Quan niệm về cái chết

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 63 - 66)

nên có sự ứng xử những nghi lễ khác nhau. Đạo phật quan niệm sinh lão, bệnh tử là một cái vịng ln hồi chuyển vận khơng ngừng, khơng dứt, từ đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp khác. Phật giáo quan niệm sau khi chết, linh hồn sẽ rời xác, đầu thai vào kiếp khác. Con người chết đi chỉ có thể xác là trở thành cát bụi, cịn linh hồn là bất tử, vì vậy linh hồn cần phải được thờ cúng.

So với các dân tộc khác thì tục lệ ma chay khi có người chết của người Rục được tổ chức khá đơn giản, nhưng nó cũng góp phần hình thành một bản sắc văn hóa tinh thần riêng độc đáo của họ. Nghiên cứu tang ma không chỉ để hiểu phong tục, tập quán tín ngưỡng, triết lý dân gian về hồn vía, về cõi sống, cõi chết, của mỗi dân tộc mà cịn là cơ sở quan trọng tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc đó.

- Quan niệm về cái chết

Người Rục quan niệm về cái chết chưa phải là hết, mà họ cho rằng vẫn tiếp tục sống ở một thế giới khác, không sống bằng thể xác mà sống bằng linh hồn bất diệt, có thể là hiện tượng ảnh hưởng giống quan niệm của Phật giáo và quan niệm của người Việt. Chính vì thế, họ có chuẩn bị lúc đưa tang cho

người chết ăn và mang theo các lễ vật như nồi, bát…ra ngoài mộ cho người chết để người đó tiếp tục dùng khi ở thế giới bên kia.

Quan niệm về cái chết của người Rục bắt nguồn từ ý thức vạn vật hữu linh, nên họ chia không gian vũ trụ thành 3 tầng.

- Tầng trên “Plời” (tầng trời) là thế giới cao xa của vũ trụ. Nơi đây, có những đấng thần linh tối cao vơ hình cai quản. Đó là thần mặt trời (sơn mo át plời), thần mặt trăng (sơn pụ lo an), thần gió (sơn kã jó).thần mây (Sợn mây), thần định mệnh (Sơn kuy lịj).. Theo đồng bào, việc xẩy ra hạn hán, lụt bão, mất mùa, dịch bệnh, chết chóc là do các thần trên trời khơng vừa lịng. Vì thế muốn trừ tai họa, đồng bào phải thường xuyên cúng tế, cầu nguyện để các thần vừa lòng.

-Tầng giữa (pên ni) là thế giới mặt đất, nơi con người và vạn vật sinh sống. Nhưng ngay ở thế giới này, cũng có các loại ma khác nhau sinh sống như ma rừng, ma suối, ma tổ tiên, ông bà… Đồng bào quan niệm khi con người chết, vía (vái) thành hồn ma, quẩn quanh với con người.

Tầng dưới (pên hệ) là thế giới dành riêng cho người xấu (những kẻ gian ác, những người chết xấu, chết bất đắc kỳ tử..) Đồng bào cho rằng, những người xấu khi chết. Vía bị giam cầm dưới mặt đất, hoặc biến thành những con vật bẩn thỉu hoặc biến thành ma ác gây hại cho con người.

-Về nhân sinh quan. Theo quan niệm của người rục con người có hai phần: xác (căm prư/prư) và hồn (vía). Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết ảnh hưởng đến sự sống của con người, khi con người chết hồn sẽ lìa khỏi xác và biến thành ma sống ở một thế giới xa xôi khác. Trong một phần thân xác có rất nhiều vía: ở đầu, ngực, tay, chân, bụng..v.v. chúng thoát ra và nhập vào cơ thể qua bàn tay; vía xấu, bất trị gắn với quan niệm về hung thần là những linh hồn vô gia cư, hay phá hoại, bắt hồn người sống, gây đau ốm, bệnh tật. Tập tục cúng bái và gọi hồn, gọi vía là cách đồng bào chống lại hung thần. Khi vía bỏ đi, chỗ đó sẽ bị đau, muốn chữa khỏi phải

mời thầy Ràng làm lễ gọi hồn. Với những vía bất trị phải mời cho được những thầy cúng giỏi (thầy phù thủy).

