Nghi lễ trong hôn nhân

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 50 - 63)

TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI CỦA NGƯỜI RỤC 2.1 Khái niêm nghi lễ vòng đờ

2.4.2. Nghi lễ trong hôn nhân

2.4.2.1. Quan niệm về hôn nhân của người Rục

Lập gia đình là một hình thức củng cố xã hội, sinh sản cho giống nòi vững mạnh cho nên đối với việc hôn nhân, dân tộc nào cũng coi trọng. Lễ

cưới được tổ chức chu đáo, còn chứng tỏ sự ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội với nhau và với mơi trường của tự nhiên duy trì nịi giống. Vì hơn nhân quan trọng như vậy, nên từ xưa đến nay luôn được mọi người quan tâm.

Mặc dù đời sống kinh tế nghèo nàn nhưng hôn nhân của người Rục rất chú trọng các phong tục và lễ nghi tín ngưỡng. Ngồi sự chấp thuận giữa hai gia đình, đáp ứng đầy đủ đồ thách cưới, hơn nhân cịn phải được sự cho phép của thần ma [33, tr.198]. Hơn nhân của người Rục cịn mang nhiều tàn dư của chế độ mẫu hệ như tục ở rể, vai trị của ơng Cậu..

Thanh niên Rục tự do tìm hiểu, hẹn hị nhau nhưng trong thời kỳ u đương, người con gái không được vào bếp của chàng trai, chỉ khi nào hai gia đình đồng ý và ơng chú hoặc ơng cậu của chàng trai đã có lời dạm hỏi chính thức.

Bà Cao Thị Vần 75 tuổi ở bản Mòo ồồ còn nhớ lời ca của mẹ dạy con:

“Mệ pứa pa rơ cư đê, Mi đe ăn, a ti nhác, Bân tư u cuen, u kề, Như thiên hạ khe, A lang cò nơi, Khỏi má nguồên, Mịa mưa chi mươn bá, U trừ u cư xú, Lế u cún,Tớn má mía ăn..”

Tiếng Việt nghĩa là: Bố mẹ khuyên con dạy con, siêng làm ăn, đừng nhác muốn được vợ, được chồng, như thiên hạ, như rứa con ơi, khơng thua kém xóm làng, làm cho được như họ, để mai sau lấy chồng, biết đường làm ăn.

Từ đó ta thấy rằng người Rục cũng như các đân tộc khác trai, gái yêu nhau cũng có yêu nhau tìm hiểu trao duyên, và bố mẹ nhà trai cũng như nhà gái, bên hỏi cũng như bên gả, đều có chung lịng mơng muốn giống nhau, là cố gắng giữ gìn truyền thống của làng bản, nhà gái muốn con rể tốt, thật thà, cái bụng chăm làm. Nhà trai muốn con dâu đẹp, nghe theo chồng, chăm làm, đẻ tốt.

Hôn nhân là do sự tự nguyện tìm hiểu nhau của đơi nam nữ. Thanh niên nam nữ người Rục đến tuổi trưởng thành được tư do u nhau. Khơng bị gia đình hay những quy định của xã hội ràng buộc trong quan hệ hơn nhân.

Về tuổi lập gia đình, người Rục do có một bí quyết có thể sinh đẻ theo ý muốn nên trai gái đến tuổi phát dục (trai từ 15 - 16 tuổi, gái từ 13 -14 tuổi)

họ có thể tự do tìm hiểu thoải mái cho đến tuổi trưởng thành (nam: 19 - 20 tuổi, nữ: 16 -17 tuổi).

Qua tìm hiểu tại các bản theo quan niệm của người Rục, tuổi kết hôn đẹp nhất là con trai phải lớn tuổi hơn người con gái.Trước đây, thường tuổi trung bình kết hơn đối với nam là 20 tuổi, nữ là 17 tuổi. Tập tục người Rục khơng cho phép những người có quan hệ trực hệ hay cùng một ơng tổ sinh ra trong ba đời lấy nhau, tức là đến đời thứ tư có thể lấy nhau được. Trước đây, ở trong rừng sâu, do quan hệ thân tộc, họ không lấy được nhau. Vì vậy, con trai, con gái phải qua Lào để lấy vợ, lấy chồng rồi mới đem nhau về chổ cũ [34, tr.124].

