối hong khô và thịt rừng. Theo quan niệm người Mày, không chỉ phụ nữ sinh đẻ, mà người phụ nữ đến kỳ hành kinh đều phải ra ở nhà sàn nhỏ riêng.
- Về hơn nhân Nét tương đồng
Người Mày có lối sống khác hơn so vơi người Rục. Về đặc điểm cư trú, thường là ở vị trí cao hơn so với người Rục, cách bố trí nhà ở của họ theo lối sống nhà sàn..nhưng có những phong tục tập qn trong hơn nhân rất giống người Rục.
Cả người Rục và người Mày khi tiến tới hôn nhân đều trải qua lễ hỏi, ở rể, lễ cưới, đón dâu. Lễ cưới đều được tổ chức ở nhà gái. Lễ vật mang sang nhà gái đều có nồi đồng, bát, dao/rựa, và 1 con lợn. Họ đều có tục lệ chàng rể phải tự tay mổ lợn thiết đãi thần linh và mọi người, khi giết lợn phải cố tình làm cho con vật kêu càng lớn càng tốt. Trong thời gian ở rể cũng có các điều
luật khắt khe đối với chàng rể để thử chàng rể cũng như phải lao động làm việc cho nhà gái và thời gian cũng thường là 1-3 năm.
Bên cạnh đó hơn nhân giữa hai nhóm tộc người này cũng có sự khác biệt rất lớn:
Về hình thức, trong các nghi lễ hơn nhân của người Mày thì lễ hỏi được tiến hành với sự góp mặt của bà con họ hàng, đặc biệt là 2 ông mai mối:
Nharit đại diện cho nhà gái và Mờ xư đại điện cho nhà trai. Lễ cưới được chia
làm 2 lần lễ cưới lần 1 và lần 2, trong đó lễ cưới lần 2 thường được tổ chức sau 5 năm, cũng có thể nhanh hay chậm hơn, tùy theo sự giàu có của gia đình. Lễ cưới lần 2 được tổ chức đơn giản hơn: gồm 2 con lợn, 4 đôi gà cùng với rượu và bánh. Nha rịt một lần nữa thay mặt gia đình nhà trai đưa lễ vật và xin đưa con gái về ở hẳn nhà chồng, tuyên bố hết cưới [33, tr.176].
- Về tang ma
Nét tương đồng
Người Rục và người Mày đều cho rằng khi một người qua đời tức là thần linh ma quỷ không muốn họ sống nữa, để lâu không tốt nên thường tiến hành chôn ngay trong ngày hoặc nhiều nhất là 1 đêm. Đây là một tập quán khá phổ biến ở hầu hết các nhóm thuộc dân tộc Chứt. Khi có người chết cũng giống như người Rục, người Mày cũng làm thịt gà hoặc nấu cơm để trên đầu người chết để nhằm cho người chết ăn, người chết được bó chiếu đầu quay về hướng cuối nhà trước khi đưa đi chơn bởi góc cuối nhà thường là góc nhà ma cư ngụ. Người Mày cũng rất coi trong hướng chôn người chết, đầu phải quay về hướng tây, họ tin rằng người chết cũng giống như mặt trời lặn, nếu để ngược lại con cháu sẽ không yên ổn, không làm ăn được. Khi chôn xong người Mày cũng đặt trên mộ người chết các đồ tùy táng như dụng cụ lao động..lương thực..Họ cũng làm các lễ cúng nuôi ma, và lễ 3 ngày, 8 ngày
Sự khác biệt:
Vai trò của người thầy cúng rất được coi trọng, người đấy sẽ đứng ra làm lễ chỉ đạo như thầy cúng xin keo,.. mời vong hồn người chết, tối hơm chơn xong thì có làm lễ gọi hồn. Người con trai, thầy cúng và trưởng tộc cầm 1 bó đuốc thắp sáng với một cây rựa đi ra nửa đường đón vong hồn người chết về cho ăn ba bữa tối. Người Mày có thêm lễ chẳn 1 tháng. Lễ này được làm rất chu đáo, có mời thầy mo đến làm lễ tẩy uế, lúc đó mới thật sự hết tang khó và nếu người chết là trưởng tộc có bàn thờ ơng bà tổ tiên thì cũng làm lễ bàn giao trưởng tộc cho người kế tục trưởng tộc luôn trong lễ đầy một tháng.