Quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự là một dạng ADPL nên quy trình hoạt động này cũng thực hiện qua 4 giai đoạn.

* Giai đoạn thứ nhất: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét, đánh giá các

tình tiết, chứng cứ có liên quan đến sự kiện pháp lý, đối tượng và quyết định xử lý do cơ quan có thẩm quyền ở giai đoạn điều tra, truy tố cung cấp.

Đây là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng của ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự. Việc KSV nghiên cứu hồ sơ là nhiệm vụ

trọng tâm của KSV khi được phân công ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự. Chỉ khi nghiên cứu hồ sơ, nắm vững nội dung vụ án, thì KSV mới có thể hồn thành việc buộc tội bị cáo tại Toà. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá các tình tiết cụ thể của vụ án để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do đối tượng đã gây ra như có hay khơng hành vi phạm tội? Hành vi đó ở mức độ nào? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Ai là người thực hiện? Công cụ phương tiện phạm tội? Nhân thân? Năng lực chịu TNHS? Trình tự, thủ tục thu thập tài liệu chứng cứ ; Chứng cứ buộc tội, gỡ tội, những điều cịn mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án; Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của từng bị cáo, vật chứng của vụ án cần xử lý...

Khi nghiên cứu hồ sơ, KSV phải trích cứu những tài liệu quan trọng được sử dụng làm chứng cứ buộc tội, nhất là biên bản ghi lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác. Việc trích cứu này giúp KSV nắm chắc thêm quá trình diễn biến của vụ án và làm cơ sở khi đấu tranh với bị cáo trong trường hợp bị cáo có thái độ khai báo quanh co, chối tội tại phiên toà. Tài liệu cần phải sắp xếp khoa học theo từng tập, có viện dẫn bút lục trong hồ sơ để dễ tra cứu khi cần thiết. Tránh tình trạng khơng ghi chép, chỉ photocoppy lại các biên bản lời khai, không chịu nghiên cứu. Làm như vậy, tất yếu sẽ dẫn đến thiếu chủ động, lúng túng, nhất là khi gặp trường hợp bị cáo hoặc người bào chữa đưa ra những lý lẽ trái ngược với lời buộc tội của KSV. Đối với những chứng cứ quan trọng, như biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định... cần phải sao chụp để sử dụng tại phiên toà.

Khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị cho việc tham gia xét xử vụ án hình sự, KSV phải đặc biệt quan tâm phát hiện những thiếu sót, mâu thuẫn để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với một số vụ án mà bị cáo bị truy tố theo tội đặc biệt nghiêm trọng, dự kiến đề nghị mức án tử hình hoặc một số vụ án mà

cho rằng việc đánh giá chứng cứ tại phiên tồ có thể diễn biến phức tạp... thì KSV cần báo cáo lãnh đạo VKS để phúc cung đối với bị cáo hoặc hỏi lại người bị hại, nhân chứng nhằm củng cố niềm tin cho sự buộc tội. Khi cần kiểm tra trước khi tham gia xét xử vụ án, KSV cần chủ động xem xét tận nơi xảy ra vụ án (hiện trường) hoặc xem lại vật chứng, dấu vết. Nếu khơng nắm vững hồ sơ, thì khơng xây dựng thành cơng đề cương xét hỏi, sẽ khơng có cơ sở để tranh luận; chất lượng tham gia xét hỏi của KSV sẽ không đạt yêu cầu; việc đề nghị ADPL về đường lối giải quyết vụ án sẽ không chuẩn xác; không sử dụng nhuần nhuyễn các chứng cứ buộc tội khi luận tội...