Vấn đề xem tuổi tác có hợp với nhau giữa đôi nam nữ của người Rục xưa kia là khơng có mà chỉ xem ngày và tháng cưới. Nếu vụ mùa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7 và mùa săn từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, thì mùa cưới của người Rục thường từ tháng 7 đến tháng 9, thời điểm sau khi thu hoạch xong, trong nhà đủ ăn, thịt thú rừng dư thừa [33, tr.198], theo Ông Cao Chờn 80 tuổi ở bản Ĩn thì mùa cưới của người Rục thường được tổ chức nhiều nhất là tháng 8, tháng 9 theo năm âm lịch còn ngày cưới là do sự thống nhất của hai gia đinh thông gia nhưng phổ biến thường được chọn được chọn là ngày chẵn như ngày 16, 18, 22.. bởi họ cho rằng ngày chẳn là ngày tốt ngày có cặp có đơi. Người Rục khơng có tục xem giờ như giờ đón dâu, giờ làm lễ….

Nam nữ thanh niên rục lập gia đình sớm, nhưng hiện tượng đa thê hay ly hôn rất hiếm bởi rất nhiều nguyên nhân về điều kiện cư trú, trình độ sản xuất và dân số. Hiện tượng hôn nhân khác tộc ở người Rục chưa thực sự phổ biến do nhiều nguyên nhân trong đó việc rời bỏ hang muộn, sống rải rác và biệt lập.

2.4.2.2. Các bước tiến hành lễ cưới

Thông thường nam nữ Rục đến tuổi yêu nhau khơng có nhiều lễ hội để trai gái tập trung hẹn hị trao duyên như nhiều đân tộc anh em khác mà thường yêu nhau hen hò nhau qua lao động săn bắn hái lượm trong rừng. Theo Ông Cao Chờn 80 tuổi ở bản Ĩn, người Rục có câu hát:

“Cơ tơm ta len ời ! cà gio mà nhúc gio tạng nhồi chung đa mái ơi! Cơ tơm ca len mày ời ! lá cơ làng phải xong chắc ời mày ơi..”

Nghĩa là: em ơi ! gió nam thổi lên thổi xuống vào khe đá em ơi như lá Cơ làng phải xây dựng gia đình em co ưng khơng !

Sau khi u nhau tìm hiểu nhau kỹ, tâm đầu ý hợp muốn về sống với nhau thì trước để tiến tới hơn nhân thì người con trai và con gái phải về thưa với cha mẹ nhờ mai mối đến gia đình nhà gái đặt vấn đề cưới xin chính thức. Ơng mai bà mối được nhà trai chọn phải là người lớn tuổi, có uy tín, thường là trưởng bản Pự Cavel hay Chố bơrú(chúa rừng) hoặc người già phải có đủ vợ chồng, đã già, có nhiều con cháu sang nói chuyện với gia đình nhà gái.

Theo phong tục muốn lập gia đình thì việc hơn nhân đó phải qua các bước: dạm hỏi, ở rể, xin cưới, cưới, đón dâu.

Theo ơng Cao Tiến Thuynh sau khi trai gái ưng nhau sẽ về thưa với gia đình: “kì anh... đó ưng con lý con xây dựng gia đình..” cha mẹ mới hỏi lại với nội dung “mi có yêu thật hay không ? nếu yêu thật để cha mẹ đi mi mà yêu Giang sơn cha mẹ không đi.”. Sau khi cơ gái chàng trai về thưa chun gia đình được bố mẹ đồng ý nhà trai sắm lễ hỏi.

2.4.2.3. Lễ dạm hỏi

Lễ dạm hỏi theo tiếng Rục gọi là Pleng, lễ này đánh dấu một sự chuyển tiếp về tình cảm của hai bên gia đình, của đơi trai gái vì từ đây hai gia đình chính thức đi lại với nhau. Nói như người Rục hai họ “là bà con tiên”. Lễ này rất ít khi bị nhà gái từ chối, bởi trước khi đến với lễ này người con trai và người con gái đã về hỏi trước với gia đình xem có ưng khơng và có vi phạm vào huyết thống 3 đời khơng rồi mới thơng báo cho nhau. Sau đó mới đi đến lễ Pleng (Dạm hỏi). Nhà trai phải chọn một người mai mối và một người đại diện gia đình thường là cậu hoặc anh và một số người bạn bè trong bản đi chứng giám đến nhà cô gái để dạm hỏi và xin cho con trai được đến ở rể. Lễ vật gồm có:

- 12 miếng trầu (tiếng Rục gọi là mzg azt) - 2 con gà (tiếng Rục gọi là hal rơka) - 2 cái bát (tiếng Rục gọi là hal tuội) - 2 hũ rượu (bây giờ là bốn chai rượu)

Theo Ơng Cao Chờn 82 tuổi ở bản Ĩn, sở dĩ người Rục quy định lễ vật luôn là số chẳn là do người Rục quan niệm rằng, số chẳn là số có “đơi” có “ cặp” là số thiêng ln mang lại may mắn cho họ.

