Thứ nhất, sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cũng như của
các tổ chức xã hội và của nhân dân.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo việc ADPL trong THQCT nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung. Một mặt nó thể hiện tính cơng khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt khác, nó phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan dân cử và của tồn xã hội đối với cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm. Hoạt động giải quyết các vụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng lớn đến uy tín của Nhà nước trước nhân dân. Nếu các cơ quan đại biểu (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) và nhân dân phát huy tốt vai trị giám sát đối với lĩnh vực tư pháp nói chung, hoạt động của VKS nói riêng thì chắc chắn khơng chỉ góp phần khắc phục mà cịn có thể ngăn chặn được tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự.
Để tránh việc lạm quyền của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong khi tạo ra và bảo đảm những điều kiện tối đa cho sự độc lập, khách quan của người tiến hành tố tụng thì đồng thời phải có cơ chế hữu hiệu để kiểm tra tính hợp
hiến, hợp pháp trong hành vi, quyết định của họ, phải có cơ chế giám sát và xử lý sự lạm quyền của họ trong khi thi hành công vụ. Một trong những cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động tư pháp đó là sự giám sát từ phía các cơ quan lập pháp, cơ quan đại diện của nhân dân. Đánh giá đúng vai trò của hoạt động này, Đảng ta đã nhấn mạnh “Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của công dân đối với công tác tư pháp...” [2, tr.7].
Thể chế hố quan điểm của Bộ Chính trị vào pháp luật, BLTTHS năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung điều 8 BLTTHS năm 1998 thành Điều 32 về giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, coi đó là một nguyên tắc của hoạt động tố tụng. Nội dung nguyên tắc thể hiện, một mặt quy định phạm vi và nội dung giám sát của các cơ quan, tổ chức đại biểu dân cử; một mặt quy định biện pháp pháp lý để các cơ quan, tổ chức đại biểu dân cử thực hiện quyền giám sát này. Mặt khỏc, quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét giải quyết, trả lời các kiến nghị và yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và nhân dân theo quy định.
Thứ hai, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, thanh tra, kiểm tra
trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Giám sát của các cơ quan, tổ chức đại biểu dân cử và nhân dân là hình thức giám sát từ bên ngồi. Về mặt lý luận, đây là những hình thức giám sát luôn đem lại những hiệu quả rất lớn. Song thực tế nó chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, bởi lẽ một mặt chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức này chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ yếu là giám sát trên báo cáo; trình độ của các đại biểu có phần chưa được chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật, đại biểu còn nặng về cơ cấu thành phần; một mặt trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của giám sát, ý thức chính trị và ý thức trách nhiệm của công dân đối với xã hội chưa được đề cao.
Chính vì vậy, tăng cường cơng tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, thanh tra trong ngành Kiểm sát được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự. Mặt khác, một trong các nguyên tắc hoạt động cơ bản của VKS là tập trung thống nhất thì vai trị lãnh đạo, quản lý, điều hành càng có ý nghĩa đối với việc thúc đẩy chất lượng công tác THQCT. Thực tiễn cho thấy, ở đâu vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo tốt, ở đâu công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xun có hiệu quả thì ở đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể, phát huy dân chủ, đồn kết nội bộ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và uốn nắn những thiếu sót trong q trình thực thi nhiệm vụ.
Sự giám sát bên trong này kết hợp với hình thức giám sát bên ngồi sẽ là sự phối kết hợp hài hoà, là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự có hiệu quả thiết thực.
Thứ ba, sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp uỷ Đảng.
Về sự lãnh đạo của Đảng, đây là một nguyên tắc hiến định, có hiệu lực pháp lý chung đối với toàn xã hội. Trong tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân, Đảng giữ vai trị lãnh đạo về chính trị, tư tưởng (nghĩa là đưa ra các quan điểm, nguyên tắc, hoạch định đường lối, chủ trương ADPL); Đảng lãnh đạo về tổ chức, cán bộ. Đó là việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quá trình bổ nhiệm các chức danh; là việc sắp xếp cán bộ có đủ đức, đủ tài, có năng lực trình độ vào những cơng việc trọng yếu của cơng tác tư pháp nói chung và cơng tác THQCT nói riêng. Đảng lãnh đạo bằng phương thức kiểm tra, kịp thời uốn nắn sai phạm, loại bỏ những cán bộ thối hố biến chất, khơng giữ được phẩm chất người cán bộ cách mạng. Về phương thức, Đảng lãnh đạo nhưng không can thiệp trực tiếp, làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập, khách quan, vô tư và chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS. Thơng qua
việc cấp ủy Đảng định kỳ nghe báo cáo tình hình hoạt động, thơng qua kết quả kiểm tra, sẽ giúp cấp ủy Đảng đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND. Từ đó, có các chủ trương lãnh đạo, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan VKS.
