TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI CỦA NGƯỜI RỤC 2.1 Khái niêm nghi lễ vòng đờ
2.4.1. Những nghi lễ được tiến hành trong thời kỳ mang tha
2.4.1.1. Tục sinh đẻ theo ý muốn
Người Rục cũng như người Sách, người Mày ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình có tục sinh đẻ theo ý muốn khá đặc biệt. Tục này trước đây thường chỉ áp dụng cho các đôi nam nữ chưa đến tuổi thành niên nhằm hạn chế việc sinh đẻ quá sớm. Theo tập tục của người Rục thì con trai, con gái phải đến tuổi trưởng thành mới được lấy vợ, lấy chồng và sinh con đẻ cái. Người Rục không chấp nhận việc sinh đẻ quá sớm khi chưa đến tuổi thành niên và khi chưa phải là vợ chồng.
Tuổi phát dục ở con gái Rục thường bắt đầu từ tuổi 13- 14, và ở con trai thường là tuổi 15- 16. Ở người Rục. Với lứa tuổi này, khi hai bên có tình ý và tỏ ra thích nhau thì họ có quyền tự do rủ nhau vào rừng để trị chuyện mà khơng hề bị sự ngăn cản của bố mẹ và gia đình. Sau một vài lần trị chuyện làm quen nếu hai bên thấy ý hợp tâm đầu thì họ có thể sinh hoạt tình dục với nhau một cách thoải mái suốt 3-4 năm trời cho đến khi cưới nhưng vẫn an
toàn tuyệt đối. Sở dĩ họ được tự do như vậy vì người Rục đã dùng “Phép thổi” để hạn chế việc sinh đẻ quá sớm trong thời gian này. Họ có hai “phép thổi: thổi thắt và thổi mở ” [34, tr.116]. Người con gái bị thổi thắt sẽ khơng bao giờ có con, muốn có con thì phải thổi mở và ai thổi thắt thì người đó phải thổi mở. Thổi thắt cũng như thổi mở đều chỉ áp dụng đối với nữ giới. Có nhiều cách Thổi và mỗi người có thể áp dụng một cách khác nhau. Có thể thổi vào nước uống, điếu thuốc, miếng trầu để để người nữ uống, hút hoặc ăn vào người và cũng có thể thổi qua khơng khí nhưng với khoảng cách dưới 5 mét muốn thổi được thì phải học cách thổi và phải học thuộc một bài chú bằng tiếng Rục cổ khá dài. Khi thổi người thổi phải đọc bài chú, vừa lấy hơi vừa nín thở chờ đến khi đọc xong bài chú mới thổi. Thổi thắt và thổi mở khác nhau chủ yếu ở bài chú. Nếu bài chú thổi thắt đọc xi thì khi thổi mở có nhiều đoạn phải đọc ngược
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đinh Thanh Dự (72 tuổi,ở Xuân Hóa- Minh Hóa) ơng đã từng chứng kiến lễ thổi gồm các lễ vật: 1cái Nến, 1 bát Nước lã, 3 cây hương đốt, 1 cái đĩa úp 1 cái bát, và 1 thư giấy để vào đĩa vừa xoay mở.
Lễ thổi dường như là một quá trình tạo điện, tích rồi phóng điện. Thơng thường người Rục khi đã chấp nhận thổi thắt thì họ khơng bao giờ bỏ nhau, trừ trường hợp cá biệt. Thời gian thổi thắt như vậy thường kéo dài từ 3 đến 4 năm cho đến tuổi lấy vợ lấy chồng. Khi nào cưới nhau thì họ bắt đầu thổi mở. Nếu vì một lý do gì đó mà khơng thổi mở được thì người nữ sẽ chịu cảnh vơ sinh suốt đời.
Có nhiều trường hợp đã xảy ra mà nhà nghiên cứu về người Rục là TS Võ Xuân Trang đã kể lại.