Nhà trai mang những lễ vật này đến nhà gái, đặt tất cả vào một nơi giữa nhà, có thể là trên chiếc chiếu giữa nhà hoặc cái gường hoặc phổ biến hiện nay một số nhà đã có bàn tiếp khách. Nhà trai ngồi một bên nhà gái ngồi một bên không coi trọng bên nào ngồi bên nào trái hay phải miễn làm sao hợp lý chia thành hai bên. Nhà gái cũng có mời một số người già và trai trong bản đến làm chứng. Sau khi đã ổn định chổ ngồi, uống nước chè, hút thuốc lá do nhà gái chuẩn bị, nhà trai cử đại điện có thể là ơng mai bà mối hoặc ơng cậu nói với gia đình nhà gái. Nội dung thường là: “Bao cáo oong plóc lịng nhà

có mzg azt a hal rơka a hal tuội a rượu nói chuyện con Zhú hắn ưng chắc hắn thì lý xây dựng gia đình …”(báo cáo ông bà bên ngoại bên nhà tơi có chút trầu gà, rượu để nói chuyện con nó thích nhau nó muốn xây dựng gia đình..). Nếu đồng ý thì nhà gái sẽ cử đại điện là người bố nói “Hắn ưng chắc thì mền hàn chơ phần lý xây dựng gia đình từ ni mền là sui gia bà con tiên ăn ngồi không hiền cũng là con tiên..” (chúng nó thích nhau thì mình tiến hành xây dựng gia đình cho nó từ nay hai gia đình là sui gia bà con tốt với nhau ăn ở khơng tốt cũng là bà con thân thiết). Sau đó sẽ mang tất cả lễ vật đấy đặt lên bàn thờ hoặc bày ra nhà, bỏ hương trầm vào bát rồi đốt. Người bố sẽ khấn: “Bên con bưz cún ngày lành tháng tốt đi hàn con chú

mềm tơ pai lý mà ký mà Cún hớt zơ cơ hói phục vụ con chu xây dựng gia đình…” Nghĩa là nhà đã có chàng rể và xin phép từ nay chàng rể có thể đến

báo với mọi người trong bản rằng cô gái đã gả cho chàng trai, không nhận lời cầu hôn của bất cứ ai nữa.

Sau khi cúng xong nhà gái sẽ bày ra đĩa 12 miếng trầu, 12 miếng cau đưa cho đai điện bên nhà trai thường là ông cậu hoặc anh trai đi mời những người lớn tuổi của hai họ có mặt trong buổi lễ. Mời trầu xong cả hai họ vui vẻ ăn tiệc hỏi vợ.

Sau lễ hỏi, hai bên gia đình có thể tự do đi lại đến nhà thăm hỏi, người con rể có thể về nhà mình hoặc có thể ở lại nhà vợ luôn.

2.4.2.4. Lễ xin ở Rể (tiếng Rục gọi là Xụ)

Sau khi nhà gái nhận lễ vật, thì người con trai được quyền đến ở rể bên nhà gái. Thời gian ở rể có thể kéo dài từ 1- 3 năm. Thời gian này có thể được xem là thời gian thử thách chú rể, để gia đình nhà gái dị xét tính nết nhân cách của chàng rể thế nào, đồng thời để giúp đơi trai gái có thời gian tìm hiểu nhau thêm. Trong thời gian này chú rể sai sót, mà cố chấp khơng sửa chữa lỗi lầm thì sẽ bị từ hơn và khơng được bồi thường gì cả [34, tr.123].

Qua lời kể của ơng Cao Chờn 82 tuổi tại bản Ĩn thì xưa kia các qui định ở rễ rất khắt khe. Ví dụ, trong thời gian ở rể nếu chàng trai đi rừng vác gỗ về nhà thì khơng được bỏ mạnh xuống đất dù rất nặng bởi nếu để mạnh sẽ làm cho bố mẹ bên vợ và con ma nhà giật mình, hay chàng trai đi rừng về mang dao/ rựa..thì khi về đến nhà phải cầm quay lưỡi vào trong người mà cán dao/rựa quay ra ngoài. Bởi theo họ, động tác quay lưỡi ra ngồi phía trước là có chủ ý làm hại người khác nên tuyệt đối không được làm..v.v.. Trong thời gian ở rể người con trai phải làm mọi việc cho nhà gái và được ăn ngủ với người con gái là vợ mình.

Theo một số tài liệu thì thời kỳ trước đây “khi được sự đồng ý của nhà gái, chàng rể tương lai sẽ đem một con gà trống sang biếu bố mẹ và xin ở rể (chàng trai sang ở nhà cô gái 3 đêm, và cô gái sang ở nhà chàng trai cũng 3 đêm), thử xem sống có hợp nhau khơng trước khi đi tới hơn nhân” [33, tr.198].