Thứ tư, yếu tố cơ sở vật chất, chế độ, chính sách đối với cán bộ, KSV.
Vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác kiểm sỏt tuy chỉ là những yếu tố hỗ trợ nhưng lại có tác dụng rất lớn trong q trình giải quyết vụ án. Thực tiễn cho thấy, để làm tốt chức năng THQCT, KSV phải tham gia tố tụng ngay từ đầu, kể cả khi chưa khởi tố vụ án như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; phải tiến hành một số hoạt động khi cần thiết như phúc cung, xác minh lời khai của người làm chứng, dựng lại hiện trường.... ở đây, để hoạt động đạt hiệu quả thì ngồi khả năng trình độ, nhiệt huyết của cán bộ, KSV thì lực lượng bổ trợ như cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cũng là hết sức cần thiết.
Chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với KSV cũng đóng một vai trị khơng nhỏ trong việc đảm bảo chất lượng THQCT. Hiện nay, chế độ tiền lương của cán bộ cơng chức nói chung, của ngành Kiểm sát nói riêng đã được quan tâm nhất định song thực tế với mức lương ấy quả là quá khó khăn cho người cán bộ so với các khoản phải chi phí sinh hoạt cần thiết hàng tháng của bản thân họ, chưa nói đến việc ni dưỡng con cái và gia đình. Trong khi đó, KSV làm cơng tác này liên tục tiếp xúc với những cám dỗ bởi những lợi ích vật chất được đưa đến từ những đối tượng vi phạm pháp luật. Họ sẽ dễ sa ngã, nếu không giữ được bản lĩnh, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, đảm bảo tiền lương và các chế độ trợ cấp cho cán bộ làm cơng tác bảo vệ pháp luật nói chung, cán bộ KSV nói riêng để họ khơng phải lo lắng nhiều đến việc
kiếm sống và tồn tâm, tồn ý phục vụ cơng tác và cống hiến cho sự nghiệp chung, chắc chắn chất lượng, hiệu quả cơng tác sẽ được nâng cao. Ngồi ra, cũng cần nghiên cứu cơ chế đặc biệt để bảo vệ cán bộ công chức làm công tác tư pháp và thân nhân của họ, đặc biệt là Thẩm phán, Điều tra viên, KSV tránh sự trả thù, sự xâm hại từ các đối tượng vi phạm pháp luật
Thứ năm, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, trước hết là cơ quan điều tra, VKS và Toà án trong việc thực hiện các quy định của BLTTHS là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm kịp thời, triệt để, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan và không để lọt tội phạm.
Quan hệ phối hợp này thể hiện trong việc phối hợp triển khai các luật, pháp lệnh mới và các văn bản hướng dẫn ADPL khác; phối hợp trong công tác giải quyết các thông tin về tội phạm, trong việc chọn và giải quyết các vụ án điểm và đưa ra xét xử lưu động; phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tố tụng của các Điều tra viên, KSV, Thẩm phán và phối hợp trong công tác kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện. Sự phối hợp phải dựa trên các quy định của BLTTHS, các thông tư liên tịch và quy ước phối hợp liên ngành đã được xây dựng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt trên cơ sở Quy chế liên ngành đã ký. Tuy vậy cũng cịn có những điểm chưa được thực hiện nghiêm chỉnh cần tiếp tục tăng cường để nâng cao chất lượng ADPL.
Trong nội dung chương 1, tác giả đã tập trung phân tích luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất về áp dụng pháp luật, phân tích các quan điểm khác nhau về quyền cơng tố, thực hành quyền cơng tố nói chung và thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, từ đó đưa ra quan điểm của người nghiên cứu về các khái niệm này.
Đặc biệt tác giả đi sâu phân tích nhận thức chung về quyền cơng tố, thực hành quyền công tố là cơ sở để phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, quy trình áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu phân tích các yêu cầu và yếu tố bảo đảm áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Đó là những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng hoạt động này trên thực tiễn đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Những nhận thức đó là cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ở thành phố Hà Nội trong các năm 2007 đến 2011.
Chương 2