Anh Cao Môn, người Rục yêu và lấy một người vợ vốn có quan hệ thân thuộc nhưng hai người khơng biết vì người Rục đều mang họ Cao. Bà mẹ cơ ta khi biết chuyện thì q muộn vì họ đã đi lại với nhau 3-4 năm rồi.
Bà mẹ không thể can ngăn được và hai người vẫn quyết tâm lấy nhau. Thế là bà ta phải sử dụng phép thổi để ngăn chặn hậu quả của sự loạn luân này. Bà ta
thực hiên được ý định của mình. Vợ chồng Cao Mơn lấy nhau khá lâu nhưng khơng có con và họ đốn chắc là đã bị bà mẹ thổi. Hai người có ý định đến cầu xin mẹ tha tội cho vợ chồng họ nhưng ý định đó vĩnh viễn khơng bao giờ thực hiện được nữa. Nạn dịch xảy ra năm 1989 làm hơn 11% số dân người Rục chết trong đó có bà mẹ của vợ chồng Cao Môn.
Trong một đợt công tác vào mùa hè năm 1996 ơng và một số người đồn nghiên cứu được bà con người Sách ở Yên Hợp cho biết, một số gia đình người Sách ở Yên Hợp phải mời Bà Tuân, người Rục đến thổi để thực hiện sinh đẻ kế hoạch. Bà Tuân đã cam kết và thổi cho ba người Sách ở Yên Hợp và đã nhận tiền công của một người được thổi là: 1 chai rượu, 1 cái áo mới, 20 kg sắn. 10 kg ngơ.Nếu có kết quả thì sau 2 và 3 năm, người được thổi phải trả lễ vật thưởng cho người thổi. Nếu khơng có kết quả, bị vở kế hoạch thì người thổi phải chịu phạt bằng cách phải trả lại các hiện vật đã nhận khi thổi. Ở người Rục, có nhiều người biết thổi cả nam lẫn nữ. Họ chỉ dạy và truyền cách thổi cho những người tử tế, người tốt. còn những người khơng tốt sẽ khơng được truyền. Có người khơng muốn thổi giúp cho người khác vì họ cho rằng như thế là có tội. Họ chỉ thổi cho người nhà khi cần thiết: khi chưa muốn sinh con hay khi muốn ngừng sinh hẳn [34, tr.119].
Do phần lớn người Rục cho rằng thổi sinh đẻ theo ý muốn là không tốt nên họ rất hết sức hạn chế phổ biến truyền dạy và làm việc này.
Những độc đáo qua lễ thổi sinh đẻ theo ý muốn của người Rục là 1 điều bí ẩn, nó cũng là một nghi lễ hay, phù hợp với cuộc sống nguyên thủy trong rừng sâu của người Rục. Nếu như các ngành khoa học đi sâu nghiên cứu khám phá ra những điều bí ẩn trong phép thổi của người rục phổ biến rộng rãi thì đem lại những hữu ít lớn cho xã hội và Y học nhân loại.
2.4.1.2. Những kiêng kỵ trong thời kỳ mang thai
Người Rục thường không quan tâm nhiều đến ngày giờ giao hợp. Họ quan niệm ràng có thai hay khơng, có thai lúc nào, con trai hay con gái là do thần Giang sơn sắp đặt. Tuy nhiên họ vẫn cầu mong sinh được con trai.