Theo Ông Cao Chờn 82 tuổi ở bản Ĩn thì thời xưa lễ hỏi xin ở rể rất đơn giản chỉ bao gồm: 1 đôi sáp ơng được vo trịn dài như cây nến (người Rục gọi ơThiền) và 1 đôi hoa Rừng (người Rục gọi là Pa lơ), 2 thùng rượu đốc, (đơi sáp và đơi hoa rừng khi làm lễ phải được để đứng không được để nằm) và tiến hành các nghi thức cúng ma rừng và ông bà tổ tiên. Sau lễ dạm hỏi (Pleng) người con trai sang ở nhà con gái 3 đêm mang theo lễ vật gồm 1 hủ rượu, 1 bao bột nhúc, 2 tấm vỏ cây phơi khô hoặc 2 mét vải. Sau đó người bố con gái sẽ soạn gường ngủ cho 2 người con trai và con gái ở với nhau 3 đêm, sẽ làm các món ăn ngon như thịt gà.. cho đôi trẻ ăn, rồi đến sáng thứ 3 thì người con trai mới về nhà mình. Cách nhau đêm sau, khi người con trai về nhà mình thì người con gái cũng vậy, mang theo lễ vật gồm 1 hũ rượu, 1 bao bột nhúc, 2 tấm vỏ cây phơi khô hoặc 2 mét vải sang đưa cho bố chồng tương lai và cũng ở lại 3 đêm sau mới về nhà mình. Các lễ vật khi người con trai và người con gái mang sang thì đều được ơng bố của cả hai bên nhân lễ vật và chỉ lấy rượu và đổ nước khoáy một bát bột nhúc đặt lên bàn thờ và để góc nhà để khấn ơng bà tổ tiên và ma nhà là con cháu yêu nhau xin cho chàng trai/ cô gái ở lại để biết “hắn ưng chắc rõ ràng”.

Các lễ vật mà người con trai và người con gái mang sang mục đích chủ yếu để phục vụ cho việc ở lại của mình trong 3 ngày mà khơng thiên về để cúng tế thần linh.

Trong khoảng thời gian ở 6 đêm này người con trai và người con gái được ngủ với nhau, sống với nhau như vợ chồng.

Đây là một phong tục xa xưa đặc sắc nó mang ý nghĩa sâu sắc coi việc kết hôn là một sự kiện quan trọng của một đời người nên đây là một phép thử độc đáo, xem đơi trai gái có hợp nhau khơng có u nhau thực sự khơng để tránh việc sau nay làm lễ cưới về ở với nhau không hạnh phúc. Mặt khác khi ở lại 3 ngày, chàng trai hay cơ gái cịn tiếp xúc với bố mẹ, anh em như vậy cũng thể hiện sự hợp nhau khơng chỉ ở phía người chồng/ vợ mà cịn cả gia

đình xóm bản nơi chàng trai/cơ gái sống. Do vậy tục lệ này là có tính nhân văn rất cao.

2.4.2.5. Lễ xin cưới

Người Rục gọi là lễ Kloi. Đây là lễ xin cưới, lễ này có thể tiến hành thời điểm lúc nào tùy thuộc vào hai gia đình thảo luận do sự thống nhất của thời gian ở rể có thể 1 -3 năm. Sau khi gần hết thời gian ở rể khoảng 1-2 tháng bên nhà trai sẽ chọn ngày, theo phong tục người Rục, các ngày lễ đều là ngày chẳn được coi là ngày tôt, phổ biến là ngày 16, 18, 22 trong tháng rồi báo cho nhà gái biết để chuẩn bị thơng qua chàng ở rể. Sau đó đồn nhà trai gồm người bố hoặc anh trai đẫn đầu và một số thanh niên trong anh em trong gia đình nhà trai đem lễ vật sang nhà gái làm lễ xin cưới.

Lễ vật xin cưới gồm: 4 con gà, 1 nồi đồng và và bốn cái bát

Theo Theo ông Cao Tiến Thuynh - Trưởng bản Mịồ thì 4 con gà và 4 cái bát là để cúng cho ông bà tổ tiên, cho thần giang sơn, cho ma rừng,cho thần bếp lửa. Còn 1 cái nồi đồng là đưa sang với mục đích cảm ơn. Nhờ cái nồi, mẹ đã nuôi cô gái khôn lớn cái nồi họ được dùng vào rất nhiều việc, từ việc nấu lá xông lúc mới sinh con đến khuấy bột Nhúc nên người Rục rất coi trong ví cái nồi như “người mẹ đã ni con” và cũng để làm phương tiện trả lại cho nhà bên ngoại đã bỏ bao nhiêu cái nồi nấu thức ăn nuôi người con gái khôn lớn. Nếu nhà gái đồng ý thì nhận các lễ vật tiến hành chế biến: làm thịt gà luộc chín, nấu cơm dọn mâm cỗ cùng nồi đồng và bốn cái bát bày ra, đốt

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w