Nghi lễ vòng đời giúp tăng cường và cũng cố mối quan hệ giữa người với ngườ

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 86 - 88)

- Lễ cúng tám đêm (Lễ “Thám lựm”)

BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI RỤC QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.2.1. Nghi lễ vòng đời giúp tăng cường và cũng cố mối quan hệ giữa người với ngườ

người với người

Xuyên suốt và rõ nét nhất trong các nghi lễ đời người của nhóm người Rục chính là về quan hệ giữa người với người đặt trong khơng gian gia đình và cơng đồng. Người Rục cũng giống như người Kinh đều có quan niệm “bán anh em xa mua láng giềng gần” đã trở thành sợi dây vơ hình gắn kết cộng đồng bản làng, tạo nên những giá trị về mặt xã hội. Đó là mối quan hệ huyết thống dịng tộc, làng bản, khu vực, cơng đồng dân tộc với mối quan hệ cộng đồng quốc gia.

Khi có một sự việc nghi lễ trong vòng đời tất cả mọi người trong bản đều tập trung tham gia để lo và giúp đỡ để tổ chức lễ được tốt, nhanh.

Trong sinh hoạt văn hóa, yếu tố phụ hệ của người Rục được phản ánh rõ nét. Song người phụ nữ Rục vẫn giữ một vị trí quan trọng trong gia đình, dịng họ, xã hội. Đó là vấn đề sinh đẻ để nối dõi nịi giống. Bởi vậy, những nghi lễ sinh đẻ của người Rục, khơng chỉ thể hiện mối quan tâm của gia đình, của chồng đối với vợ, của cha mẹ đối với con cái mà con cả cơng đồng đón nhận. Mỗi đứa trẻ ra đời đều có làm lễ đặt tên sau 3 tháng, mời tất cả mọi

người trong làng bản và thông báo với ông bà tổ tiên cũng như mọi người trong bản biết để đón nhận thành viên mới và cầu xin ông bà tổ tiên, thần linh phù hộ, mọi người giúp đỡ cho đứa trẻ khỏe mạnh, khôn lớn.

Đám cưới của người Rục là dịp để mọi người tập trung giao lưu thể hiện tính cộng đồng, là “dịp mọi người được ăn bữa no nhất” vui vẻ nghỉ ngợi sau những ngày lao động vất vả. Đặc biệt sau ngày cưới 3 ngày có tiến hành lễ tại bếp. Lúc đó anh, em họ hàng trong gia đình phải tập trung đơng đủ cùng bắt tay nhau tại bếp làm lễ thể hiện sự đồn kết đón nhận thành viên mới của gia đình cũng như cho thần linh chứng giám sự kết hôn của đôi vợ chồng. Sau lễ, người con dâu mới được vào bếp và lo việc bếp núc gia đình. Đây là một giá trị rất nhân văn của người Rục

Trong tang ma, từ lễ khâm liệm đến chôn cất, người Rục tổ chức rất đơn giản: khơng có âm nhạc, cờ hoa, không đọc kinh cầu siêu mà tất cả làm sao lo cho người chết được nhanh sang thế giới bên kia khi thần linh đã không muốn cho họ sống nữa. Người Rục cũng không phân biệt đẳng cấp hay các trường hợp chết lành hay chết dữ để quy định cho việc tang chế mà tất cả mọi người đều bình đẳng chơn chung trong cùng một nghĩa địa của cộng đồng.

Toàn bộ các nghi lễ đều xuất phát từ con người, vì con người với mong ước cuộc sống ln tốt đẹp hơn. Con người từ lúc sinh ra cho đến lúc về với “thế giới bên kia” là tổng hòa các mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, dòng tộc, bạn bè…đan xen với nhau. Các nghi lễ đều hướng con người đến tính nhân bản, tương thân, tương ái, sống có ích với gia đình và cộng đồng, thể hiện rõ nét yêu thương giống nòi, mong cho con người ln có sức khỏe…tất cả các hoạt động đó đều nằm trong một quy luật và trật tự nhất định được gia đình, cộng đồng quy ước thơng qua tục lệ, quan niệm.

Qua nghiên cứu về nghi lễ vòng đời chúng ta thấy, thế hệ trước ln có trách nhiệm với thế hệ sau và thế hệ sau có bổn phận làm trịn trách nhiệm với thế hệ trước, bảo lưu và trao truyền những bản sắc văn hóa của tộc người.

Thơng qua đó giúp các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề gia đình và tộc người của người Rục một cách sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w