Cũng như phụ nữ các dân tộc khác (như người Kinh trong dân gian có truyền khẩu nhiều điều người phụ nữ mang thai nên làm và nên tránh: “Phải năng cất nhắc, vận động, đừng ăn không ngồi rồi, kiêng ăn nhiều chất bổ, sợ thai lớn khó sinh, nai nịt bụng cho thai khơng lớn q khó sinh, kiêng ăn trái cây sinh đơi, kiêng ăn cua để tránh sinh ngang, kiêng ăn sò, ốc, trai, hến để con khỏi có nhiều nhớt dãi, khơng nên nóng giận, khơng có hành động gian ác, khơng nên xem nhìn những cảnh khiếp sợ, thương tâm) thì người Rục trong thời kỳ mang thai cũng kiêng kỵ rất nhiều thứ:
- Kiêng ăn khỉ trắng, (muộm).Người Rục cho rằng loài khỉ là loài xấu hay xúi giục loài khác làm việc khơng tốt như xúi giục lồi hổ ăn thịt người, loài voi về quậy phá làng bản.. Hoặc không ăn các loại cây dây leo, cây um (tà rá)... bởi vì họ cho rằng những lồi liên quan đến thần linh, ma quỷ, nếu ăn vào sẽ làm cho thai nhi dị dạng.
- Kiêng ăn các con vật như rùa, ba ba, chồn.. vì cho rằng những con vật này sẽ làm cho khó đẻ [33, tr.200].
- Kiêng ăn các con vật đồ trơn như cá chình, lươn, cá zét (cá chạch)...bởi họ quan niệm rằng người mang thai những con trơn này sẽ bị “truột” thai tức là đẻ non và sợ đau bụng vì các loại này ăn rất dễ đau bụng.
- Người phụ nữ mới sinh xong không được ăn thịt của động vật trong rừng chỉ đến khi nào sau 3 tháng làm lễ đặt tên thì lúc đó mới được ăn bởi người Rục quan niệm rằng người phụ nữ đó ăn vào sẽ làm cho người đã săn được con vật đó về sau sẽ không gặp may trong săn bắn nữa.
- Trong thời gian trước 3 tháng (trước khi làm lễ đặt tên) thì bà con, họ hàng thân thiết nếu rất muốn đến thăm hoặc ai đấy có việc phải đi vào nhà của người phụ nữ sinh đẻ thì khi về nhà phải lấy lá “Tràng” (kăng hang) rễ “hàng” (chơ rang) và củ “thiền liền”(trộn ba thứ nấu lên một nồi nước thường là nồi đồng đã chuẩn bị trước để vẩy lên khắp người mình để tẩy uế rồi mới được sang nhà người khác. Bởi người ta quan niệm người phụ nữ đẻ là uế tạp mang
lại nhưng điều không may mắn nên phải tẩy uế nếu không sẽ mang theo về nhà và sang nhà người khác. Còn sau thời gian 3 tháng sau khi làm lễ đặt tên thì người phụ nữ đã làm lễ hết uế tạp đã xua đi những điều không may mắn nên mọi người có thể đến thăm thoải mái không kiêng cữ.
Khi người vợ sắp sinh, đồng bào phải làm một cái lễ nhỏ xin phép thần, ma để đứa trẻ khỏi bị vía xấu. khó ni. Đối với người chồng, trong thời gian này, không được ngủ chung với vợ; khi đi rừng, không được mang đồ thức ăn thừa về nhà bởi mang thức ăn thừa về con ma rừng sẽ theo về nhà làm trẻ con bị vía xấu, do vậy phải để lại tất cả cho ma rừng ăn nếu thức ăn con thừa.
Người Rục cho rằng, sinh đẻ của người phụ nữ là một việc làm nhơ bẩn, nếu không kiêng cữ nghiêm ngặt sẽ khiến thần linh nổi giận. Đó là nguyên nhân khiến người phụ nữ phải trải qua các cuộc vượt cạn ở “chái” tạm ngồi làng hoặc rìa làng, sau một khoảng thời gian mới được vào nhà [33, tr.200].
2.4.1.3. Nghi lễ sinh đẻ
Do quan niệm sinh đẻ là việc làm nhơ bẩn và phải kiêng cư nghiêm ngặt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thần linh. Nên mọi cư xử và tục lệ của người Rục về sinh đẻ rất khắt kh. Điều này khiến cho việc thực hiện thiên chức của người phụ nữ Rục rất vất vả, khó khăn cũng như người chồng và những người thân trong gia đình.