Như vậy, việc nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị THQCT tại phiên toà là giai đoạn khởi đầu hết sức quan trọng của q trình giải quyết vụ án, có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của KSV tại phiên toà. Nếu chuẩn bị tốt ở giai đoạn này, KSV có điều kiện chủ động, tự tin tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo. Việc nghiên cứu hồ sơ ở mỗi vụ án có đặc thù riêng, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể mà KSV có phương pháp nghiên cứu phù hợp và từ kết quả nghiên cứu định hướng cho KSV có những quyết định nhạy bén tại phiên toà. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án ban đầu có một ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo cho việc ra quyết định ADPL của VKS có chất lượng, việc giải quyết vụ án hình sự được tuân thủ theo quy định của pháp luật.

- Giai đoạn thứ hai: Xem xét các quy phạm pháp luật được áp dụng

trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự.

Giai đoạn này được thực hiện dựa trên ý thức pháp luật, trình độ hiểu biết kiến thức pháp luật của KSV, chủ thể có thẩm quyền ADPL của VKSND. KSV có thẩm quyền ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự cần phải xem xét, đánh giá đầy đủ sự kiện pháp lý đã xảy ra, những công việc đã xử lý của cơ quan điều tra, yêu cầu và đề nghị của cơ quan điều tra đối với việc giải quyết vụ án; quyết định truy tố của VKS để từ đó xác định nội

dung quy phạm được áp dụng, phạm vi vi phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự của VKSND. Muốn làm được điều đó, địi hỏi KSV có thẩm quyền ADPL phải tiến hành giải thích quy phạm pháp luật; phải làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn. Lựa chọn quy phạm pháp luật đúng là yêu cầu quan trọng để quyết định ADPL sẽ chính xác.

Tóm lại, giai đoạn ADPL này cần đòi hỏi phải lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được dự tính cho trường hợp đó; quy phạm pháp luật áp dụng phải là quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật và không mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định tính chớnh xỏc của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm này; nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật.

- Giai đoạn thứ ba: Ban hành quyết định áp dụng pháp luật.

Ban hành quyết định ADPL trong giai đoạn này là việc VKSND ra các quyết định về đường lối giải quyết vụ án, đề nghị Tồ án quyết định tội phạm và hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo và bảo vệ quan điểm đã truy tố của VKS. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của cả quá trình ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự. Tuy nhiên, đây là dạng ADPL đặc thù nên quyết định ADPL của VKS trong giai đoạn này thường không thể hiện thành văn, thường không ban hành dưới dạng các quyết định (văn bản cá biệt) mà chủ yếu là trực tiếp bằng lời nói.

Quyết định về đường lối giải quyết vụ án như tội phạm, hình phạt, xử lý vật chứng, bồi thường... được công bố sau khi đã xem xét, đối chiếu một cách thận trọng, khách quan với toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ vụ án, các tình tiết, chứng cứ đã được điều tra cơng khai tại phiên toà, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đây là giai đoạn trọng tâm của hoạt động ADPL trong THQCT, là hội tụ kết quả của các giai đoạn trước đó, là kết quả áp dụng các quy định của pháp luật vào từng vụ án, bị cáo cụ thể để đề ra các quyết định chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Giai đoạn thứ tư: Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật.

Việc tổ chức thực hiện quyết định ADPL là giai đoạn cuối cùng của quá trình ADPL. Khác với các quyết định ADPL của các cơ quan nhà nước khác, quyết định ADPL của VKSND trong giai đoạn này được thi hành ngay mà mặc nhiên không phải triển khai các biện pháp tổ chức thi hành.

Cụ thể là khi VKS rút toàn bộ cáo trạng trước khi mở phiên tồ thì vụ án phải đình chỉ theo quy định tại Điều 180 BLTTHS, Thẩm phán “ra quyết định đình chỉ vụ án khi VKS rút tồn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà”... Hoặc là kháng nghị phúc thẩm của VKS, khi được ban hành thỡ bản án sơ thẩm của Toà án sẽ chưa được thi hành như quy định tại Điều 237 BLTTHS “Những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 của Bộ luật này”. Đó là một trong những đảm bảo quan trọng để quyết định của VKSND được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w