TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Viện kiểm sát nhân dân được thành lập ngày 26/07/1960, đánh dấu sự ra đời của ngành Kiểm sát nhân dân Việt Nam. Đây là bước phát triển quan trọng trong q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta. Hơn 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, VKSND khơng ngừng phát triển, đấu tranh giữ gìn tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng xây dựng XHCN ở nước ta.

Từ năm 2001 trở về trước, VKSND là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố. Từ khi thành lập, hệ thống VKSND nói chung cũng như VKSND thành phố Hà Nội nói riêng đã phát huy được vị trí, vai trị và thực hiện tốt chức năng của mình, góp phần đáng kể vào cơng cuộc bảo vệ nền pháp chế XHCN nhằm mục đích bảo vệ và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta đang chủ trương đổi mới toàn diện đất nước theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện chủ trương đó, Đảng ta xác định phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đổi mới của đất nước. Một trong những trọng tâm của q trình đổi mới đó là việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có hệ thống VKSND các cấp.

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992. Theo đó, chức năng của VKSND là: "Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp". Và như vậy VKS không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội mà chỉ tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Để thực hiện chức năng của mình theo Hiến pháp quy định, hệ thống VKSND phải đổi mới cả về tổ chức và phương pháp hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức VKSND năm 2002, VKSND thành phố Hà Nội đã tổ chức lại các khâu cơng tác nghiệp vụ của VKS thành phố cịn 11 phịng nghiệp vụ là: phịng Thực hành quyền cơng tố - Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; phịng Thực hành quyền cơng tố - Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh - ma túy; phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm - giám đốc thẩm - tái thẩm án hình sự; phịng Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử án dân sự; phòng Kiểm sát điều tra và xét xử các vụ án hành chính - kinh tế - lao động - phá sản doanh nghiệp và các việc khác do pháp luật quy định; phòng Kiểm sát thi hành án; phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù; phòng Thống kê tội phạm; phòng Xét khiếu tố; phòng Tổ chức cán bộ và Văn phòng tổng hợp.

Năm 2008 thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đơ Hà Nội, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo VKSND thành phố Hà Nội thực hiện sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo VKSNDTC, khẩn trương kiện tồn bộ máy làm việc, bố trí cán bộ, kiểm sát viên của VKSND hai cấp cho phù hợp với điều kiện nhiệm vụ công tác của từng đơn vị. Đến nay VKSND thành phố Hà Nội đã tổ chức lại từ Ban lãnh đạo đến các khâu công tác; Ban lãnh đạo Viện gồm: Một đồng chí Viện trưởng và 05 đồng

chí Phó viện trưởng. Có 14 Trưởng phịng, 23 Phó trưởng phịng, 29 Viện trưởng và 66 Phó viện trưởng VKS cấp quận, huyện. Có 14 phịng nghiệp vụ là: Phịng Thực hành quyền công tố - Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về kinh tế, chức vụ (Phịng 1); Phịng Thực hành quyền công tố - Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự trị an (Phịng 1A); Phịng Thực hành quyền cơng tố - Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về tham nhũng (Phịng 1B); Phịng Thực hành quyền cơng tố - Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh - ma túy (phòng 2); Phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm - giám đốc thẩm - tái thẩm án hình sự (Phịng 3); Phịng Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử án dân sự (Phòng 5); Phòng Kiểm sát điều tra và xét xử các vụ án hành chính - kinh tế - lao động - phá sản doanh nghiệp và các việc khác do pháp luật quy định; Phòng Kiểm sát thi hành án (Phòng 10); Phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù (Phòng 4); Phòng Thống kê tội phạm; Phòng Xét khiếu tố; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng tài chính-kế tốn và Văn phịng tổng hợp; 29 đơn vị VKSND cấp quận, huyện, trong đó có 10 VKSND cấp quận, 01 VKSND thị xã và 18 VKSND cấp huyện cũng đã được kiện tồn, bố trí cán bộ, kiểm sát viên cho phù hợp với điều kiện công việc của từng đơn vị.

Về biên chế, hiện nay Viện kiểm sát Hà Nội bao gồm hai cấp: cấp Thành phố và cấp quận, huyện, có 681 cán bộ, kiểm sát viên và 52 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ. Trình độ chuyên môn từ chỗ cán bộ hầu hết không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ pháp lý, đến nay trình độ chun mơn đã có 02 Tiến sỹ luật, 22 Thạc sỹ luật, 627 cử nhân luật, 03 cử nhân Cao đẳng kiểm sát. 17 cử nhân chuyên nghành khác. Về chức danh pháp lý: Có 144 kiểm sát viên trung cấp, và 319 kiểm sát viên sơ cấp [34], [35]. Để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm sát; trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

đã chú trọng và chăm lo công tác xây dựng ngành về mọi mặt. Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã chọn cử nhiều cán bộ, Kiểm sát viên đi đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát; rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng; thực hiện bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ và điều động, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới; chú trọng rèn luyện đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vững vàng về lập trường chính trị, nắm vững chun mơn nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo đức. Hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành ln được đổi mới, thực hiện có nề nếp và khoa học. Công tác xây dựng ngành đã thường xuyên được gắn với công tác xây dựng Đảng. Hàng năm Đảng bộ Viện kiểm sát thành phố luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Ngoài ra, hoạt động của các tổ chức đoàn thể cũng đã được củng cố, hoàn thiện, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w