Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Viện kiểm sát và chế độ chính sách đối với cán bộ, kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

kiểm sát và chế độ chính sách đối với cán bộ, kiểm sát viên

* Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngành Kiểm sát nói chung và VKSND thành phố Hà Nội nói riêng đã được chú trọng tăng cường nhiều hơn về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc nhiều đơn vị đã được cải tạo nâng cấp, xây mới, phương tiện làm việc như máy tính, máy in, xe cơng cũng được trang bị nhiều hơn. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu công tác, trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, vai trò, trách nhiệm của VKS ngày càng nặng nề, chẳng hạn VKS phải tham gia đầy đủ các cuộc khám nghiệm hiện trường, tăng cường phối hợp với Tòa án tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động, chế độ thông tin báo cáo yêu cầu nhiều hơn, khẩn cấp hơn thì vấn đề trang thiết bị, cơ sở vật chất vẫn mang tính thời sự. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và nâng cao chất lượng cơng tác nói chung, ADPL trong THQCT nói riêng thì Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc trang bị cơ sở vật chất cũng như về phương tiện giao thông, các phương tiện kỹ thuật công nghệ cao (máy ảnh, Camera, máy tính cá nhân...) cùng kinh phí hoạt động cho VKS địa phương, nhất là đối với VKS cấp quận, huyện.

* Tăng cường chế độ chinh sách đối với cán bộ và kiểm sát viên

Đánh giá về việc thực hiện các chính sách cán bộ, Đảng đã nhận định: Chính sách cán bộ đến nay vẫn chưa theo kịp yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; còn bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, các đối tượng cán bộ... Chế độ chính sách khơng khuyến khích được người tài, người năng động sáng tạo, người làm việc có chất lượng, hiệu quả; cịn bình qn chủ nghĩa... Khoảng cách thu nhập giữa các đối tượng cán bộ cũng rất khác nhau, chênh lệch khá lớn là một trong những nguyên nhân dẫn đến “chảy máu chất xám” hiện nay [6, tr.231-232].

Xã hội ngày càng phát triển, địi hỏi những nhu cầu mới, chính sách cán bộ hiện hành cịn nhiều điểm chưa phù hợp và cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật cũng trong bối cảnh chung đó. Bên cạnh đó, xã hội địi hỏi rất cao ở người làm cơng tác bảo vệ pháp luật, không những phải đúng đắn, chuẩn mực trong công việc, không vi phạm pháp luật, mà cịn phải gương mẫu; mỗi khiếm khuyết, sai lầm, thiếu sót của họ trong công việc bị xem xét khắt khe hơn. Mặt khác, do đặc thù công việc, cán bộ làm cơng tác bảo vệ pháp luật nói chung và cán bộ Kiểm sát nói riêng thường xuyên tiếp xúc với tội phạm, những cám dỗ vật chất trong hồn cảnh khó khăn dễ làm biến đổi hành vi của một số cán bộ thiếu vững vàng. Trong khi đó, chế độ tiền lương đối với họ còn thấp. Do vậy, vậy để bảo đảm nguyên tắc quyền hạn gắn liền với trách nhiệm và bảo đảm nguyên tắc chung của Đảng, Nhà nước về trả lương theo lao động và chế độ phức tạp của công việc, đề nghị Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách đối với KSV, cán bộ VKSND như chế độ thâm niên, chế độ dưỡng liêm, việc bảo vệ người làm công tác và thân nhân trước sự xâm hại trả thù của người phạm tội.

Về chế độ tiền lương hiện hành, người có trình độ thạc sỹ khi tuyển dụng được xếp lương tập sự bậc 2, tức là cao hơn người có trình độ cử nhân một bậc. Song người đã có nhiều năm cơng tác, đã cố gắng nghiên cứu học tập và tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ đúng chun ngành lại khơng được hưởng gì về chế độ nâng lương cũng chưa phù hợp cần nghiên cứu bổ sung.

* Tăng biên chế cán bộ và kiểm sát viên

Vấn đề cán bộ, như đã phân tích là gốc của mọi cơng việc, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng THQCT là do lực lượng KSV còn thiếu, nhất là ở cấp quận huyện và trước yêu cầu thực hiện thẩm quyền mới, mặc dù đã được bổ sung và điều động thêm nhưng số lượng và chất

lượng cũng cịn khiêm tốn. Theo đó, hiện nay đang tồn tại một thực tế là KSV vừa làm nhiệm vụ chuẩn bị THQCT và kiểm sát XXST thì đồng thời có thể phải kiểm sát điều tra, nghiên cứu hồ sơ những vụ án khác. Với khối lượng công việc và con người như vậy, khó có thể đảm bảo cho mọi thao tác đều chính xác, dẫn đến chất lượng cơng tác bị ảnh hưởng. Do đó các cấp có thẩm quyền cần xem xét quyết định tăng định biên cho các VKSND thành phố và cấp quận, huyện.

Theo quy định của ngành, KSV được định biên theo tỷ lệ cán bộ công chức nghiệp vụ, đồng thời chức danh KSV gắn với cấp hành chính. Trong khi đó, thực hiện thẩm quyền mới KSV cấp huyện đang tiến hành một phần việc không nhỏ của KSV cấp thành phố; việc thực hiện các nhiệm vụ cơng tác là đặc thù chỉ có chức danh KSV phải theo suốt quá trình tố tụng ngay từ khi khởi tố vụ án, có việc cịn thực hiện cả khi chưa khởi tố vụ án như khám nghiệm... Quy định bổ nhiệm KSV theo nhiệm kỳ, bên cạnh mặt mạnh để rà soát, miễn nhiệm những KSV khơng đủ năng lực trình độ, nhưng cũng là trở ngại khi KSV thực hiện nhiệm vụ, sẽ không kiên quyết trong thực hiện chức trách, e dè, nể nang và chịu sự can thiệp của cá nhân, cơ quan đơn vị khác. Theo đó, đề nghị nghiên cứu bổ nhiệm chức danh KSV không theo nhiệm kỳ, mà theo nhu cầu, ở mỗi cấp đều có chức danh KSV cấp trên.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w