Từ sự ràng buộc giữa vía/ linh hồn và thể xác, đồng bào cho rằng, linh hồn người chết có thể trở về phù hộ hay gây trở ngại cho người sống. Cho nên, mặc dù khơng có tập tục thờ cúng, kỵ giỗ đối với người chết, nhưng đồng bào lại rất chú trọng đến các lễ cúng ma và thần trong thế giới thần linh, trong đó, tổ tiên (ơng, bà) là một đối tượng. Thực tế, bàn thờ được lập một cách cố định trong các gia đình người Rục ở các bản Ĩn, Mị o ồ ồ, n hợp... Người Rục lập bàn thờ cúng tế theo yêu cầu của từng lễ rồi sau đó lại cất bỏ. Trong nhà không gian được quy hoạch cụ thể rõ ràng, tuy nhiên ta có thể nhận thấy nó ở gian chính giữa của ngơi nhà và ở một số gia đình là gốc nhà, nơi chủ nhà ở tiếp khách, xa bếp, phụ nữ ít lui tới [33, tr.201].

Như vậy ta có thể nhận thấy mặc dầu hệ thống thần linh ở người Rục khá phong phú, nhưng quan niệm về cõi chết (thế giới linh hồn người chết) vẫn chưa rõ ràng. Điều này có quan hệ với chế độ phụ quyền và việc xác lập quyền thừa kế của người con trai trưởng. Người Rục do điều kiện sống khó khăn, của cải dư thừa không bao nhiêu, nên quyền thừa kế của người con trai trưởng khơng được chú trọng. Vì thế quan niệm về cõi chết ở người Rục- sức mạnh, uy quyền của tổ tiên, không phát triển thành một hệ thống phức tạp.

2.4.3.1. Hình thức nghi lễ

Trong giai đoạn sống trong các hang núi Rục nước hoặc trong những túp lều tạm bợ, khi gia đình nào có người chết người Rục đặt người chết ở tại hang hoặc túp lều và dùng chăn tấm chăn vỏ cây lớn che kín thân thể người đã chết. Sau đó con cháu cắt một miếng vỏ cây đã đắp trên thân thể người chết ở chổ ngực, bỏ vào giỏ với ý đồ mang mang người chết đi theo mình. Rồi chia lại cho người chết một ít củi, gạo, ná..nồi.. nhằm hàm ý cho người chết dùng đến các đồ vật đây và từ biệt người chết đi lên vùng đất mới hoặc hang đá mới để sinh sống [21, tr.113].

Sau khi người thân qua đời, người Rục khơng phân biệt chết bình thường (do đau ốm, bệnh tật, già yếu…) hay chết dữ (chết bất đắc kỳ tử do tai nan, rắn cắn, hổ vồ..ngã cây) như một số dân tộc khác để tổ chức khác nhau. Đám tang của người Rục chết được chuẩn bị tang lễ rất chu đáo, giống nhau theo nghi lễ truyền thống.

Đối với họ khi một người qua đời tức là thần linh ma quỷ không muốn họ sống nữa, để lâu không tốt nên thường tiến hành chôn trong ngày, sau khi đã hoàn tất thủ tục cần thiết.

Khi trong gia đình có người chết thì tang chủ hoặc 1 thành viên có quan hệ trực hệ gần nhất với người chết sẽ đứng ra làm chủ lễ. Chủ lễ chỉ đạo chung, báo cho người thân ở xa phải có mặt đơng đủ, trừ trường hợp đi rừng xa không biết và những người dân bản biết để mọi người tập trung giúp đỡ, đưa người chết về với ông bà tổ tiên, nếu có thầy Ràng/ thầy cúng thì mời thầy cúng đến làm lễ. Việc đầu tiên là phải nấu một bát cơm, làm thịt một con gà (gà trống gà mái đều được) hoặc nếu khơng có gà thì thay bằng một quả trứng tất cả bày ra mâm hoặc đĩa để lên trên đầu người chết. Sau đó người đứng ra làm chủ lễ khấn hơ to: gọi hồn vía người chết đi cho về ăn cơm ăn kênh kẻo đói.. lúc đấy con cháu mới được khóc lóc. Người Rục khơng có trống kèn như các đân tộc khác mà chỉ có tiếng âm thanh chiêng và tiếng khóc lóc của người thân. Ý nghĩa tất cả các lễ vật để trên đầu người chết là họ quan niệm rằng người mới chết phải được ăn no ngay để thành ma no, không để về sau khơng bị đói bụng thành ma đói quay về quấy rối làng bản bởi vậy họ phải làm thức ăn ngay cho người chết.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w