Người Rục xưa kia thời cịn ở trong rừng sâu, ở trong hang rục nước, thì người phụ nữ khi đẻ vẫn phải đẻ ở ngoài ở ngoài hang, ngoài rừng. Đấy là một tập quán từ xa xưa đã lưu truyền qua các thế hệ.
Khi người phụ nữ sắp đến ngày sinh nở, người chồng sẽ chọn thời gian thích hợp đi tìm địa điểm ngồi rừng cách xa nhà phù hợp để làm trước một cái lán nhỏ và thấp lợp bằng lá cây rất đơn giản ở ngoài rừng, tiếng Rục gọi là “Chái”. Ở trong lán làm một cái giường nhỏ tiếng Rục gọi là “sạp” được kết từ các sợi mây rừng và kê trên hai khúc “Săng” là gỗ rừng được chặt ngắn để làm chân cho “sạp”. Người phụ nữ sẽ nằm lên cái “Sạp” đấy để sinh con.
Chuẩn bị thêm một số vật dụng như một cái nồi đồng, hai cái bát,và đi vào rừng sâu hái thật nhiều lá thuốc tiếng Rục gọi là lá “Tràng”; rễ “Hàng”;củ “Thiền liền” và đá “Lèn”. Các thứ đồ này là điều đầu tiên kiên quyết phải có để nhằm mục đích tẩy uế cho người phụ nữ, xua đi những bẩn thỉu khơng may mắn khi người phụ nữ đẻ. Ngồi ra người chồng phải vào rừng sâu lấy thêm các loại lá như lá cỏ “Máu”, lá cây “Ngành Say”. Theo Bà Cao Thị Bìm (75 tuổi, ở bản Ĩn) thì khi nấu lá cỏ “máu” nước sẽ có màu đỏ như màu máu có tác dụng bổ máu. Lá “Ngành say” là một loại lá uống vào rất đắng cây mọc trong rừng sâu có tác dụng chống đau bụng. Họ quan niệm rằng người phụ nữ đẻ mất máu nhiều nên phải uống lá cỏ “máu” và khi đẻ xong người phụ nữ bị “lỏng” bụng nên khi ăn cơm và các thức ăn khác vào rất dễ bị đau bụng do đó phải dùng hai loại lá cây này liên tục cho đến khi con biết cười. Ngày nay hai loại lá này vẫn được người Rục và các dân tộc khác như Sách, Mày, Nguồn và thậm chí cả người Kinh xung quanh trên địa bàn cư trú này vẫn sử dụng lá cỏ máu như nước uống thường ngày giúp giải nhiệt mùa hè và lá ngành say vẫn dùng đến mỗi khi có người bị đau bụng.
Ngồi ra người chồng cịn chuẩn bị thêm các vật dụng tương tự “chái” lần đầu để tiến hành làm các nhà đẻ tiếp theo cho đủ năm cái nhà đẻ về sau cho vợ nằm. Những người trong gia đình sẽ có sự chuẩn bị đồ ăn dự trữ… để cho người đẻ ăn và góp sức nấu thức ăn hổ trợ cho người chồng vì thời điểm sau khi vợ sinh người chồng không được vào nhà cho đến khi xong hết năm cái nhà đẻ và đã làm thủ tục tẩy uế mới được vào nhà.
