Người chết được đặt nằm trên chiếu hoặc các thanh nứa đập dẹp hoặc tấm vỏ cây rừng (theo ông Cao Chờn, 82 tuổi ở bản Ĩn thì vỏ cây rừng thường được dùng là vỏ cây đa hoặc sung Rừng). Chờ người chết trút hơi thở cuối cùng, chủ tang sẽ cắt khuy quần, áo, sắp xếp chân tay cho thẳng, để dọc
giữa nhà trước cữa buồng chủ, đầu quay về hướng cuối nhà. Theo ông Cao Chờn, giai đoạn lúc này con cháu phải ngồi bên và đốt hương trầm kênh để lỏng cơ thể, cắt, khuy áo..sắp xếp tay chân thẳng để cho các vía phần thân xác như: ở đầu, ngực, tay, chân, bụng..v.v. chúng thốt ra ngồi dễ dàng, và hướng đầu người chết phải quay về cuối ngôi nhà bởi họ cho rằng đấy là nơi linh thiên, góc nhà là nơi ma nhà hay cư ngụ (nơi mà một số gia đình vẫn để đặt bàn thờ).
Tiếp đến ngay sau đó họ tiến hành trói tay, trói chân người chết. Họ lấy một sợi dây rừng để buộc hai ngón chân cái, hai ngón tay cái lại với nhau. Mục đích của việc này nhằm cho cơ thể con người lúc mới chết khơng bị có rút bởi các gân... để cho thẳng khi cuốn vào tấm vỏ cây, hay các thanh nứa đập dẹp được dễ dàng hơn. Sau khi trói tay, trói chân trong khoảng thời gian cháy được hết một miếng hương trầm thì họ tiến hành làm lễ liệm. Người Chủ tang sẽ tháo các sợi dây buộc tay, buộc chân ra và tự tay thay quần áo cũ mặc quần áo mới cho người chết. Sau khi mặc quần áo xong, xác chết được đặt vào một tấm vỏ cây rồi bó trịn lại, hoặc các thanh nứa đập dẹp và các tấm vỏ cây hay thanh nứa bó xác chết được buộc bằng 3 sơi dây mây rừng. Một sợi trên đầu, một sợi giữa bụng và một sợi dưới chân. Ba sợi dây này nhằm mục đích bó chặt xác chết và để về sau khi chôn xong xác chết không bi trương. Ba sợi sợi dây buộc đó có chừa lại 3 cái vịng nhỏ để xỏ cái địn vào rồi khiêng đi chơn [34, tr.126].