Mọi sự chuẩn bị cho việc sinh đẻ của vợ phần lớn người chồng có trách nhiệm làm và khi người vợ có dấu hiệu chuyển dạ người chồng đưa vợ ra nhà đẻ “chái” trước chờ đến ngày sinh nở. Khi sinh nở ngồi có sự trợ giúp chủ yếu của chồng, sản phụ cịn có sự trợ của người đỡ đẻ (Bà đỡ). Việc có bà đỡ đẻ chỉ xuất hiện khi người Rục được đưa ra sống định tập trung. Trước đây, chỉ có hai vợ chồng tự làm. Trong lúc người vợ chuẩn bị đẻ ngồi nhà đẻ thì
ơng bố chồng, hoặc bố vợ sẽ làm lễ cúng kêu ông bà tổ tiên. Theo ông Cao Tiến Thuỳnh, 60 tuổi ở bản Mị o ồ ơ thì lễ vật đặt lên bàn thờ trong lễ cúng khi người phụ nữ sắp sinh gồm một chai rượu, một con gà và cơm. Các lễ vật này khơng bắt buộc phải có nhưng đồ ăn có gì thì đặt lên. Do đó, lễ vật thường có là rượu gạo hoặc xưa kia là rượu của nước cây Đoác lấy từ rừng và bột cây Đoác thay cho cơm và đốt miếng hương trầm là ruột của cây trầm được lấy trong rừng có mùi hương cúng ông bà tổ tiên. Tiếng Rục cúng là
“ôong pạm lô cố chứ chần con chú sinh đẻ bầy chư xám lên mất xót cu lụt Pru thù bụt mụn bằng cho con chú khỏe mạnh..” với nội dung là ông bà tổ
tiên thổi phép tác cho con cháu sinh đẻ đừng cho máu lên mặt khỏe mạnh. Sau khi sinh xong, người phụ nữ được cho uống cỏ “máu” và lá “ngành say” ngay rồi mới được ăn cơm. Nhau thai sau khi cắt xong người chồn sẽ chôn trong đất ngay tại nhà đẻ đầu tiên, còn đối với cuốn rốn đứa trẻ người ta vẫn để vậy, đến lúc nào tự rụng. Có đứa trẻ 3 ngày rụng rốn, có đứa lâu hơn là 7 ngày khi đã chuyển sang nhà đẻ thứ hai. Nếu có người đỡ đẻ (bà đẻ) sau khi xong việc thì người đấy sẽ lấy lá “Tràng” (kăng hang) rễ “hàng” (chơ rang) và củ “thiền liền”(trộn ba thứ nấu lên một nồi nước thường là nồi đồng đã chuẩn bị trước để vẩy lên khắp người mình tắm để tẩy uế rồi mới được về nhà. Còn hai vợ chồng ở lại làm 4 cái nhà đẻ tiếp theo. Mỗi cái phải ngủ lại năm đêm trong thời gian năm ngày đêm đấy người chồng phải nấu nước cỏ “máu” và lá “nghành say” cho vợ uống liên tục và đi kiếm thức ăn cho vợ ăn, xưa kia thì họ thường dự trữ tại lều hay hang đá những thức ăn và một ít đồ dùng cho hai vợ chồng trong khoảng một tháng. Dần dần khi sống tập trung ở bản làng thì họ khơng dự trữ thức ăn như vậy nữa mà người chồng sẽ đi về nhà nhưng không được vào nhà mà phải đứng xa ngoài sân rồi nhờ người nhà đưa thức ăn ra rồi mang về nhà đẻ cho vợ ăn.
Sau khi ngủ lại năm đêm, người chồng sẽ phá cái nhà đẻ đấy đi và làm cái nhà đẻ mới cho vợ và con nằm. Tuy nhiên trước khi chuyển sang nhà đẻ
mới, vào đúng đêm thứ năm người chồng phải nấu một nồi nước lá xông. Sau khi nước nguội thì tắm cho sạch sẽ, tẩy uế tạp, vừa có mùi thơm cho cả mẹ lẫn con cịn có tác dụng tránh kiến, ruồi, muỗi cắn, bu đứa trẻ. Họ lấy lá “Tràng” (kăng hang) rễ “hàng” (chơ rang) và củ “thiền liền” trộn ba thứ nấu lên một nồi nước thường là nồi đồng đã chuẩn bị từ trước. Xưa kia khơng có